Biệt ngữ xã hội là gì? khác gì với từ ngữ địa phương, thuật ngữ

2 Tháng Một, 2024 0 dohiep

Tiếng Việt là một ngôn ngữ phong phú và đa dạng, có nhiều loại từ ngữ khác nhau để biểu thị các khái niệm, hiện tượng, sự vật hay sự việc trong cuộc sống. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về ba loại từ ngữ phổ biến trong tiếng Việt bao gồm biệt ngữ xã hội là gì, từ ngữ địa phương và thuật ngữ nhé!

Biệt ngữ xã hội là gì

Biệt ngữ xã hội là dạng từ ngữ chỉ được dùng ở một nhóm xã hội nhất định

Biệt ngữ xã hội là gì? Ví dụ

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ hoặc cụm từ được sử dụng bởi một nhóm xã hội nhất định. Tác dụng của biệt ngữ xã hội là để thể hiện sự thuộc về, đồng thuận hoặc dùng phân biệt với những nhóm khác. Biệt ngữ xã hội có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như chính trị, giáo dục, văn hóa, thể thao, nghệ thuật, khoa học, công nghệ,… Ví dụ, một số biệt ngữ xã hội phổ biến trong tiếng Việt là:

  • Biệt ngữ xã hội của Vua quan trong triều đình phong kiến: Long thể, mặt rồng, trẫm, ái khanh, long bào, ngự bút, hộ giá…
  • Biệt ngữ xã hội dùng trong đạo Thiên chúa giáo: lòng lành, nữ tu, cứu rỗi…
  • Biệt ngữ xã hội của học sinh, sinh viên: trượt vỏ chuối, trúng tủ, ngỗng, ăn gậy…
  • Biệt ngữ xã hội của bác sĩ: chuẩn bị da (làm sạch da trước khi phẫu thuật; mở mấy ngón tay (kích thước đóng mở cổ tử cung); sữa (trong phẫu thuật sữa ám chỉ thuốc gây mê)….
  • Biệt ngữ xã hội của giới trẻ:  xịt (nói về sự thất bại, không thành công khi làm điều gì đó); chill (thư giãn, thoải mái); có phốt (nói về những câu chuyện xấu của người khác)….
từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Một số từ ngữ địa phương khá phổ biến trong tiếng Việt

Từ ngữ địa phương là gì? Ví dụ

Từ ngữ địa phương là những từ hoặc cụm từ được sử dụng trong một khu vực, vùng miền hoặc cộng đồng nhất định, có thể khác biệt với tiếng chuẩn hoặc tiếng chung. Từ ngữ địa phương thường phản ánh những nét văn hóa, lịch sử, địa lý hoặc tôn giáo đặc trưng của một nơi. Ví dụ:

  • Từ địa phương của miền Bắc: u (mẹ); giời ơi (trời ơi)…
  • Từ địa phương của miền Trung: mô (chỗ nào), tê (kìa), răng (làm sao), rứa (thế)…
  • Từ địa phương miền Nam: quả thơm (quả dứa), quả tắc (quả quất)….

>>> Xem thêm ngay từ ngữ địa phương Bậu là gì? tại đây

Thuật ngữ là gì? Ví dụ

Thuật ngữ là một từ hoặc cụm từ được sử dụng để chỉ một khái niệm, định nghĩa, phân loại hoặc thuộc tính cụ thể trong một lĩnh vực nào đó. Thuật ngữ thường có ý nghĩa chuyên biệt và chính xác, không bị nhầm lẫn với các từ thông thường. Một số ví dụ về thuật ngữ bạn có thể tham khảo như sau:

  • Thuật ngữ về ngành thiên văn học: sao, hành tinh, thiên hà…
  • Thuật ngữ về ngành ngôn ngữ học: ngữ pháp, ngữ âm, ngữ cảnh, ngữ nghĩa…
  • Thuật ngữ về ngành tin học: phần mềm, mã hóa, mạng, lập trình,…

>>> Bạn đã viết các thuật ngữ trong rap chưa? xem ngay tại đây

Phân biệt thuật ngữ, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Những điểm khác biệt của thuật ngữ, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có thể kể đến như:

  Điểm khác nhau
Biệt ngữ xã hội Là những từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Biệt ngữ xã hội có thể có đặc điểm riêng về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp hay cách viết so với từ ngữ toàn dân. Biệt ngữ xã hội thường mang tính biểu cảm, thể hiện sự đồng thuận, nhận diện và gắn kết trong cộng đồng sử dụng.
Thuật ngữ Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học và công nghệ, có đặc điểm là chính xác, đơn nghĩa, không có tính biểu cảm. Thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản khoa học, công nghệ, chuyên môn.

Từ ngữ địa phương

Là những từ ngữ được sử dụng chỉ ở một hoặc một số địa phương nhất định, có nguồn gốc từ bối cảnh tự nhiên, văn hóa, lịch sử, địa lý hay sự giao lưu với các ngôn ngữ khác của địa phương đó. Từ ngữ địa phương mang màu sắc địa phương, phản ánh đặc trưng của người dân nơi đó.

Khi dùng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương và thuật ngữ thì cần lưu ý gì?

Khi sử dụng các biệt ngữ xã hội, thuật ngữ và từ ngữ địa phương thì bạn sẽ cần lưu tâm đến những điểm như sau:

biệt ngữ xã hội của giới trẻ

Khi giao tiếp bạn nên ưu tiên việc sử dụng những từ ngữ phổ thông

  • Bạn sẽ cần phân biệt được hoàn cảnh, đối tượng và mục đích của việc sử dụng từ địa phương, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Không nên sử dụng các từ ngữ đặc biệt này khi giao tiếp với những người không thuộc cùng cộng đồng sử dụng, vì những từ ngữ này có thể gây khó hiểu với người nghe, tạo cảm giác không tôn trọng.
  • Người dùng sẽ cần nắm vững nghĩa và cách dùng của những từ ngữ đặc biệt này, tránh sự nhầm lẫn hay sai sót khi dùng.
  • Không nên lạm dụng việc sử dụng các loại từ ngữ đặc biệt như từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Bạn nên tìm những từ ngữ được dùng phổ biến và rộng rãi mang ý nghĩa tương đương để có thể truyền đạt thông điệp hiệu quả hơn và không gây khó khăn cho người nghe.

Mong rằng bạn đã hiểu rõ biệt ngữ xã hội là gì, từ ngữ địa phương và thuật ngữ là gì qua bài viết trên. Việc hiểu rõ khái niệm chính là một cách giúp bạn sử dụng những từ ngữ này được hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm ngay những biệt ngữ xã hội của gen z Vô tri là gì?

Bài viết liên quan