Tháp giải nhiệt nước chiller là một trong những hệ thống làm mát công nghiệp được ứng dụng rộng rãi. Thiết bị làm mát mang đến những ưu điểm nổi bật trong quá trình giải nhiệt cho các khu công nghiệp, nhà máy, các trung tâm thương mại lớn,… Để hiểu rõ hơn đặc điểm của tháp giải nhiệt chiller có đặc điểm gì? Bài viết này sẽ mang đến thông tin chi tiết đến bạn đọc.
Nội dung bài viết
Tháp giải nhiệt chiller là gì?
Tháp giải nhiệt nước chiller là dòng thiết bị làm mát có khả năng sản xuất nước lạnh nhanh chóng và vượt trội. Thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, trung tâm thương mại,… để điều hòa không khí, giúp giảm nhiệt máy móc một cách hiệu quả nhất.
Cơ chế hoạt động của tháp hạ nhiệt nước chiller
Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống tháp tản nhiệt nước chiller thực hiện trên cơ chế nhiệt học. Tức là có sự khác biệt rõ rệt với cơ chế hoạt động của các dòng tháp giải nhiệt nước thông thường. Nếu nguyên lý của tháp giảm nhiệt thông thường vận dụng cơ chế trích nhiệt nguồn nước thì tháp tản nhiệt nước chiller được thực hiện bằng quá trình ngưng tụ bằng chất lỏng. Ngược lại chất lỏng sẽ được ngưng tụ bằng chất rắn. Cụ thể hơn:
Quá trình thu nhiệt được thực hiện khi thể rắn chuyển sang thể lỏng. Chuyển tiếp thể lỏng chuyển sang thể khí. Có thể hiểu đơn giản là môi trường xung quanh được lấy đi sẽ làm cho môi trường đó bị mất nhiệt và lạnh dần. Khi chiller hoạt động, nguồn gas lạnh bay hơi và thu nhiệt từ nước, khiến cho nhiệt độ của nước giảm đáng kể vì mất nhiệt.
Nếu trong trường hợp quá trình thu nhiệt không được thực hiện thì môi trường đó sẽ tỏa nhiệt. Nguồn khí gas ở trạng thái áp suất thấp sẽ bị nén qua lại thông quá thiết bị nén gas lạnh. Khi đó, gas sẽ ở trạng thái hơi có áp suất cao. Khi cooling water đưa gió vào bên trong để làm lạnh thì gas được làm mát và chuyển dần sang trạng thái lỏng. Quá trình vận hành của tháp giải nhiệt nước chiller được thực hiện theo chu trình kín. Van tiết lưu sẽ được thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh trạng thái lỏng và hơi của gas.
Đặc điểm của tháp giải nhiệt Chiller
Để tìm hiểu rõ hơn về dòng thiết bị làm mát này, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về tháp làm mát trong hệ thống lạnh chiller
Ưu điểm:
– Thiết kế đơn giản nhỏ gọn, thuận tiện cho quá trình vận chuyển và sử dụng. Các model tháp làm mát này đều được thiết kế đặc biệt và có thông số kích thước phù hợp với toàn bộ hệ thống lạnh.
– Toàn bộ linh kiện tháp tản nhiệt được chế tạo từ những vật liệu có độ bền cao, chất lượng tốt. Một số chất liệu được sử dụng trong các model giải nhiệt đó là sợi thủy tinh không mòn, thép không gỉ, nhựa PVC cao cấp,…
– Thiết bị vận hành ổn định với khả năng giải nhiệt cao bằng cơ chế bay hơi và truyền nhiệt. Nhờ khả năng vận hành ổn định giúp cho quá trình vận hành trong các nhà máy, hệ thống máy móc được đảm bảo quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất công việc.
– Quá trình lắp đặt tháp giải nhiệt chiller không làm ảnh hưởng đến không gian bố trí hệ thống làm lạnh chung.
– Tính năng hữu ích của tháp tản nhiệt nước chiller có thể sử dụng cho nhiều phòng khác nhau nhờ hệ thống ống dẫn nước đến các bộ phận thiết bị cần được làm mát.
– Hiệu quả làm mát của tháp tản nhiệt chiller mang lại khả năng làm mát cao. Đồng thời tiết kiệm được các khoản chi phí vận hành, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
– Tháp giải nhiệt chiller có hai dạng cơ bản đó là chiller giải nhiệt gió và chiller giải nhiệt nước. Mỗi loại tháp Cooling tower chiller đều có tính năng và đặc điểm riêng biệt giúp người dùng có nhiều lựa chọn.
– Đối với chiller giải nhiệt gió có thể hoạt động được ở những nơi không có nguồn nước sạch hay cả những nguồn nước có chứa hóa chất.
– Đối với chiller giải nhiệt nước vận hành với công suất từ 5 ton đến 1000 ton, rất thích hợp với các công trình lớn hoặc rất lớn.
Nhược điểm
– Đầu tư lắp đặt một hay nhiều tháp giải nhiệt chiller thì các doanh nghiệp cần phải có điều kiện tài chính lớn, bởi chi phí mua thiết bị lớn.
– Các khoản chi phí lắp đặt và bảo trì hệ thống tháp làm mát lên đến mức đầu tư lớn nếu các doanh nghiệp trẻ hoặc chưa có nguồn tài chính thì vấn đề này trở thành vấn đề trở ngại cho các doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn thêm các khoản đầu tư thiết bị kiểm soát độ ẩm của tháp do bộ phận CRAH làm cho độ ẩm giảm xuống, dẫn tới môi trường hoạt động cao hơn so với CRAC.
Tháp giải nhiệt chiller có vai trò gì trong hệ thống làm lạnh?
Trong một hệ thống chuyên dụng chiller, hệ thống làm mát được lắp đặt toàn bộ vòng giải nhiệt. Chức năng chính của tháp làm mát là tạo ra dòng nước lạnh với mức nhiệt khoảng 8 độ C. Dòng nước này chuyển động theo các đường ống di chuyển đi đến CRASH được đặt trong phòng máy.
Bằng nhiều phương pháp vận chuyển nước qua các ống tuần hoàn, CRASH sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ giải nhiệt.
Nguồn nước có nhiệt độ cao từ bên trong khu vực làm mát sẽ chảy ra ngoài, thoát khỏi CRASH và được vận chuyển đến chiller. Lúc này chiller sẽ làm nhiệm vụ tách nhiệt của nước ra ngoài bằng dàn ngưng và cooling tower.
Nhờ hoạt động này giúp cho hệ thống tháp hạ nhiệt chiller đang được sử dụng nhiều tại các nhà xưởng, khu công nghiệp để đảm bảo nguồn lạnh để các đồ vật thực phẩm hoặc các linh kiện điện tử và điều hoà không khí.
Hệ thống này được chia thành 2 loại cơ bản là chiller giải nhiệt nước và chiller giải nhiệt gió. Thông thường hệ thống chiller bằng nước thường được sử dụng trong tháp tản nhiệt ngược lại chiller gió thì không được sử dụng ở dòng thiết bị này.
Nhờ đó có thể thấy vai trò của tháp tản nhiệt chiller trong hệ thống làm lạnh vô cùng quan trọng trong dây chuyền sản xuất tại các nhà máy. Chính nhờ vậy khả năng làm mát nhanh chóng, quy trình thực hiện đơn giản phù hợp với các nhà máy và nhu cầu sản xuất chung.
Nên sử dụng dòng tháp giải nhiệt nào cho hệ thống làm lạnh chiller?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng tháp làm mát bằng nước được sử dụng trong hệ thống lạnh của các nhà máy. Các model thâp tản nhiệt đến từ các thương hiệu lớn như Liang Chi, Tashin, Kumisai, Alpha,….Vậy người dùng nên lựa chọn loại tháp nào? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về đặc điểm của các loại tháp để đưa ra lựa chọn đúng đắn.
– Tháp giải nhiệt Liang Chi: Đây là thương hiệu tháp làm mát nổi tiếng tại Đài Loan. Nó có đa dạng về công suất và mức giá, để đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Các model của Liang Chi được lắp đặt trong hệ thống làm lạnh với công suất từ 5RT- 1000RT,…mang đến hiệu quả đầu tư làm việc tốt và tối đa chi phí đầu tư. Đồng thời sử dụng dòng tháp này, người dùng có thể yên tâm về độ bền của thiết bị. Bởi tháp giải nhiệt Liang Chi được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, có độ bền cao và sử dụng vật liệu chế tạo sản phẩm. Đưa ra thị trường những thiết bị đạt chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí bảo dưỡng trong quá trình vận hành.
– Tháp giải nhiệt Tashin: Sở hữu rất nhiều ưu điểm cả về thiết kế lẫm tính năng vận hành. Thiết kế đa dạng với các model tháp tản nhiệt tròn và vuông cùng các công suất khác nhau. Nhờ ưu điểm này giúp tháp tản nhiệt Tashin tham gia hỗ trợ tối đa vào các hệ thống làm lạnh công nghiệp. Cùng với đó các linh kiện chính của tháp tản nhiệt Tashin như cánh quạt, vỏ tháp, chân đế,… đều được làm từ các vật liệu bền bỉ mang đến độ bền ổn định cho thiết bị. Đặc biệt hơn, khi lắp trong hệ thống lạnh, thời gian làm mát nhanh chóng sẽ được rút ngắn. Đồng thời các thiết kế tối ưu nhất để tận dụng tốt các điều kiện từ môi trường, mang hiệu quả làm việc tối đa cao nhất, giúp hệ thống vận hành ổn định và bền bỉ.
– Tháp giải nhiệt nước Kumisai: Nhờ khả năng làm mát nhanh chóng mà thương hiệu tháp tản nhiệt Kumisai được nhiều người tin dùng. Đối với các doanh nghiệp sử dụng tháp làm mát bằng nước Kumisai thì không cần lo lắng về chất lượng và độ bền của thiết bị. Sử dụng các vật liệu có tính bền như sợi thủy tinh không mòn, thép không gỉ, màng nhựa PVC, hợp kim nhôm,…Tất cả đều là các vật liệu có khả năng chống lại các tác động từ bên ngoài môi trường. Đồng thời các model của Kumisai đều có giá thành thấp hơn so với Tashin và Liang Chi. Do đó giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về tháp giải nhiệt chiller. Một trong những thiết bị quan trọng trong hệ thống làm lạnh hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về thiết bị làm mát chuyên dụng này.
Xem thêm: