TOP 5+ truyện cổ tích Việt Nam hay và ý nghĩa nhất nên cho trẻ nghe  

15 Tháng Mười Một, 2022 0 tuyet12

Có lẽ các bạn chẳng còn xa lạ gì với những câu chuyện cổ tích dân gian, những câu truyện này thường được phụ huynh và nhà trường kể cho các bé dưới 7 tuổi nghe. Bởi là những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa sâu sắc vậy nên chúng được nên nó được lưu truyền mãi về sau. Hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi điểm lại những truyện cổ tích Việt Nam hay nhất và ý nghĩa nhất nên cho trẻ nghe qua bài viết sau đây nhé! 

truyện cổ tích

Những câu chuyện cổ tích Việt Nam nào hay và mang ý nghĩa nhân văn nhất? 

Tuyển chọn 5+ truyện cổ tích Việt Nam hay và ý nghĩa nhất 

Mỗi câu chuyện cổ tích dân gian Việt Nam đều mang những ý nghĩa hay có tính nhân văn, chính những ý nghĩa đó đã giúp con người ngay từ nhỏ đã rèn luyện cho mình những đức tính, những nhân cách tốt đẹp. 

Truyện cổ tích “Tấm Cám” 

Tấm Cám là câu chuyện có nội dung kể về cuộc đời của một cô gái tên Tấm. Cha mẹ mất sớm, cô phải sống cùng dì ghẻ và Cám, một người em cùng cha khác mẹ. Trong khi Tấm là cô gái vô cùng hiền lành, tốt bụng thì Cám lại là người tham ăn và rất lười làm, luôn cùng dì ghẻ nghĩ ra những cách hãm hại, đối xử bất công với Tấm. 

Trong dịp lễ hội, mặc dù Tấm bị mẹ con Cám ngăn cấm không cho đi chơi hội, thế nhưng nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đã có quần áo đến lễ hội và nhờ chiếc giày Bụt được ban cho, Tấm trở thành hoàng hậu. Trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả bởi bị mẹ con Cám hãm hại, cuối cùng Tấm cũng đã được đoàn tụ với vua và sống hạnh phúc. 

truyện cổ tích là gì

Tấm Cám dạy con người phải sống hiền lành, tốt bụng ắt sẽ được giúp đỡ 

Ý nghĩa chuyện cổ tích Tấm Cám đó là đề cao những phẩm hạnh tốt của con người như sự chăm chỉ, sự nỗ lực và lòng vị tha, đồng thời câu truyện cũng là minh chứng cho câu nói “ở hiền thì gặp lành”.

Tấm Cám dạy cho lớp trẻ phân biệt phải trái, đúng sai, cho trẻ thấy những điều tốt đẹp diễn ra trong cuộc sống và nhắc nhở trẻ rằng hãy luôn luôn tốt bụng, giúp đỡ bạn bè và luôn chăm chỉ, nỗ lực. 

Truyện cổ tích Việt Nam “Cây tre trăm đốt” 

Một trong những truyện cổ tích hay nhất và mang ý nghĩa nhân văn cao không thể không nhắc đến “Cây tre trăm đốt”. 

Nội dung câu chuyện nói về một anh chàng mồ côi nghèo tên Khoai, tính tình anh rất hiền lành, chất phác đi làm thuê cho một phú ông. Một hôm, phú ông gọi cậu đến và muốn gả con gái cho anh với điều kiện đó là phải làm việc chăm chỉ ngày đêm. Phú ông nhanh chóng trở nên giàu có, khi đã đến ngày cưới phú ông lại thách cậu phải tìm được một cây tre trăm đốt mới gả con gái cho. 

truyện cổ tích hay nhất

 Cây tre trăm đốt đề cao sự chăm chỉ, hiền lành của con người 

Chàng trai đã vào rừng đi tìm kiếm và nhận được sự trợ giúp của Bụt. Cuối cùng cậu đem theo cây tre trăm đốt như phú ông yêu cầu trở về, chỉ sau tiếng hô “khắc nhập” một cây tre trăm đốt đã xuất hiện trước mắt lão. Lão phú ông thấy vậy đành phải gả con gái cho và từ đó 2 người họ sống hạnh phúc bên nhau.

Truyện cho ta thấy rằng, những người chăm chỉ,  hiền lành  sẽ luôn nhận được giúp đỡ để vượt qua mọi khó khăn. Còn những người ích kỷ, lòng đầy toan tính sẽ nhận được quả báo thích ứng. Truyện còn giúp trẻ có thể nhận thức và phân biệt những điều đúng sai và đối xử công bằng với mọi người. 

Truyện cổ tích dân gian “Cậu bé thông minh” 

Đọc truyện cổ tích Việt Nam không nên bỏ qua truyện “Cậu bé thông minh”. 

Vì để có thể tìm ra được hiền tài cho đất nước, nhà vua ra lệnh cho quan viên trong triều phải dò la khắp cả nước và đặt ra hàng loạt những câu hỏi hóc búa nhằm thử tài. Hai cha con đang làm ruộng bỗng được quan viên thách đố với câu hỏi hóc búa, đứa bé đã nhanh trí đưa ra đáp án chính xác nhanh chóng. Không chỉ vậy cậu bé còn dùng “gậy ông đập lưng ông” để giải câu hỏi và giúp dân làng thoát tội khiến vua vô cùng nể phục. 

truyện cổ tích dân gian việt nam

Cậu bé thông minh đề cao sự thông minh, sáng dạ và lanh lợi 

Sau đó cậu bé được thử thách với những câu hỏi khó hơn và đều trả lời được kể cả câu hỏi của vua láng giềng, nhờ đó đã tránh được chiến tranh cho đất nước. Nhà vua bèn xây dinh thự cho cậu bên cạnh cạnh hoàng cung và phong cậu làm Trạng nguyên.

Câu chuyện này đề cao trí thông minh cùng với sự nhanh nhẹn của con người, đồng thời ca ngợi những người thông minh, sáng dạ, biết vận dụng vào cuộc sống.

Truyện cổ tích dân gian “Ăn khế trả vàng” 

Nội dung chuyện kể về một gia đình nọ có hai anh em cha mẹ mất sớm và được kế thừa một khối gia sản lớn. Vợ chồng người anh tham lam nên đã tranh giành hết nhà cửa, của cải và chỉ để lại cho người em một cây khế. Bỗng một ngày xuất hiện một con chim đến ăn khế sau đó đưa cho người em một chiếc túi ba gang lấy vàng, để trả ơn đã cho nó ăn khế. 

truyện cổ tích dân gian

Ăn khế trả vàng câu chuyện hay về sự hiền lành không tham tham 

Người anh thấy vậy liền đổi lấy toàn bộ của cải, gia tài của mình để lấy cây khế nhằm lấy vàng. Vì bản chất tham lam may túi quá to chứa quá nhiều vàng, vậy nên người anh đã rơi xuống biển và chết.

Qua câu chuyện, có thể rút ra bài học cho con người đó là không nên tham lam, sống phải ngay thẳng và chính trực. 

Truyện “Trí khôn của ta đây” 

Trí khôn của ta đây kể về một bác nông dân chăm chỉ ngày ngày dắt trâu đi cày. Một hôm khi bác nông dân đang nghỉ ngơi, có một con cọp đã đi đến và hỏi rằng muốn xem trí khôn của con người.

Bác nông dân suy nghĩ một hồi rồi bảo với cọp đã để quên trí khôn ở nhà. Cọp để cho bác nông dân tự trói cọp vào cột cây để có thể yên tâm về nhà lấy trí khôn mà không sợ cọp ăn mất trâu của bác. Thế nhưng bác không về nhà mà đã lấy rơm chất xung quanh cọp và đốt cháy. 

truyện cổ tích dân gian

Trí khôn của ta đây cũng là một câu chuyện hay nói về sự thông minh của con người 

Trâu thấy thích quá vậy liền bò lăn ra cười lơn, không may làm răng hàm trên va vào đá và bị gãy không còn cái nào. Lửa cháy làm dây thừng bị đứt, cọp vùng ra được và chạy vào rừng. Từ đó nó mang trên mình thêm những vằn đen dài.

Truyện mang đến bài học nhân văn hết sức sâu sắc cho các em nhỏ về trí khôn vượt trội hơn của con người so với những loài vật khác. Trí khôn phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mục đích để xử lý các tình huống khó khăn, nguy hiểm. 

Ngoài ra truyện còn cho trẻ thấy rằng những ý đồ của kẻ xấu luôn luôn rình rập và phải tận dụng trí khôn của bản thân để cẩn thận với chúng. 

Truyện  “Thạch Sanh”  

Thạch Sanh vốn là một Thái tử, được Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo khó. Mất cha mẹ từ sớm, Thạch Sanh sống dưới một gốc cây đa và được dạy nhiều loại phép thần thông, võ nghệ. 

ý nghĩa truyện cổ tích

Truyện cổ tích Thạch Sanh nói về sự công bằng và ca ngợi lòng dũng cảm, cao thượng 

Lý Thông là một kẻ nham hiểm đã lợi dụng Thạch Sanh về sống chung để có thể thay mình cống nạp cho Chằn Tinh. Thạch Sanh đã dũng cảm và dùng những gì mình học được diệt trừ Chằn Tinh. Tuy nhiên lại bị Lý Thông cướp công trắng trợn. Cuối cùng Thạch Sanh đã lấy lại được công lao vốn là của mình và cưới công chúa còn Lý Thông đã bị trừng trị thích đáng.

Truyện cổ tích Thạch Sanh đề cao công lý và lẽ phải, truyện ca ngợi những hành động cao cả . Sẵn sàng đứng lên đương đầu với nguy hiểm để bảo vệ người dân là đất nước. Thạch Sanh qua câu chuyện đã trở thành là một hình tượng người anh hùng dân gian với tinh thần bất khuất, dũng cảm với tấm lòng cao thượng. 

Truyện “Câu chuyện bó đũa”  

Chuyện kể về một gia đình nọ có một ông bố sống cùng bốn người con. Vì buồn các con không bao bọc, yêu thương lẫn nhau, ông đã đưa ra một thử thách cho bốn người con đó là nếu dùng tay bẻ gãy được bó đũa thì sẽ được thưởng lớn.

Tuy cố gắng nhưng lần lượt cả bốn anh chị em đều không ai có thể bẻ gãy được bó đũa đó cả. Thấy vậy ông bố sau đó liền tách bó đũa ra và bẻ gãy từng chiếc đũa một một cách dễ dàng. 

ý nghĩa truyện cổ tích

Truyện Câu chuyện bó đũa nhắc nhở con người về sự đoàn kết, yêu thương lẫn nhau 

Bài học rút ra từ câu chuyện này chính là khi chúng ta chỉ có một mình sẽ rất dễ bị lung lay, đàn áp và lật đổ, vậy nhưng nếu tất cả hợp lực lại thì sẽ rất mạnh mẽ, vững chãi, khó lòng bị đánh bại. Đặc biệt với anh em trong cùng một gia đình càng phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc và luôn đoàn kết với nhau trước mọi khó khăn, hoạn nạn. 

Truyện cổ tích “Ba lưỡi rìu” 

Truyện cổ tích Việt Nam “Ba lưỡi rìu” kể về có một anh tiều phu nghèo nọ. Anh chỉ có một chiếc rìu bằng sắt và đó là tài sản quý giá nhất. Trong một lần đi đốn củi, anh đã vô tình làm rơi chiếc rìu xuống sông và không thể nào tìm thấy. 

đọc truyện cổ tích việt nam

Ý nghĩa truyện cổ tích dân gian Ba lưỡi rìu đề cao sự trung thực, không tham lam 

Mặc dù sau đó nhận được sự giúp đỡ của Bụt và anh có thể lấy được cây rìu bằng vàng và bằng bạc. Thế nhưng anh vẫn chọn trung thực và chỉ nhận cây rìu bằng sắt vốn dĩ thuộc về mình. Bụt đã quyết định tặng cho anh tiều phu cả cây rìu bằng bạc và vàng cho anh vì sự thật thà trên. 

Câu chuyện trên dạy cho trẻ nhỏ một bài đó là rằng sống trên đời phải luôn biết trung thực, thật thà và không được lừa dối. Người hiền lành và sống bằng thành quả lao động của mình ắt nhận được những điều may mắn. Còn đối với những người tham lam, dối trá sẽ phải nhận quả báo thích đáng. 

Trên đây chúng tôi vừa tổng hợp và gửi đến các bạn những truyện cổ tích Việt Nam hay mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho các bé. Hy vọng, qua bài viết trên sẽ giúp chọn lọc được những câu chuyện hay nhất dành cho con trẻ nhé! 

Bài viết liên quan