Chuẩn đoán hay chẩn đoán? Từ nào là đúng chính tả?

11 Tháng Sáu, 2021 0 Phạm Chinh

Chuẩn đoán hay chẩn đoán là từ đúng chính tả dùng trong y học? Đây là những cụm từ quen thuộc thường bắt gặp trong các bệnh viện, liên quan đến y học chữa bệnh. Tuy nhiên, giữa chuẩn đoán và chẩn đoán chỉ có một từ mang nghĩa. Vì nhiều lý do mà chủ yếu là do phát âm gần giống nên nhiều người còn lầm lẫn giữa hai cách nói này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xác định chính xác “chuẩn đoán hay chẩn đoán” là đúng.

Chuẩn đoán hay chẩn đoán là từ có nghĩa?

Chẩn đoán và chuẩn đoán là hai từ gây lẫn lộn nhiều nhất liên quan đến y học. Xét về ngữ nghĩa thì “chuẩn đoán” nghe rất có lý vì bản thân mỗi từ “chuẩn” hay “đoán” đều có nghĩa. Còn “chẩn” lại là khái niệm rất xa lạ, ít sử dụng trong văn hóa giao tiếp nói và viết thường ngày. 

Tuy nhiên, trong trường hợp này, “chẩn đoán” mới là từ chính xác!

Chẩn đoán là gì?

“Chẩn” là khái niệm dùng để chỉ việc xác định và kết luận đưa ra thông qua những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn. “Chẩn” là một từ mượn tiếng Hán, hay dùng trong y học chữa trị nên ít phổ biến hơn trong đời sống thường nhật.

“Đoán” là việc dựa trên một căn cứ đã có nào đó để đưa ra nhận định về điều quan trọng nào đó chưa biết rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy, “chẩn đoán” được hiểu là việc đưa ra một kết luận nào đó về bệnh tình. Dựa trên những dấu hiệu có sẵn hay kết quả khám.

Chẩn đoán bệnh là công việc hàng ngày của y bác sĩ. Người ta thường đi khám bệnh khi có những “biểu hiện” đau ốm nhưng lại không rõ đó là bệnh tình gì. Bác sĩ phải căn cứ vào những dấu hiệu này để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh nhân. Tất nhiên, dấu hiệu bệnh mỗi người thể hiện mỗi khác, và kết luận cũng không thể 100% đảm bảo chính xác.

Chuẩn đoán là gì?

“Chuẩn” là khái niệm để chỉ cái được lấy làm căn cứ, đối chiếu, dựa vào đó mà làm cho “đúng”.

Nói dễ hiểu, “chuẩn” đề cập đến những cái đúng và hay vốn chính xác. 

“Chuẩn đoán” trong y học vốn là từ KHÔNG mang nghĩa.

Chuẩn đoán hay chẩn đoán

“Chẩn đoán” là từ đúng trong khám chữa bệnh

Chuẩn đoán hay chẩn đoán đúng

Nhiều người giải thích khái niệm “chuẩn đoán” ở đây chính là những phán đoán, nhận định có căn cứ và chính xác nhất. Vì thế họ cho rằng “chuẩn đoán” mới là từ có nghĩa.

Nhưng người ta thường nói “đã chuẩn thì cần gì phải đoán”, giúp chúng ta khẳng định “chẩn đoán” mới là từ có nghĩa.

Còn nếu hiểu theo cách giải nghĩa như trên, thay vì nói “chuẩn đoán” thì phải đảo ngược thành “đoán chuẩn” sẽ đúng hơn. Bởi ta chỉ đoán những điều chưa biết, chưa chắc chắn. Dự đoán đưa ra mà đúng thì sau đó được gọi là “đoán rất chuẩn”. Chứ không ai biết việc đó là “chuẩn”  rồi mà còn phải “đoán” nữa.

Một số khái niệm liên quan “chẩn đoán” trong y học

Bên cạnh chuẩn đoán hay chẩn doán, một số khái niệm ngành y liên quan, khá phổ biến. Kiến thức tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và không còn lầm lẫn. Giúp ích ít nhiều cho bạn khi đi khám chữa bệnh hay tiếp xúc với các cơ quan y tế.

Chẩn đoán sơ bộ

Chẩn đoán sơ bộ là những kết luận đầu tiên được đưa ra. Sau khi y bác sĩ thực hiện quá trình thăm khám cho người bệnh. Đồng thời khai thác bệnh sử cũng như tiền sử của bệnh nhân. Công tác “chẩn đoán sơ bộ” là khâu nền tảng, tiền đề cho những bước chẩn đoán sau đó.

Tuy nhiên, những chẩn sơ bộ sẽ mang tính sơ khai nhất. Vì kết luận này mới chỉ dựa vào những kết quả điều tra thăm khám ban đầu. Muốn khẳng định cụ thể hơn tình trạng bệnh của người đau ốm, ta cần thực hiện các bước khám chuyên sâu hơn.

Chẩn đoán phân biệt

Đây là nước đi sau khâu chẩn đoán sơ bộ. Vò có nhiều bệnh lý có biểu hiện lâm sàng giống nhau, việc phân biệt là rất cần thiết để tránh nhầm lẫn sai sót. Chẩn đoán phân biệt là cách để y bác sĩ loại trừ bớt những bệnh cảnh tương đương có thể gặp trên người bệnh nhân. 

Chuẩn đoán hay chẩn đoán

Các khái niệm liên quan đến “chẩn đoán”

Chẳng hạn như người bệnh nữ sốt 39 độ và biểu hiện đau ở hố chậu phải. Qua thăm khám ban đầu, được chẩn đoán sơ bộ là người bệnh bị viêm ruột thừa. Lúc này, chẩn đoán phân biệt cần đặt ra là người này chửa ngoài tử cung, u buồng trứng hoặc viêm dây chằng tử cung,…

Nói tóm lại, chẩn đoán phân biệt giúp các bác sĩ loại trừ để đưa ra phương án cuối cùng.

Chẩn đoán xác định

Đây là bước kết luận bệnh tình cuối cùng, dựa trên tiền sử bệnh sử, khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng. Sau đó, căn cứ vào kết quả mà người bệnh được đưa vào tiến hành điều trị.

Khái niệm “diện chẩn”

Ngoài chuẩn đoán hay chẩn đoán, và 3 khái niệm liên quan chẩn đoán trong y học, “diện chẩn” là một khái niệm mới mẻ hơn, nó nghĩa là gì?

Diện chẩn là tên rút gọn của một phương pháp diện chẩn – điều khiển liệu pháp. Một loại phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân. Được thực hiện bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là sinh huyệt). Và đối với các vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu.

Hiểu đơn giản hơn thì diện chẩn là “phương pháp chẩn đoán các dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của con người  trên khuôn mặt”.

chuẩn đoán hay chẩn đoán

Diện chẩn và hội chẩn có nghĩa là gì?

Khái niệm “hội chẩn”

Hội chẩn là việc “thảo luận giữa những người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời”. Căn cứ theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 được Quốc Hội ban hành ngày 23/11/2009.

Hội chẩn được tiến hành khi bệnh tình vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề và cơ sở khám bệnh. Hoặc trải qua điều trị nhưng bệnh nhân không có tiến triển tốt, hay thậm chí là xấu đi.

Các hình thức hội chuẩn hiện nay bao gồm:

  • Hội chẩn khoa
  • Hội chẩn liên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Hội chẩn qua tham khảo ý kiến chuyên gia
  • Hội chẩn từ xa bằng công nghệ thông tin
  • Hội chẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

Trên đây là phần giải thích chuẩn đoán hay chẩn đoán đúng. Cùng các khái niệm liên quan đến “chẩn đoán bệnh” trong ngành y. Hy vọng bài viết của Kiến thức tổng hợp đã mang đến cho bạn những thông tin thực sự bổ ích, thiết yếu!

Bài viết liên quan