[Xếp hạng] Những chất đắt nhất thế giới, kim cương xếp thứ 3

27 Tháng Một, 2021 0 Vũ Thủy

Thế giới của chúng ta có nhiều điều kỳ thú, khám phá những điều mới lạ là niềm đam mê với nhiều người. Bạn đã từng nghe đến “Những chất đắt nhất thế giới chưa?” Không chừng những vật chất quen thuộc xung quanh chúng ta lại là những loại chất có giá trị. Vậy nên đừng bỏ qua bài viết này nhé! Tại đây chúng tôi sẽ mang đến những thông tin đầy thú vị về những loại chất đắt nhất trên thế giới.

>>> Bài viết nổi bật <<<

Phản vật chất (antimatter)

Giá trị: 100.000 tỷ USD/g

Đứng đầu danh sách về các loại chất đắt nhất trên thế giới đó là phản vật chất. Đây là một chất tồn tại dưới dạng các hạt, có khối lượng giống như các hạt bình thường nhưng khác nhau về tính chất. Cấu tạo từ các hạt nguyên tử nhỏ nhất. Khi các hạt thông thường và hạt vật chất gặp nhau chúng sẽ tạo ra một nguồn năng lượng cao. Vậy tại sao phản vật chất lại là một trong những chất có giá trị đắt nhất thế giới. Bởi nó rất khó để được tạo ra nó và khả năng ứng dụng hiệu quả của phản vật chất trong lĩnh vực hóa học – hạt nhân. Chỉ với một lượng nhỏ phản vật chất, có thể thay thế toàn bộ nhiên liệu hóa học dùng cho tàu con thoi. Bạn có thể rút ngắn thời gian cho con người đặt chân nên những hành tinh khác.

những chất đắt đỏ nhất thế giới

Phản vật chất đứng đầu danh sách về các loại chất có giá trị nhất

Để định giá được loại vật chất này, người ta đã đưa nghiên cứu nó tại Trung tâm phản hạt lớn nhất thế giới. Cụ thể là phòng thí nghiệm Fermi ở lllinois chỉ sản xuất được một phần tỷ gram phản hạt mỗi năm với chi phí là 100 triệu USD. Tức nghĩa là, người ta cần thời gian là 1 triệu năm và 100 nghìn tỷ USD mới có khả năng sản xuất ra 1 gram phản hạt. Có thể thấy, loại chất này rất hiếm và nếu muốn sản xuất được nó thì nhân loại bỏ ra chi phí lớn. Thực sự ngoài sức tưởng tượng có phải không nào?

Californium 

Giá trị: Khoảng 27 triệu USD (572,4 tỷ VND/g)

Californium (CF) được biết là một đồng vị phóng xạ hiếm được sử dụng trong việc tự chụp X quang.Trở thành nguồn kích hoạt lò phản ứng và sử dụng trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên, đây lại là một chất phóng xạ cực mạnh. Loại chất này gây hại cho con người và hầu hết các sinh vật mà tiếp xúc đến nó đến. Vậy một chất có thể gây hại cho con người sao lại có giá trị cao đến như vậy?

những hợp chất đắt nhất thế giới

Californium được ứng dụng trong việc điều trị ung thư

Bởi vì californium là một nguồn neutron -hạt hạ nguyên tử rất hiệu quả, có nhiều ứng dụng mới. Nó được ứng dụng trong quá trình khai thác các loại khoáng sản dưới độ sâu mà con người không thăm dò được. Nó đang được sử dụng như một bộ nguồn di động để phát hiện ra các loại kim loại như vàng hoặc bạc bằng cách phân tích kích hoạt tại chỗ. Điều đặc biệt ở loại vật chất này, đó là nó không xuất hiện tự nhiên trên Trái Đất. Những gì chúng ta tổng hợp được trong thời gian này từ lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động cách đây 2 tỷ năm ở châu Phi. 

Kim cương 

Giá trị: 55 nghìn USD/g

Như các bạn đã biết kim cương là một trong những loại chất được truy tìm nhiều nhất trên thế giới. Bởi chất lượng và giá trị của nó được ứng dụng cao trong cuộc sống. Đặc biệt đây là đồ trang sức khá đắt đỏ dành cho những giới nhà giàu.

Kim cương được cấu tạo từ nguyên  tố carbon nhưng cấu trúc tinh thể của nó được kết cấu chắc chắn. Nếu nghiên cứu kỹ về cấu trúc tinh thể của loại đá này, bạn có thể thấy đây là cấu trúc tinh thể lập phương bền vững và long lanh hơn than chì. Nó có độ cứng cao và dẫn nhiệt cũng khá tốt. Vì vậy, nó được ứng dụng cao trong ngành công nghiệp để làm các loại dao cắt và đánh bóng kim loại. 

những loại vật chất đắt nhất thế giới

Kim cương xếp vào những món trang sức đắt đỏ nhất thế giới

Ngày nay, người ta cũng có thể tạo được kim cương nhân tạo. Thế nhưng giá trị hoàn toàn không bằng kim cương được hình thành từ trong tự nhiên. 

Tritium

Giá trị: 30 nghìn USD/g

Tritium là loại chất phóng xạ của hydro và được tổng hợp trong các phản ứng hạt nhân.  Nó được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân và các máy neutron. Có điều thú vị trong loại chất này đó là khi trộn Tritium với các chất phát sáng khác để tạo ra nguồn sáng liên tục mà không cần sạc pin. Ngoài ra nó còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như tính năng chiếu sáng khẩn cấp của đồng hồ đeo tay sử dụng vào ban đêm hay dùng cho thợ lặn. Trở thành dấu hiệu nhận biết thoát hiểm tự phát ra ánh sáng đặt trong nhà hát, trường học và các tòa nhà văn phòng. 

các loại vật chất đắt nhất thế giới

Tritium có khả năng phát quang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Taaffeite

Giá trị: 20 nghìn USD/g

Taaffeite là loại đá quý hiếm hơn cả kim cương gấp 1 triệu lần. Nó rất hiếm trong tự nhiên, do đó giá trị của nó đắt gấp nhiều lần. Người ta nó rằng nếu gộp toàn bộ lượng đá Taaffeite quý hiếm mà con người phát hiện thì chúng chỉ đầy bằng một chiếc cốc nhỏ. Có thể nói đây là lý do khiến giá thành của loại đá này không hề nhỏ. 

những vật chất đắt nhất thế giới

Taaffeite thực sự rất quý hiếm trong tự nhiên

Loại đá Taaffeite thu hút những người sành đá quý bởi màu tím huyền bí và sang trọng của nó. Đây trở thành một trong những loại đá trang sức được nhiều người săn đón. Nó có giá trị thẩm mỹ khá cao. 

Painite

 Giá trị: 9000 USD/1g

Đây là một loại khoáng chất cực kỳ hiếm. Nó được tìm thấy vào năm 1950, trên thế giới chỉ khoảng 25 mẫu khoáng vật được tìm thấy. Đặc biệt là sắt làm cho khoáng vật này có màu nâu đỏ. Painite trở thành loại đá hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Điểm khác biệt ở loại đá này là nó sẽ chuyển màu từ hồng đậm đến nâu nhưng sẽ có màu sắc khác khi nhìn ở góc độ khác. Do số lượng Painite trong tự nhiên cực kỳ hiếm. Vậy nên không có gì thắc mắc khi 1 gram Painite có giá 9000 USD/1g (hơn 190 triệu VNĐ).

các chất đắt nhất thế giới

Painite có khả năng đổi màu bất ngờ

Plutonium 

Giá trị: 4000 USD/g

Plutonium trở thành một nguyên tố phóng xạ nổi tiếng. Nó có vai trò tạo ra nguồn năng lượng hạt nhân thông qua các phản ứng nhiệt hạch. Loại chất này rất độc hại và dễ cháy. Vậy nhưng số lượng của nó khá hiếm trong tự nhiên nên giá thành rất cao. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đặc tính của loại chất này rất đặc biệt. Đó là Plutonium không giống như nhiều kim loại khác, nó không có từ tính và cũng không phải là chất dẫn điện tốt. Thể tích của nó thay đổi nhiều một cách bất thường khi có nhiệt độ và áp suất thay đổi.

những chất đắt nhất thế giới

Plutonium là một chất phóng xạ nổi tiếng

Loại chất đắt đỏ này trở thành một trong những chất được nhiều quốc gia đưa vào danh sách những chất được bảo quản. 

Platin Bạch kim

Giá trị: 60 USD/g

Platin hay còn gọi là bạch kim được sử dụng làm chất xúc tác, trang thiết bị phòng thí nghiệm. Các trang thiết bị điện báo, các điện cực, thiết bị nha khoa và đồ trang sức. Nó trở thành một loại chất cực hiếm và quý trong cả ngành công nghiệp. Bởi giá trị của nó nên sản lượng khai thác hàng năm không nhiều. Hiện nay, theo tính toán hơn 20% các mặt hàng tiêu dùng đều được sản xuất từ bạch kim hoặc chứa bạch kim. Bên cạnh đó, bạch kim còn được làm đồ trang sức, phối hợp với các chất trong một số dược phẩm chống ung thư,…

những chất đắt đỏ nhất thế giới

Bạch kim được ứng dụng trong chế tạo đồ trang sức

Vàng 

Giá trị: 56 USD/g

Nhiều người thường lầm tưởng giá trị của vàng phải là đắt nhất nhưng vàng đứng thứ 9 trong danh sách này. Nó là một loại chất mềm nên người ta thường pha trộn với bạc, đồng và bạch kim hoặc palladium. Với sự kết hợp này để tăng độ bền cho vàng. Loại chất này trở thành các món đồ trang sức, trang trí rất có giá trị. Vàng trở thành món đồ trang sức rất phổ biến hiện nay. 

các chất đắt nhất thế giới

Vàng nguyên chất có tính dẫn điện tốt

Rhodium

Giá trị: 45 USD/g

Là kim loại chuyển tiếp cứng và bền màu trắng bạc khá hiếm. Do việc khó xác định trong quá trình khai thác và khả năng chế biến một lượng rất quặng niken rất cao nên giá trị của nó khá đắt. Nó được ứng dụng chủ yếu trong việc làm chất xúc tác tạo hợp kim. Trong hầu hết các trục cuốn và ống lót của lò luyện để sản xuất sợi thủy tinh, các thành phần của cặp nhiệt điện. 

các loại chất đắt nhất thế giới

Rhodium được ứng dụng cao trong đời sống

Bên cạnh đó, vàng còn có tính dẫn nhiệt tốt, dẫn điện cũng khá tốt. Nó không bị xỉn màu khi tiếp xúc với không khí nên được sử dụng làm chất bán dẫn trong các linh kiện điện tử. 

Như vậy, trên đây chúng tôi đã bật mí cho bạn những loại chất đắt nhất thế giới. Thật thú vị khi mỗi ngày chúng ta lại khám phá ra một điều mới lạ. Hãy cùng với kienthuctonghop.vn trở thành bạn đồng hành của bạn trên mỗi cuộc hành trình.

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan