Master bill và House bill là gì? Dùng Master và House bill thế nào?

4 Tháng Một, 2024 0 dohiep

Trong vận chuyển hàng hóa đường biển, House bill là một trong những loại vận đơn quan trọng mà bạn cần biết. Vậy rốt cuộc House bill là gì? Sự khác biệt giữa hai loại vận đơn phổ biến House bill và Master bill ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về House bill kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Master bill và House bill là gì?

Bạn có biết Master bill và House bill là gì?

House bill là gì?

Vậy House bill là gì? Nếu bạn chưa biết thì đây là một vận đơn được đơn vị trung gian vận chuyển (gọi tắt là OTI) hoặc công ty vận tải không sở hữu tàu (NVOCC) cấp cho khách hàng của họ khi đã nhận được hàng hóa.

House bill thực chất là một dạng tài liệu chứng minh cho việc nhận hàng và chuyển giao hàng hóa giữa OTI cùng khách hàng. Do đó vận đơn này sẽ mang những thông tin bắt buộc như: :

  • Shipper: Là người xuất khẩu thực tế (real shipper) hoặc là OTI.
  • Consignee: Là người nhập khẩu thực tế (real consignee) hoặc là đại lý của OTI tại cảng đến (forwarding agent).
  • Notify: Là người được thông báo khi hàng đến cảng đến, có thể là người nhập khẩu hoặc bất kỳ bên nào được ghi trên vận đơn.
  • Số lượng, trọng lượng, kích thước, loại hàng hóa được vận chuyển.
  • Tên tàu, số chuyến, ngày khởi hành, ngày đến.
  • Cước phí vận chuyển, phụ phí, điều khoản thanh toán.
Quy trình vận hành của một House bill

Quy trình vận hành của một House bill

Sự khác biệt giữa Master bill và House bill là gì?

Master bill là loại vận đơn mà người sở hữu phương tiện vận chuyển (như hãng máy bay, hãng tàu…) cấp cho người đứng tên trên vận đơn với tư cách chủ hàng. Người ta thường coi Master bill giống như một dạng hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người sở hữu phương tiện vận chuyển cùng người đứng tên trên vận đơn đó. 

Theo đó, sự khác biệt chính giữa Master bill và House bill là người cấp vận đơn và người đứng tên trên vận đơn. Về cơ bản, Master bill sẽ là vận đơn mà chính hãng tàu hoặc máy bay cấp cho OTI hoặc khách hàng (nếu họ nhận hàng không qua OTI), còn House bill sẽ được dùng để OTI cấp cho khách hàng của họ. Ngoài ra hai loại vận đơn này còn một số điểm khác biệt như sau: 

  • Trong trường hợp xuất hiện vấn đề, House bill sẽ dễ sửa hơn Master bill vì hầu hết forwarder (đơn vị chủ động làm việc với hãng tàu) thường là công ty nhỏ làm dịch vụ, có thể chăm sóc khách hàng kỹ hơn. Master bill được chính hãng tàu lớn cung cấp nên quy trình sẽ chặt chẽ và cồng kềnh hơn, thường sẽ khó sửa bill vì mất thời gian và tốn kém.
  • Cước phí của của House bill sẽ cao hơn Master bill do OTI thường sẽ thu thêm phí dịch vụ từ khách hàng. 
  • Thời gian giao hàng của House bill sẽ nhanh hơn Master bill vì OTI có thể hỗ trợ sắp xếp hàng hóa dựa theo nhu cầu của khách hàng. 
  • House bill sẽ không tiết lộ thông tin về OTI và hãng tàu cho bên thứ 3 nên độ bảo mật của House bill sẽ cao hơn Master bill.
Có nhiều sự khác biệt giữa Master bill và House bill

Có nhiều sự khác biệt giữa Master bill và House bill

Tầm quan trọng của House bill là gì?

Tầm quan trọng của vận đơn House bill có thể kể đến như là:

  • House bill là chứng từ giúp shipper kiểm soát được các chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa. Có thể nói đây là chứng từ quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa, giúp xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan khi xảy ra vấn đề.
  • House bill cũng là các tài liệu cần thiết để shipper thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu Master bill và House bill không được lập kỹ lưỡng và tuân thủ theo các quy định của luật thuế và lao động, shipper có thể gặp rắc rối hoặc bị xử lý theo luật.

Khi dùng House bill cần lưu ý gì?

Khi sử dụng House bill bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Hãy chọn loại vận đơn phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. House bill có đặc điểm tiện lợi và nhanh chóng, tuy nhiên chi phí mà bạn cần chi trả cũng sẽ cao hơn. 
  • Bạn nên kiểm tra kỹ các thông tin trên vận đơn trước khi ký nhận. Hãy đảm bảo rằng các thông tin về shipper, consignee, notify, hàng hóa, cước phí, điều khoản thanh toán là chính xác và đầy đủ.
  • Bạn nên lưu giữ vận đơn cẩn thận và bảo vệ nó khỏi bị mất hoặc hư hỏng. Vì vận đơn là một tài liệu quan trọng để chứng minh quyền sở hữu hàng hóa và yêu cầu bồi thường nếu có sự cố xảy ra.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về House bill và Master bill là gì và sự khác biệt giữa hai loại vận đơn này. Tùy theo nhu cầu mà bạn hãy lựa chọn loại vận đơn phù hợp với công việc của mình nhé!

>>> Xem ngay Bill là gì và các loại bill trong xuất nhập khẩu tại đây

Bài viết liên quan