[Giải thích] Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi chuẩn nhất

5 Tháng Một, 2022 0 Doãn Rần

Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn học sinh trong môn Vật lý lớp 8. Để giải thích cho hiện tượng này thì trong nội dung của bài viết hôm nay Kienthuctonghop.vn sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc. Cùng theo dõi nhé!

Giải thích tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi?

Miếng gỗ thả vào nước thì nổi là do trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của nước. Vì vậy, khi ta thả miếng gỗ vào nước thì nó sẽ chịu một lực đẩy Ác – si – mét và khi nó ngập trong nước thì lực đẩy này sẽ lớn hơn trọng lực P để đẩy miếng gỗ làm nó nổi lên trên mặt nước.

Tìm hiểu các lý thuyết về sự nổi 

Dưới đây là hệ thống lý thuyết nhằm giải thích cho hiện tượng miếng gỗ thả vào nước thì nổi lên:

1. Khi nào thì vật chìm, khi nào thì vật nổi?

Gọi P là trọng lực của vật, FA là lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật. Khi đó, nếu ta thả một vật vào trong chất lỏng thì:

Tại sao thả miếng gỗ vào nước lại nổi

Khi nào thì vật chìm, khi nào thì vật nổi?

  • Vật sẽ chìm xuống khi lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lực:  FA <P
  • Vật sẽ nổi lên khi lực đẩy Ác – si – mét lớn hơn trọng lực: FA >P
  • Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi lực đẩy Ác – si – mét bằng trọng lực: FA = P

2. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên bề mặt chất lỏng

Khi vật nổi trên bề mặt của chất lỏng thị độ lớn của lực đẩy Ác – si – mét sẽ tính bằng công thức: 

FA= d.V

Trong đó:

  • FA  chính là độ lớn lực đẩy Ác – si – mét (N)
  • d chính là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m³)
  • V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ trong chất lỏng (m³)

3. Một số lưu ý khi tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét  vật

Khi nhúng một vật rắn vào trong chất lỏng thì sẽ có 3 trường hợp xảy ra là vật chìm xuống; vật nằm lơ lửng trong chất lỏng và vật nổi lên mặt chất lỏng. Vì vậy, khi học sinh tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét cần chú ý các vấn đề sau:

tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi

Một số lưu ý khi tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét  vật

  • Thứ nhất, với trường hợp đã chìm, đang lơ lửng hoặc nổi lên mặt chất lỏng là các trường hợp dễ và chỉ cần áp dụng công thức là sẽ ra kết quả.
  • Thứ hai, với trường hợp vật nằm yên ở đáy bình và đặc biệt là trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng sẽ khiến nhiều học sinh phân tích sai. Cụ thể các em chỉ hiểu nó trong trường hợp của FA >P mà quên đi rằng khi nó đã nằm yên thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau: P = FA + F’P . Trong đó: F’  là lực của đáy bình tác dụng lên vật rắn.
  • Thứ ba, với trường hợp vật nằm yên trên bề mặt chất lỏng sẽ dễ dàng dẫn đến phân tích thuộc trường hợp FA <P mà quên đi rằng khi vật đã nằm yên thì các lực tác dụng lên vật phải được cân bằng nhau: FA = P
  • Thứ tư, rất nhiều trường hợp khi tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét áp dụng công thức FA= d.V thường xác định V là thể tích của vật rắn dẫn đến kết quả tính toán sai.

4. Có thể bạn chưa biết

Tại sao thả miếng gỗ vào nước lại nổi

Tàu ngầm có khả năng điều chỉnh trọng lượng riêng

Tàu ngầm là một loại tàu có khả năng chạy ngầm dưới mặt nước, bởi phần đáy của tàu gồm nhiều ngăn và có thể dùng máy bơm nước vào hoặc đẩy nước ra ngoài. Do đó, con người có thể thay đổi trọng lượng riêng cả tàu để tàu lặn xuống, lơ lửng trong nước hoặc nổi lên trên bề mặt nước.

Như vậy, nội dung trên đây chúng tôi đã cung cấp câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi. Hy vọng là với các thông tin kiến thức quan trọng này đã giúp các bạn học sinh giải đáp thắc mắc cũng như hoàn thành bài tập Vật lý được giao.

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan