So sánh ẩm thực 3 miền Bắc – Trung – Nam

7 Tháng Bảy, 2023 0 THU THỦY

Cùng chung trên dải đất hình chữ S, văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam có những điểm giống nhau nhất định nhưng cũng cực kỳ phong phú và đa dạng bởi sự khác biệt về thổ nhưỡng và phong tục tập quán. Cùng Kiến Thức Tổng Hợp so sánh ẩm thực 3 miền của Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!

Những điểm chung của ẩm thực 3 miền Bắc – Trung – Nam

Điểm chung khi so sánh ẩm thực 2 miền Bắc Trung Nam của nước ta là đều xuất phát từ dấu ấn nền nông nghiệp lúa nước. Bất kể một bữa ăn trong ngày bình thường hay các ngày lễ đặc biệt, thực đơn của người Việt đều có cơm. 

so sánh ẩm thực 3 miền - Kiến Thức Tổng Hợp

Văn hóa ẩm thực 3 miền Bắc Trung Nam tạo nên sự phong phú cho ẩm thực Việt

Bên cạnh đó, những món ăn Việt chủ yếu đều từ các loại rau, củ, quả cực kỳ thanh đạm. Người Việt thường không thích những món ăn nhiều dầu mỡ, hay nhiều thịt như đồ ăn của phương Tây hay những món ăn người Hoa. Cũng không có quá nhiều gia vị như ẩm thực Ấn Độ mà khi chế biến thường nêm vào nồi một chút mắm, hạt tiêu cùng các gia vị thiên nhiên… tạo hương vị đậm đà. Các loại rau củ phụ trợ thêm cho món ăn có thể kể đến như nghệ, gừng, hành, sả, tỏi, rau thơm… thay vì dùng các loại gia vị khô. 

Ngay cả khi ăn kèm, các loại nước chấm cũng cực kỳ phong phú tạo mùi vị đặc trưng cho từng món ăn. 

Người Việt thường dùng những gia vị như hành, tỏi, gừng, nghệ, tỏi, sả và các loại rau thơm… chứ không dùng gia vị khô hoặc đã qua chế biến. 

So sánh ẩm thực 3 miền

Sự giao thoa và khác biệt trong đặc trưng văn hóa ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam đã tạo nên một nền ẩm thực truyền thống độc đáo, phong phú, khiến bất kỳ du khách nước ngoài nào khi đến Việt Nam cũng sẽ ấn tượng và khó quên.

Miền Bắc – Vị vừa phải, đậm đà mà bình dị

Đặc trưng của ẩm thực miền Bắc là sự thanh đạm trong mỗi món ăn. Những món ăn của người miền Bắc mang một nét tinh tế, đặc biệt riêng. Tiêu biểu cho ẩm thực miền Bắc chính là ẩm thực Hà Nội hay còn được biết đến với cái tên mỹ miều hơn là “ẩm thực Hà Thành”.

lễ hội ẩm thực 3 miền - Kiến Thức Tổng Hợp

So sánh ẩm thực 3 miền – Miền Bắc vị vừa phải, đậm đà và rất bình dị

Những món ăn người miền Bắc thường không quá cay, phần lớn sử dụng các loại gia vị như tỏi, ớt, sả, hạt tiêu với lượng nhỏ, đủ vị mà không quá nồng. 

Một số món ăn tiêu biểu khi nhắc đến ẩm thực miền Bắc mà ta có thể nhắc đến như bún chả, bún thang, bún ốc, bánh cuốn, phở, thịt đông, bún riêu cua, bún đậu mắm tôm…  

Đặc biệt, ở miền Bắc có món ăn rất thú vị mà bạn nên thử khi có dịp đến đây chính là các loại bánh như bánh cốm, bánh đậu xanh, bánh tro… Khi ăn bánh, người miền Bắc đặc biệt là các bà, các ông thường có thêm một ấm chè nóng. Thưởng thức một miếng bánh, uống thêm một ngụm trà nóng, cứ thế mà nhâm nhi. Tuy không phải là món ăn chính nhưng lại mang đến cho người ta nhiều hứng thú, một cảm giác đặc biệt đến khó tả.

Khi so sánh ẩm thực 3 miền Bắc Trung Nam, một điểm mà ta dễ nhận thấy nữa là ẩm thực người miền Bắc cực kỳ chú trọng vào mâm cơm ngày Tết. Mâm cỗ 3 ngày Tết khi nào cũng đủ đầy, tươm tất và luôn được các mẹ, các bà chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu. 

Một số món ăn đặc trưng thường được nấu vào dịp Tết cổ truyền của người miền Bắc như Bánh chưng, thịt đông, dưa hành, chả giò… 

Miền Trung – vị cay, đơn giản mà tinh tế

Văn hóa ẩm thực miền Trung vốn được ví giống như một bức tranh tổng thể vô cùng hài hòa, tinh tế. 

văn hóa ẩm thực 3 miền - Kiến Thức Tổng Hợp

So sánh ẩm thực 3 miền – Miền Trung, vị cay, đơn giản mà tinh tế

Các món ăn ở đây thường có hương vị cay và mặn. Mặc dù người dân miền Trung cũng thích đồ ngọt, nhưng ưa chuộng vị ngọt vừa phải, không quá béo ngọt hay quá ngậy như ẩm thực miền Nam. Một cách khác để diễn tả, người miền Trung thích hương vị đậm đà và món ăn phải có hương vị đậm đà mới thực sự là ngon. 

Văn hóa ẩm thực miền Trung cũng đặc trưng bởi sự ưa thích ăn cay, và ớt là một nguyên liệu quan trọng không thể thiếu. Từ những món ăn dân dã đến những món cao lương mĩ vị luôn có hương vị cay đặc trưng của ớt. Có thể nói “nguyên tắc” cho ẩm thực miền Trung là “Mọi thứ đều phải cay!”. Ngoài ra, do khí hậu nóng ở đây, các món cuốn, gỏi, trộn cũng được ưa chuộng như mì Quảng, cao lầu, bánh xèo, nem lụi… Tất cả đều kèm theo nhiều loại rau xanh để làm tăng hương vị của món ăn.

Văn hóa ẩm thực miền Trung cực kỳ đa dạng. Với mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, điểm chung của hầu hết các tỉnh miền Trung là bữa ăn đơn giản, với sự ưu ái đối với các món hải sản do vùng đất này tiếp giáp biển. Người miền Trung có phong cách ăn uống đơn giản, giản dị, một phần là do tính chất chất phác của con người địa phương, phần khác là do cuộc sống gặp phải nhiều khó khăn và thiên tai.

Sự đơn giản cũng phản ánh trong mâm cỗ miền Trung, không có sự cầu kỳ như miền Bắc, thường được tổ chức “ưng chi cúng nấy”. Thậm chí, ở một số vùng, người miền Trung còn cúng cả mực vào ngày Tết mà không kiêng như ở miền Bắc. Trong việc bày mâm, người miền Trung chỉ cần bày sao cho hợp lý, không cần quy định số lượng bát đĩa như miền Bắc.

Tuy nhiên, đối với ẩm thực Huế thì lại ngược lại. Vốn là mảnh đất Cố đô, mọi bữa ăn của người dân Huế là sự hòa quyện giữa “âm dương – ngũ hành”. Người Huế luôn trân trọng từng bữa ăn thông qua sự tỉ mỉ và tinh tế, để món ăn có diện mạo đẹp mắt và hương vị đậm đà nhất. 

Đặc biệt, ẩm thực cung đình Huế là những món ăn được nấu và dâng lên cho các vị vua chúa. Tất cả những món ăn đó đều thuộc hàng cao cấp về hương vị, yêu cầu quá trình chế biến tỉ mỉ, công phu, và được trình bày một cách tinh tế nhất. Món ăn cung đình không chỉ có hình thức đẹp mắt, hương vị hấp dẫn, mà còn có tác dụng điều hòa khí huyết và bồi bổ sức khỏe cho người thưởng thức.

Các món đặc trưng của miền Trung bao gồm Cao lầu, cơm hến, bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh bột lọc, bánh đập, chả ram..

Miền Nam – vị ngọt, mang phong cách đa dạng

Ẩm thực miền Nam đặc biệt phong phú, vì nó đã tiếp thu và hòa quyện nhiều tinh hoa ẩm thực từ các nền văn hóa khác. Khác với ẩm thực miền Bắc tinh tế và ẩm thực miền Trung đậm đà và cay nồng, món ăn miền Nam mang đặc điểm riêng biệt, rất dân dã, phổ biến và đa dạng. Người miền Nam sử dụng gia vị một cách hài hoà, tập trung chủ yếu vào vị ngọt từ đường và mật, xen lẫn với vị chua và cay.

văn hóa ẩm thực 3 miền bắc trung nam - Kiến Thức Tổng Hợp

So sánh ẩm thực 3 miền – Miền Nam vị ngọt, mang phong cách đa dạng

Đặc biệt, khi bạn có cơ hội du lịch miền Nam Việt Nam và khám phá ẩm thực vùng sông nước này, hãy thưởng thức những đặc sản độc đáo như chuột đồng nấu với nước dừa, lươn nấu với sả, cháo rắn hổ mang nấu với đậu xanh, cá lóc nướng trui, hủ tiếu Nam Vang và nhiều món khác.

Món ăn miền Nam tuy đơn giản, ít cầu kỳ, nhưng vẫn hấp dẫn và khiến người ta thèm thuồng. 

Nếu có cơ hội vào miền Nam, hãy nếm thử hương vị đặc biệt của ẩm thực nơi đây, để cảm nhận sự hoang dã, đơn giản của vùng sông nước này. Ban đầu, có thể bạn không quen với vị ngọt trong các món ăn miền Nam, vì người ta thường dùng đường hoặc nước dừa. Tuy nhiên, khi quen rồi, bạn sẽ thích thú với hương vị béo không ngấy, ngọt đậm miệng đặc trưng của miền Nam.

Kiến Thức Tổng Hợp đã cùng bạn tìm hiểu những đặc trưng văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam cũng như so sánh ẩm thực 3 miền Bắc – Trung – Nam.  Dễ thấy một điều rằng sự khác nhau đôi chút về các món ăn của ba miền đã tạo nên sự đa dạng, phong phú cho văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Bài viết liên quan