Pháp luật là gì? Tại sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc?

10 Tháng Một, 2022 0 Doãn Rần

Theo học thuyết Mác – Lênin thì pháp luật chỉ tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Tức là bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp. Vậy tại sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc? Cùng tìm kiếm câu trả lời dưới nội dung bài viết dưới đây nhé!

Pháp luật là gì?

Pháp luật chính là hệ thống gồm các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc thừa nhận. Nó mang tính chất bắt buộc, phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền cũng như lợi ích của các giai cấp. 

Khám phá nguồn gốc ra đời của pháp luật

Theo tìm hiểu, các nguyên nhân làm phát sinh Nhà nước cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.

Đầu tiên, xã hội cộng sản nguyên thủy có cá tập quán và tín điều tôn giáo là các quy phạm xã hội. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia giai cấp thì các tập quán sẽ không còn phù hợp nữa. Lúc này, trong điều kiện lịch sử mới sự xung đột giai cấp diễn ra ngày càng gay gắt và các cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được. Từ đó đòi hỏi bắt buộc phải có một loại quy phạm mới để thể hiện ý chí giai cấp thống trị, đồng thời thiết lập một trật tự mới gọi là quy phạm pháp luật. 

tại sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc

Pháp luật ra đời là một tất yếu của xã hội

Pháp luật là một hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng Nhà nước và là một công cụ sắc bén để thể hiện quyền lực của Nhà nước trong duy trì và bảo vệ lợi ích. Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Do đó, có thể khẳng định pháp luật ra đời là do nhu cầu xã hội giúp quản lý xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định. Giai đoạn xã hội này đã phát triển và không quá phức tạp, có sự xuất hiện các giai cấp có lợi ích đối lập với nhau về nhu cầu chính trị – kinh tế trong xã hội.

Thực chất bản chất của pháp luật là gì?

Thực tế, bản chất của pháp luật cũng giống như bản chất của Nhà nước đó là tính giai cấp của nó, sẽ không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp. Cụ thể là:

1. Bản chất giai cấp sâu sắc của pháp luật

  • Pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước và giai cấp thống trị. Nội dung của ý chí đó sẽ được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Do nắm trong tay quyền lực Nhà nước nên giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để thể hiện ý chí giai cấp của mình một cách tập trung thống nhất; hợp pháp hóa ý chí của Nhà nước để Nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước.
pháp luật là gì

Pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội

  • Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Điều chỉnh pháp luật chính là điều chỉnh các quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Do đó, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí giai cấp thống trị. Đồng thời bảo vệ, củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Nói cách khác, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp..

2. Bản chất xã hội của pháp luật

  • Thể hiện thực tiễn pháp luật, bởi nó là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. Theo đó, các quy phạm pháp luật dù được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chúng cần phù hợp với thực tiễn, “hợp lý” và “khách quan” được số đông trong xã hội chấp nhận đảm bảo lợi ích của đa số trong xã hội.
bản chất của pháp luật

Pháp luật bao gồm các quy phạm chọn lọc tự nhiên

  • Thể hiện giá trị xã hội thông qua việc lấy các quy phạm pháp luật là thước đo hành vi con người. Nó vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, hiện tượng xã hội; vừa là công cụ giúp nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm hướng chú ý vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan.

Đặc điểm chung của pháp luật

Pháp luật gồm 3 đặc điểm cơ bản như sau:

1. Do Nhà nước trực tiếp ban hành và bảo đảm thực hiện

  • Pháp luật khi được ban hành cần phải thông qua rất nhiều trình tự thủ tục chặt chẽ, phức tạp với sự tham gia của nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân. Bởi vậy, pháp luật luôn có tính khoa học chặt chẽ, chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  • Pháp luật đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân,… Với sự đảm bảo của Nhà nước thì pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh để thể hiện tính hiệu quả trong đời sống xã hội. 

2. Có tính quy phạm phổ biến 

vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp

Cấu trúc cơ bản của quy phạm pháp luật

  • Tính quy phạm trong pháp luật thể hiện trong các quy tắc xử sự thông qua hình thức xác định, có kết cấu logic, chặt chẽ. Các quy phạm này là sự khái quát hóa rất nhiều trường hợp trong xã hội nên có tính phổ biến. Pháp luật được xem là khuôn mẫu điển hình để các chủ thể gồm cá nhân, tổ chức thực hiện khi gặp phải các tình huống mà pháp luật đã dự liệu.
  • Pháp luật mang tính bắt buộc chung bởi các quy định, quy tắc không phải cho 1 cá nhân hay tổ chức cụ thể mà là tất cả nói chung. Xuất phát từ vị trí và vai trò của Nhà nước trong xã hội nên pháp luật là bắt buộc với tất cả trong việc thực hiện pháp luật.

3. Có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

  • Pháp luật được thể hiện dưới các hình thức nhất định, tức là các quy định pháp luật phải chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật,… 
  • Sự xác định chặt chẽ về hình thức chính là điều kiện để phân biệt pháp luật với các quy định không phải pháp luật để tạo nên sự thống nhất, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật. 

Ngoài 3 đặc điểm cơ bản trên thì pháp luật còn có các đặc điểm khác như tính ổn định, tính hệ thống,… 

Các chức năng chính của pháp luật là gì?

Chức năng của pháp luật là các phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật được thể hiện thông qua bản chất và ý nghĩa xã hội của pháp luật. Pháp luật bao gồm 3 chức năng cơ bản như sau:

vì sao pháp luật mang bản chất giai cấp

Pháp luật là công cụ, phương tiện duy trì xã hội bình đẳng

  • Chức năng điều chỉnh: Pháp luật sẽ thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hoặc lực lượng cầm quyền trong xã hội. Lực lượng cầm quyền trong xã hội ở từng giai đoạn lịch sử thường khác nhau. Đó có thể là giai cấp chủ nô, vua, quan lại, tầng lớp quý tộc, giai cấp tư sản, nhân dân lao động. 
  • Chức năng bảo vệ: Pháp luật sẽ bảo vệ các quan hệ trong xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Thực tế, quan hệ xã hội có rất nhiều và đa dạng dẫn đến các hành vi xâm phạm quan hệ xã hội thường xảy ra. Lúc này, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài pháp luật cho từng đối tượng. 
  • Chức năng giáo dục: Được thực hiện thông qua sự tác động qua lại của pháp luật với ý thức con người để làm cho con người có các xử sự phù hợp với cách xử sự đã được quy định trong các quy phạm pháp luật. Đồng thời, việc giáo dục có thể được thực hiện qua hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua xử lý các vi phạm từ cá nhân – tổ chức như xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông, phạt từ với các hành vi vi phạm hình sự,… 

Khám phá vai trò của pháp luật trong đời sống hiện nay

Pháp luật trong đời sống xã hội đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó được xem là công cụ không thể thiếu để đảm bảo sự tồn tại, vận hành bình thường của một xã hội nói chung cũng như mặt đạo đức của con người nói riêng. 

Pháp luật còn tạo một môi trường thuận lợi để ý thức – nhận thức – đạo đức của con người phát triển. Từ đó, đời sống xã hội trở nên lành mạnh để góp phần bồi đắp những giá trị mới. Cụ thể, pháp luật trong xã hội Việt Nam có vai trò như sau:

tại sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp

Mỗi người dân cần tôn trọng và chấp hành pháp luật

  • Pháp luật là cơ sở pháp lý để bộ máy Nhà nước Việt Nam tổ chức và hoạt động hiệu quả.
  • Pháp luật chính là phương tiện để Nhà nước thực hiện việc quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
  • Pháp luật còn chính là công cụ để thiết lập, là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền – lợi ích hợp pháp của công dân. 
  • Pháp luật là vũ khí chính trị để nhân dân Việt Nam chống lại các thế lực thù địch, chống phá Nhà nước nhằm giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.
  • Pháp luật bảo vệ xã hội, tạo điều kiện cho các công cụ quản lý xã hội khác phát triển vì một xã hội công bằng, văn minh và tốt đẹp. 

Lý giải tại sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc?

Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật là do Nhà nước – đại diện cho giai cấp thống trị ban hành và bảo đảm thực hiện. Theo đó, các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành cần đảm bảo sự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị mà Nhà nước chính là đại diện. 

tại sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc

Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc

Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của các kiểu pháp luật nhưng mỗi kiểu pháp luật sẽ có biểu hiện riêng biệt. Ví dụ, pháp luật tư sản quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ nhưng về cơ bản thì vẫn thể hiện ý chí là phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. Hoặc pháp luật xã hội chủ nghĩa sẽ mang bản chất của giai cấp công nhân, đại diện là Nhà nước của nhân dân lao động.

Ngoài ra, mỗi kiểu pháp luật sẽ có nét riêng và biểu hiện khác nhau như pháp luật chủ nô công khai sẽ quy định quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ; pháp luật phong kiến công khai quy định đặc quyền – đặc lợi của địa chủ phong kiến cũng như các quy định các chế tài hà khắc, dã man nhằm đàn áp nhân dân lao động. 

Như vậy, nội dung của bài viết này chúng tôi đã cung cấp đầy đủ kiến thức để giải thích cho câu hỏi tại sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc. Mong là các thông tin đã giúp bạn giải đáp được nhiều vấn đề quan trọng. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nguồn: kienthuctonghop.vn

Bài viết liên quan