Tại Sao Rêu Ở Cạn Nhưng Chỉ Sống Được Ở Chỗ Ẩm Ướt?

5 Tháng Mười Một, 2021 0 Thu Trà

Rêu có cấu tạo như thế nào? Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt? Hãy để Kiến thức tổng hợp giải đáp giúp bạn tất cả những vấn đề thắc mắc này nhé!

Rêu sống ở đâu?

Tại sao rêu ở trên cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt

Tại sao rêu ở trên cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?

Rêu có tên khoa học là Bryophyte, và đây là từ chung để gọi nhóm thực vật có phôi, nhưng không phải là thực vật có mạch. Rêu thuộc cây thân thảo, cây cảnh lá rất thích sống trong bóng râm. 

Rêu là một trong những loài thực vật cung cấp dưỡng khí nhiều hơn tất cả các loại thực vật trên Trái Đất. Bởi rêu có giới hạn tiếp xúc ánh sáng rộng hơn bất kỳ loài thực vật nào, từ các hạng động ít ánh sáng cho tới các đỉnh núi cao.

Rêu là thực vật bậc cao và phải sống tại những nơi ẩm ướt do có cấu tạo chưa hoàn chỉnh. Rêu phát triển khắp nơi và tạo thành các thảm, cụm và thường bám ở những nơi ẩm ướt, gốc thân cây to, khu rừng già hay tường ẩm,… Khi sờ vào rêu bạn sẽ thấy mềm, mịn như nhung.

Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?

Rêu là loại thực vật ở trên cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt bởi:

  • Rễ của rêu chính là rễ giả, chúng có cấu tạo rất nhỏ và mảnh, ít phân nhanh nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế, không tốt như những loại rễ bình thường.
  • Chưa có hệ thống mạch dẫn chính, vì thế nước sẽ không thể vận chuyển đi khắp cơ thể được. Mà việc lấy nước cùng chất khoáng hòa tan vào trong nước vào cơ thể còn phải được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.
  • Rêu sinh sản nhờ nước

Do vậy, để có đủ lượng nước cho cơ thể thì rêu cần phải sống tại nơi ẩm ướt để hạn chế tối đa sự thoát hơi nước qua lá. Đồng thời, lấy được được nước nhanh chóng, giúp quá trình vận chuyển nước trong cây thuận lợi hơn.

||Xem thêm: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?

Đặc điểm cấu tạo và vai trò của cây rêu trong tự nhiên

cấu tạo của rêu

Rêu có cấu tạo khá đơn giản

Cấu tạo của rêu

Rêu là loài thực vật sống ở trên cạn, nên cấu tạo của loài thực vật này được chia thành lá, thân và rễ giả dù các bộ phận này còn rất đơn giản.

  • Rêu là loài thực vật có cấu tạo đa bào và việc sinh sản thông qua bào tử với quá trình thụ tinh nhờ nước.
  • Rễ giả là những sợi nhỏ dưới thân và có chức năng hút nước
  • Lá và thân chưa có hệ thống mạch dẫn, lá rêu rất mỏng và nhỏ. Còn thân cây ngắn và không được phân nhánh.
  • Kích thước của cây rêu khá nhỏ và thường dài khoảng 1cm.
  • Rêu là loài thực vật không có hoa, nên cơ quan sinh sản của rêu chính là túi bào tử. Nó kích thước khá nhỏ và có hình dạng giống cái túi và bên trong chứa các hạt bào tử vô cùng nhỏ bé.

Vai trò của rêu trong tự nhiên và sản xuất

Tuy có kích thước vô cùng nhỏ, nhưng rêu lại có vai trò quan trọng trong tự nhiên và sản xuất như:

  • Góp phần quan trọng trong việc phong hóa đá, hình thành đất
  • Rêu có tác dụng hình thành chất mùn để sản xuất than đá.
  • Là 1 phần của chuỗi thức ăn trên cạn
  • Tạo than bùn dùng để sản xuất phân bón và chất đốt.

Rêu có công dụng gì?

Ngày nay, người ta sử dụng rêu trong rất nhiều lĩnh vực như:

rêu có tác dụng gì

Rêu được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực

  • Rêu được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt và trong những ứng dụng hấp thụ chất lỏng. Bởi nó có khả năng hấp thụ lên tới 20 lần so với trọng lượng của chính mình.
  • Dùng làm thành phần chính của than bùn nhờ có khả năng hấp thụ tốt các chất độc hại và việc thấm hút nước tốt. Than bùn được làm từ rêu có khả năng sử dụng như chất lọc hiệu quả. Và nó thường được sử dụng để xử lý các chất thải có chứa nhiều kim loại nặng.
  • Được sử dụng để giải quyết những sự cố về tràn dầu
  • Là nhiên liệu để sản xuất khí đốt như etylen, hydro, methanol, gas tự nhiên,…
  • Ở một số cây thân gỗ thì rêu còn được sử dụng để tạo ra những sản phẩm như nệm, chiếu, tấm cách điện hoặc những chất bảo quản thực phẩm,…
  • Trong rêu có chứa những chất có hoạt tính sinh họa cao nên được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực y dược. Tại Trung Quốc có khoảng 30 – 40 loài rêu được sử dụng để làm thuốc. Chẳng hạn như rêu Polytrichum commune được sử dụng để hạ sốt, giảm viêm và điều trị sỏi thận hiệu quả. Hay rêu Rhodobryum giganteum được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch và bệnh thần kinh rất tốt.

So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu & tảo

Rêu và tảo có cấu tạo khá giống nhau, nên khá nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loài thực vật này. Nhưng rêu và tảo sẽ có một số điểm giống và khác nhau như:

Rêu và tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo khá giống nhau

Rêu và tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo khá giống nhau

Giống nhau: Đều là thực những thực vật bậc thấp với cấu tạo cơ thể đơn giản.

Khác nhau:

  Rêu Tảo
Cấu tạo các bộ phận  – Rêu có đầy đủ các bộ phận rễ, lá, thân  – Tảo lại chưa có sự phân hóa đó
Dạng cơ thể  – Rêu chỉ có ở dạng đa bào  – Tảo lại có cả dạng đơn bào và đa bào
Cơ quan sinh sản  – túi bào tử  – Tảo chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt

Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ “Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?” rồi phải không. Nếu bạn muốn đặt câu hỏi hoặc còn băn khoăn ở đâu, hãy để lại thông tin cho Kiến thức Tổng hợp nhé!

||Ôn tập kiến thức khác:

Bài viết liên quan