Cách nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại, phi kim

18 Tháng Mười Hai, 2021 0 Anh Mai

Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp chúng ta hiểu rõ được mức độ hoạt động và khả năng tham gia phản ứng hóa học của kim loại đối với khác chất khác. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa và cách nhớ lâu phần kiến thức này trong bài viết dưới đây.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Ý nghĩa và cách nhớ dãy hoạt dộng hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại chuẩn quốc tế

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại liên tiếp, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học. Dãy kim loại này được tạo thành nhờ phương pháp thực nghiệm hóa học.

Các kim loại được xếp thành các nhóm: kim loại yếu, kim loại trung bình, kim loại mạnhkim loại mạnh nhất, nhờ đó giúp chúng ta dễ dàng đoán được kim loại đó tác dụng với các chất khác sẽ xảy ra hiện tượng gì.

Theo đó, ta có dãy hoạt động hóa học của kim loại chuẩn quốc tế được sắp xếp như sau:

Kim loại Li K Ba Ca Na Mg Al
Tên gọi Liti Kali Bari Canxi Natri Magie Nhôm
Phân loại Kim loại rất mạnh Kim loại mạnh

 

Kim loại Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
Tên gọi Mangan Kẽm Crom Sắt Niken Thiếc Chì Hidro Đồng Thuỷ ngân Bạc Bạch Kim Vàng
Phân loại Kim loại trung bình Kim loại yếu
  • Những kim loại rất mạnh được sắp xếp ở đầu dãy, như Kali (K), Canxi (Ca), Natri (Na) tan ngay trong nước.
  • Các kim loại mạnh, trung bình và yếu không tan trong nước.

||Xem thêm: Kim Loại Là Gì? Tính Chất Hóa Học Chung Của Kim Loại

Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại mang một số ý nghĩa chính sau đây:

Biểu thị khả năng phản ứng với nước

Ý nghĩa đặc trưng đầu tiên của dãy hoạt động hóa học chính là khả năng phản ứng với nước.

  • 5 kim loại mạnh nhất đứng đầu bảng dễ dàng phản ứng với nước trong điều kiện thường, thậm chí phản ứng mạnh.
  • Các kim loại từ Magie trở đi khó phản ứng với nước hơn, ví dụ như Sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ cao.
  • Các kim loại yếu ở cuối bảng như Vàng, Chì hay Thiếc,… không phản ứng với nước trong mọi điều kiện.

Ví dụ: Kim loại mạnh phản ứng với nước tạo ra khí Hidro và Bazo tương ứng:

Na + H2O → NaOH + 1/2H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Natri phản ứng mạnh mẽ với nước ở nhiệt độ thường

Khả năng tác dụng với oxi

  • Các kim loại mạnh dễ dàng phản ứng với Oxi trong điều kiện thường, do đó những kim loại này thường ở ngoài không khí dưới dạng hợp chất.
  • Một số kim loại có thể phản ứng với Oxi trong điều kiện nhiệt độ cao (như Đồng hoặc một số kim loại trung bình). Một vài kim loại khác ở ngoài không khí sẽ tạo thành hợp chất oxit và mất dần những tính chất ban đầu của một kim loại.
  • Các kim loại yếu khó phản ứng với oxi, ví dụ như Bạc (Ag), Bạch kim (Pt), Vàng (Au),…

Ví dụ: Một số phản ứng của kim loại với oxi:

3Fe + 2O2 ==> Fe3O4 (điều kiện nhiệt độ)

4Al + 3O2 ==> 2Al2O3 (điều kiện nhiệt độ)

Phản ứng với dung dịch axit

  • Những kim loại trung bình và kim loại mạnh phản ứng với dung dịch axit tạo thành muối tương ứng và khí Hidro. Do đó trong một số thí nghiệm, người ta thường điều chế Hidro bằng cách sử dụng kim loại và axit.

Zn + 2HCl → ZnCl2 +H2

  • Các kim loại yếu không có phản ứng với axit loãng nhưng tác dụng được với axit đặc như Đồng hoặc Bạc (Tác dụng với H2SO4 đặc nóng hoặc HNO3 đặc/loãng tạo thành muối, khí Sunfurơ hoặc khí NO, NO2).

Cu + 4HNO3 đặc, nguội → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

cách nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại

Kim loại phản ứng với dung dịch axit

Tác dụng với muối

Phản ứng của kim loại với muối chỉ xảy ra khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Kim loại đơn chất phải đứng trước kim loại có trong hợp chất trong dãy hoạt động hóa học.
  • Kim loại đơn chất phải nằm sau Magie trong dãy.

Ví dụ: Ta có phương trình phản ứng của kim loại Magie với dung dịch muối Sắt:

Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

Cách nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại nhanh và lâu nhất

Dãy hoạt động của kim loại nhìn qua có vẻ khó nhớ, tuy nhiên chúng ta có thể học thuộc đơn giản bằng cách áp dụng sự đa dạng của Tiếng Việt, tạo thành câu văn có nghĩa. Ví dụ như:

K – khi; Na – nào; Ba – ba; Ca – cần; Mg – may; Al – áo; Zn – giáp; Fe – sắt

Ni – nhớ; Sn – sang; H – hỏi; Cu – cửa; Hg – hàng; Ag – á; Pt – phi; Au – âu

Trái ngược với kim loại chúng ta có phi kim. Mức độ mạnh hay yếu của phi kim phụ thuộc vào mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và Hidro. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có chính thức dãy hoạt động hóa học của phi kim.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về dãy hoạt động hóa học của kim loại. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, áp dụng trong học tập, cuộc sống và sản xuất.

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan