Đến với Phú Quốc, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển – cát – nắng – đá hòa quyện vào nhau tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình. Bạn còn có thể ghé thăm những ngôi chùa vô cùng linh thiêng. Hãy để cho chuyến đi của bạn thêm phần ý nghĩa, đừng quên ghé thăm những ngôi chùa ở Phú Quốc sau đây nếu có cơ hội ghé thăm đảo ngọc Phú Quốc nhé.
Nội dung bài viết
Chùa Hộ Quốc
Địa chỉ: ấp Suối Lớn, Dương Tơ, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Chùa Hộ Quốc hay còn gọi là Trúc Lâm Hộ Quốc, là ngôi chùa phật tích lớn và bình yên nhất trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Ngôi chùa nằm dọc theo con đường ven biển dài 10km ở phía bắc Bãi Sao. Đó là một trong những lý do bạn nên ghé thăm ngôi chùa này để chiêm ngưỡng tầm nhìn toàn cảnh ra biển từ khuôn viên chùa vô cùng tuyệt vời.
Chùa Hộ Quốc cách thị trấn Dương Đông 18km, tọa lạc tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Chùa Hộ Quốc được khởi công xây dựng từ năm 2012. Đây là công trình du lịch tâm linh với tổng diện tích 110 ha, trong đó chùa chiếm 12%. Được coi là chùa lớn nhất đảo Phú Quốc và cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Hộ Quốc được xây dựng theo lối kiến trúc từ thời Lý – Trần. Do đó, khi đến đây, du khách sẽ được mãn nhãn với những đường nét chạm khắc tinh xảo. Cùng với đó là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với mặt hướng biển lưng tựa núi. Trúc Lâm Hộ Quốc thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm hàng năm bởi sự hài hòa giữa sự sáng tạo của con người cùng thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài ra, du khách có thể tham quan chính điện, tiến hành thắp hương, cầu nguyện dưới những bức tượng Phật khổng lồ tại đại điện.
Ngôi chùa có tầm nhìn bao quát khi bạn leo hết cầu thang rồng. Bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn quang cảnh những bậc thang rồng hướng ra biển vô cùng đẹp. Tọa lạc ở vị trí cao thoáng giữa biển và sườn núi, chùa Hộ Quốc là điểm dừng chân hoàn hảo để thiền định cũng như thư giãn cho du khách khi tới đảo Phú Quốc.
>>> Tham khảo thêm: Top 5 resort Bãi Sao Phú Quốc mê hoặc triệu khách du lịch
Chùa Sư Muôn
Địa chỉ: núi Điện Tiên, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Chùa Sư Muôn hay còn có tên gọi khác là Hùng Long Tự. Tọa lạc trên đỉnh núi Điện Tiên cách thị trấn Dương Đông khoảng 4km về phía đông. Công trình này được xây dựng bởi nhà sư Nguyễn Kim Muôn (1892 – 1946). Ban đầu nhà sư là nhân viên kế toán của Ngân hàng Đông Dương, có tôn hiệu là Giai Minh. Nhà sư đã nỗ lực rất nhiều để cải cách phương thức tu tập Phật giáo trong xã hội hiện đại Việt Nam.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên về chùa Sư Muôn, du khách sẽ bị ấn tượng bởi sự yên bình, tĩnh lặng, trang nghiêm. Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc độc đáo nằm ở lưng chừng đồi giữa một khu rừng xanh tươi với phong cảnh tuyệt đẹp. Phía sau chùa là những ngọn núi xanh cây với những cây cổ thụ hùng vỹ. Từ chùa Hùng Long nhìn xuống sườn núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh núi Hàm Ninh huyền ảo. Cùng đường bờ biển bao bọc đảo Phú Quốc ngay dưới chân.
Khu chính điện được xây dựng trên nền đá dày 3 mét. Để đến được chính điện, du khách phải leo lên hơn 60 bậc đá. Khu vực thờ chính có một số xá lợi đầy màu sắc cũng như các tượng Phật bằng vàng. Trong số rất nhiều tượng Phật trong chùa, hấp dẫn nhất phải kể đến tượng Phật vui tươi và sặc sỡ được bao quanh bởi những đứa trẻ. Nổi bật cùng cây Kơ Nia 300 năm tuổi. Đây chắc chắn là một chốn dừng chân lý tưởng để cho tâm bạn tĩnh lại đôi chút giữa bộn bề cuộc sống.
Sùng Hưng Cổ Tự
Địa chỉ: số 7 Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, đảo Phú Quốc, Kiên Giang
Sùng Hưng Cổ Tự hay còn được gọi tắt là chùa Sùng Hưng, là ngôi chùa cổ nhất trên đảo Phú Quốc. Sùng Hưng là sự kết hợp của hai ngôi chùa Sùng Nghĩa Tự và Hưng Nhân Tự. Sau đó 2 chùa này được hợp nhất và lấy hai chữ Sùng Hưng là hiệu chùa. Đến nay vẫn chưa biết chính xác năm xây dựng chùa, chỉ tạm biết là chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX.
Chùa Sùng Hưng đã trải qua hai lần đại trùng tu nhưng phần lớn kiến trúc ban đầu vẫn còn nguyên vẹn theo năm tháng. Ngôi chùa toát lên một bầu không khí yên bình cho người sùng đạo cũng như khách du lịch.
Chùa nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cổng nhìn ra chợ rất thuận tiện để ghé thăm. Sân trước có nhiều cây bồ đề, tượng Bồ Tát Quan Âm đứng giữa ao sen. Sảnh cầu nguyện chính cao ba tầng, có ba bức tượng Phật (A Di Đà, Đại Thế Chí và Quán Thế m Bồ Tát) và những bức tranh tinh xảo về các sinh vật và huyền thoại Phật giáo.
Đặc biệt tại Chùa Sùng Hưng là từ sau ngày Bác Hồ mất đến nay, các vị Sư Trụ trì cùng Bổn đạo ở Chùa đều tiến hành dâng cơm cúng Bác mỗi ngày vào thời cúng Ngọ. Trước năm 1975, việc dâng cơm cơm này được bí mật tiến hành. Được biết, chùa Sùng Hưng trước đây còn là một điểm liên lạc bí mật của lực lượng Cách mạng
Chùa mở cửa hàng ngày, vào cửa chùa Sùng Hưng miễn phí. Du khách nên ăn mặc lịch sự, kín đáo để tôn trọng các nhà sư cũng như người dân địa phương thường xuyên đến chùa Sùng Hưng.
Thánh Thất Dương Đông
Địa chỉ: số 40 đường Nguyễn Trãi, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
Nếu bạn là một tín đồ của Đạo Cao Đài thì không nên bỏ qua ngôi chùa này. Phú Quốc được coi là nơi sản sinh ra Đạo Cao Đài vào năm 1919. Đạo Cao Đài là một tôn giáo độc thần kết hợp giữa Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo,…
Thánh Thất Dương Đông tọa lạc trên con đường Nguyễn Trãi rất thuận tiện cho đi lại, ghé thăm. Vì là chùa của của Đạo Cao Đài chính vì vậy nên ngôi chùa này còn được người dân địa phương gọi là Chùa Cao.
Ngôi chùa hay còn gọi là tòa thánh được xây dựng trên phần nền cũ của chùa Quan Âm ngày xưa bị chiến tranh tàn phá. Ngày nay, trong khuôn viên Thánh Thất vẫn còn có một âm nhỏ như là kỷ niệm về chùa Quan Âm. Cổng chùa được lợp mái bằng gạch đỏ, cổng ra vào có phân chia nam nữ. Với bên trái dành cho nữ còn bên phải là dành cho nam.
||Xem thêm: Những địa điểm check-in sống ảo ở Phú Quốc
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu
Địa chỉ: số 44 Đường Võ Thị Sáu, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu hay còn được gọi là Dinh Bà được người dân đảo ngọc Phú Quốc gọi là thần nữ Kim Giao. Bà được xem là người khai phá ra hòn đảo này. Theo truyền thuyết, Thủy Long Thánh Mẫu thuộc dòng dõi vua chúa Cao Miên (Campuchia ngày nay). Do bị lật đổ nên đã thoát thân sang đảo Phú Quốc để sinh sống. Tại đây, bà trồng một đồng cỏ rộng lớn cho đàn trâu mang theo và tuyển người đi khai khẩn đất hoang để trồng trọt. Ngày nay, những cánh đồng trồng lúa đó vẫn còn vết tích nên được gọi là đồng Bà.
Có thuyết nói Bà chết ở Cửa Cạn (Phú Quốc), sau đó được vua Cao Miên cho đem hài cốt về cố quốc. Một thuyết khác lại nói rằng Bà chết ở đảo Phú Dự. Lại có thuyết cho rằng, khi đế nghiệp của dòng họ Bà khôi phục, Bà đã trở về Cao Miên. Tương truyền kể lại, Thủy Long Thánh Mẫu đã từng cứu mang chúa Nguyễn Phúc Ánh trong những ngày ông ẩn dật trên đảo.
Bà được người dân địa phương kính trọng, xem Bà như là người tiên phong khai phá đảo và tôn Bà là Thủy Long Thánh Mẫu. Hằng năm vào rằm tháng giêng âm lịch, người dân tại đây sẽ tổ chức cúng tế Bà. Tại Phú Quốc có 2 ngôi đền thờ Bà. Đó là Dinh Bà Trong đặt tại xã Cửa Cạn. Và Dinh Bà Ngoài đặt ở trung tâm thị trấn Dương Đông trên đường Võ Thị Sáu.
Dinh Cậu
Địa chỉ: khu phố 2, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
Dinh Cậu là một địa điểm mà bạn nên ghé thăm khi đến Phú Quốc không chỉ về tâm linh mà còn về vẻ đẹp tại Dinh Cậu. Ngôi Dinh này được cho là xây dựng từ khoảng thế kỷ XVII.
Dinh Cậu nằm trọn vẹn trên một mỏm đá, từ bờ cát đi ra Dinh có một chiếc cầu đá nhỏ. Bước qua 29 bậc đá du khách sẽ vào bên trong sân. Cửa chính của Dinh Cậu hướng Đông nhìn thẳng về biển cả bao la.
Đại điện là nơi trang nghiêm đặt tượng thờ Chúa và hai Cậu. Người dân địa phương nơi đây tôn thờ cậu Tài và cậu Quý. Vì họ bảo vệ cuộc sống của những ngư dân làng chài.
Có nhiều truyền thuyết kể rằng, từ xưa người dân ở đây vốn sống bằng nghề chài lưới. Có những chuyến đi không có ngày về do bão to sóng cả. Có một ngày, đoàn thuyền trong làng ra khơi nhưng mãi không thấy trở lại. Đúng thời gian đó, ngoài biển nhô lên một mỏm đá cao. Như một điềm lành ngày hôm sau đoàn thuyền trở lại và kể lại rằng nhìn thấy mỏm đá cao nên mới tìm được đường về. Từ đó người dân cho xây miếu thờ, người dân đi biển đều đến cúng bái.
Đến Dinh Cậu ngoài thăm quan bái phỏng điểm tâm linh du khách cũng có thể đi dạo dọc bờ cát. Khung cảnh nơi đây đẹp nhất là vào lúc hoàng hôn, mặt trời dần ngả về tây.
Trên đây là một số thông tin về các ngôi chùa ở Phú Quốc đẹp và linh thiêng. Đừng quên ghé qua những địa điểm này trước khi rời hòn đảo Ngọc này nhé.
||Tham khảo bài viết liên quan khác:
- Ăn gì ở Phú Quốc? Tổng hợp các quán ăn ngon Phú Quốc
- Các bãi biển, bãi tắm đẹp ở Phú Quốc được yêu thích nhất
- [Tổng hợp] Kinh nghiệm lặn ngắm san hô Phú Quốc từ A-Z
- Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc từ A-Z
- TOP 20+ những món ăn đặc sản Phú Quốc ngon
Nguồn: Kiến thức tổng hợp