Điểm Cực Bắc Của Việt Nam Thuộc Tỉnh Nào?

10 Tháng Ba, 2022 0 Doãn Rần

Hãy tìm hiểu câu trả lời chính xác cho câu hỏi điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh nào qua nội dung bài viết ngày hôm nay của chúng tôi nhé!

Tọa độ điểm cực Bắc của Việt Nam

Điểm cực Bắc của Việt Nam là địa điểm có tọa độ xa nhất về phía Bắc trên lãnh thổ nước ta. Cụ thể, điểm cực Bắc của Việt Nam có tọa độ là 23,392505°B – 105,32324°Đ tương đương với tọa độ 23°23′33″B – 105°19′23,7″Đ.

Điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh nào

Tọa độ điểm cực Bắc của nước ta trên bản đồ

Điểm này giáp ranh với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc (Tọa độ lấy từ Google Earth có sử dụng hệ tham chiếu trắc địa WGS84).

Giải đáp: Tỉnh cực Bắc của Việt Nam là tỉnh nào?

Theo tìm hiểu, điểm cực Bắc của nước ta được đánh dấu bằng điểm mốc cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú chính là cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn được biết đến với cái tên đỉnh núi Rồng. Độ cao của cột cờ này khoảng 1.470m so với mực nước biển. Cột cờ Lũng Cú đặt ở Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam, cách cực Bắc nước ta khoảng 3.3km theo đường thẳng.

Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào

Cột cờ Lũng Cú, tỉnh Hà Giang khi nhìn từ trên xuống

Khi nhìn từ trên đỉnh cột cờ xuống, ta sẽ thấy 2 ao ước ở 2 bên núi quanh năm không bao giờ cạn nên được gọi là mắt rồng. Đây chính là nguồn nước cho người dân của 2 bản tại đó sử dụng. Cột cờ Lũng Cú có từ lâu đời, được phục dựng và tôn tạo nhiều lần cách huyện lỵ Đồng Văn 24km và cách thành phố Hà Giang khoảng 154km. Hiện nay, cột cờ mới có hình bát giác với độ cao trên 30 khánh thành ngày 25/09/2010.

Một số thông tin cơ bản về tỉnh cực Bắc Việt Nam 

1. Vị trí địa lý

Tỉnh Hà Giang là nơi cực Bắc của lãnh thổ nước ta thuộc vùng Đông Bắc Bộ có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng.
  • Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía Tây giáp với hai tỉnh Yên Bái, Lào Cai.
  • Phía Bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Sơn của tỉnh Vân Nam; địa cấp thị Bách thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

2. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, lãnh thổ và khí hậu

Trung tâm hành chính của tỉnh là TP Hà Giang, cách Hà Nội 320km. Tỉnh Hà Giang có tổng 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 10 huyện; 193 đơn vị hành chính cấp xã gồm 5 phường, 13 thị trấn, 175 xã. Theo điều tra mới nhất về dân số Hà Giang ngày 01/04/2019 là  854.679 người gồm, trong đó: dân tộc Mông chiếm khoảng 32,9%, dân tộc Tày chiếm khoảng 32,9%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 12,8 %, dân tộc Nùng chiếm khoảng 9,7 %,…

Điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh nào

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang

Về địa hình, Hà Giang có nhiều ngọn núi đá sông và sông suối nên được chia thành 3 phần. Cụ thể: 

  • Vùng cao núi đá phía Bắc: Nằm sát chí tuyến Bắc, độ dốc lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều; khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng địa hình cao nên mang đặc trưng của khí hậu ôn đới.
  • Vùng cao núi đất phía Tây: Thuộc khối thượng nguồn của sông chảy, có sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. 
  • Vùng thấp trong tỉnh: Gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và TP Hà Giang.

Hà Giang được thiên nhiên ban tặng cho các ngọn núi non hùng vĩ với đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.419m và đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402m. Các khu rừng nguyên sinh với nhiều gỗ quý, hơn 1000 loại cây dược liệu. Các loài động vật như hổ, chim, công, tê tê, chim trĩ,…

3. Các hoạt động kinh tế, du lịch

Hà Giang chính là một điểm du lịch thu hút lượng khách du lịch vô cùng lớn của miền núi Bắc Bộ trong những năm gần đây. Một số điểm du lịch nổi tiếng phải kể đến đó là: Cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn, chợ tình Khau Vai, bãi đá Nấm Dẩn, chùa Bình Lâm,… Hệ thống hang động như hang Phượng Thiện, Động Tiên, hang Chui,…

Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào

Lễ hội hoa tam giác mạch thu hút lượng lớn khách du lịch

Đây cũng là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, các lễ hội truyền thống cùng nhiều phiên chợ vùng cao thơ mộng thu hút lượng khách du lịch mỗi năm như lễ hội nhà mới dân tộc Lô Lô, lễ hội mùa xuân dân tộc H’mông và dân tộc Dao, lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông, lễ hội hoa tam giác mạch,… 

Trên đây là các thông tin chính giải đáp cho câu hỏi điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào và đôi nét giới thiệu về địa danh Lũng Cú – Hà Giang. Hãy dành tặng cho mình một chuyến tham quan tuyệt vời tại nơi cực Bắc của Tổ quốc để có thể cảm nhận hết vẻ đẹp hùng vĩ tại nơi đây. Đồng thời, để tìm hiểu thêm về các điểm cực của đất nước hãy truy cập website Kienthuctonghop.vn bạn nhé!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan