Bạch quả là gì? Ăn bạch quả có tác dụng gì? Cách ăn thế nào?

27 Tháng Mười Hai, 2023 0 dohiep

Bạch quả là gì? Đây là một loại dược liệu được sử dụng cả để làm thực phẩm và làm thuốc với nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như đái tháo đường, giúp giảm lo âu, căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là thông tin chi tiết về cây bạch quả là gì và các lợi ích của loại cây này. 

Bạch quả là gì?

Bạch quả, hay còn được biết đến với tên gọi khác là ngân hạnh. Đây là một loài cây thân gỗ thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae). Loại cây này bắt nguồn từ Trung Quốc, thường được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cây bạch quả hay còn được gọi là cây ngân hạnh

Cây bạch quả hay còn được gọi là cây ngân hạnh

Bạch quả thuộc cây thân gỗ với chiều cao trung bình dao động từ 20 đến 35m. Cây có tán lá nhọn, cành dài và có bộ rễ sâu hút chặt xuống đất, giúp chịu được gió mạnh và mưa lớn. Lá của nó có hình dạng của một chiếc quạt, với mép lá trên tròn, nhẵn và ở phần giữa có chút lõm, phân chia lá thành 2 thùy.

Quả của cây ngân hạnh có kích thước tương đương quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản cây bạch quả

Các phần của cây ngân hạnh được sử dụng bao gồm lá được phơi hoặc sấy khô, quả và nhân hạt.

Lá phơi khô và nhân hạt là bộ phận được dùng để sử dụng

Lá phơi khô, nhân hạt là bộ phận được dùng để sử dụng

  • Hạt của cây bạch quả có hình dạng hình trứng, chắc, với vỏ cứng. Kích thước của dài khoảng 1,5 – 2,5 cm, rộng 1 – 2 cm và độ dày 1 cm. Vỏ hạt thường có màu vàng nhạt hoặc xám nhạt, mịn và có 2 đến 3 đường gân dài nổi rõ. Nhân không có mùi đặc trưng, có vị ngọt nhẹ kèm theo một chút đắng.
  • Lá bạch quả có thể thu hái quanh năm, sau đó được rửa sạch và phơi hoặc sấy khô.
  • Quả thường được thu hoạch vào mùa thu khi chín. Sau khi tách hết phần thịt và vỏ bên ngoài, quả được rửa sạch, hấp hoặc luộc, tiếp đó phơi hoặc sấy khô. Sau đó, loại bỏ các tạp chất và vỏ cứng của hạt để lấy nhân. Khi sử dụng, nhân thường được xay nhuyễn.
  • Các thành phần có hoạt tính dược lý chính trong chiết xuất từ lá của bạch quả bao gồm flavonoid và terpenoid.

>>> Xem ngay thực vật C3, C4 và CAM là gì? Chúng có đặt điểm như thế nào tại đây

Công dụng của bạch quả theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, bạch quả đã được nghiên cứu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người như sau:

Chống oxy hóa

Tác động chống oxy hóa của flavonoid và terpenoid trong ngân hạnh đã được biết đến với hiệu quả mạnh mẽ trong việc ngăn chặn hoặc loại bỏ tác động có hại của các gốc tự do.

Chống viêm

Một nghiên cứu vào năm 2013 chỉ ra rằng chiết xuất từ lá của cây bạch quả có khả năng ức chế các phản ứng viêm, bảo vệ và tái tạo các hợp chất trong sụn khớp bị tổn thương ở chuột và người  mắc viêm khớp.

Nghiên cứu năm 2008 trước đó cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ loại quả này có khả năng ngăn chặn sự kích hoạt của các yếu tố gây viêm, đồng thời điều trị viêm đại tràng ở chuột.

Cải thiện sức khỏe hệ tuần hoàn và tim mạch

Một nghiên cứu trên nhóm người mắc bệnh mạch vành đã thêm bạch quả vào quá trình điều trị và ghi nhận sự tăng cường lưu thông máu đến nhiều bộ phận trong cơ thể do tăng 12% nồng độ nitric oxide – một hợp chất có khả năng làm giãn nở mạch máu trong hệ thống tuần hoàn.

Trong bạch quả có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong bạch quả có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu khác trên người cao tuổi khỏe mạnh cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ ngân hạnh có thể thúc đẩy lưu lượng máu từ động mạch vành và tăng cường khả năng giãn mạch phụ thuộc vào nội mô.

Ngoài ra, lá của cây ngân hạnh cũng được sử dụng phổ biến để điều trị các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch và mạch máu não, cũng như giảm mức độ lipoprotein (a) trong huyết thanh – một yếu tố nguy cơ đối với bệnh xơ vữa động mạch.

Cải thiện triệu chứng rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút

Một nghiên cứu đa trung tâm kéo dài trong vòng 52 tuần đã kết luận rằng việc sử dụng chiết xuất lá bạch quả đã giúp duy trì và cải thiện khả năng nhận thức cũng như tăng cường hoạt động xã hội của những bệnh nhân đang trải qua giai đoạn suy giảm trí tuệ trong khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Một đánh giá khác đã ghi nhận mức độ giảm đáng kể của các triệu chứng liên quan đến suy giảm trí tuệ khi sử dụng chiết xuất ngân hạnh trong khoảng thời gian từ 22 đến 24 tuần.

Ngoài ra, từ 21 thử nghiệm trên 2608 bệnh nhân vào năm 2016, đã được nhận định rằng việc sử dụng thuốc thông thường kết hợp với chiết xuất lá ngân hạnh có thể cải thiện chức năng nhận thức ở những người mắc phải bệnh Alzheimer ở mức độ nhẹ.

Cải thiện chức năng của não

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng chiết xuất bạch quả có thể cải thiện khả năng ghi nhớ ở những người có sức khỏe tốt.

Chiết xuất bạch quả có thành phần tốt cho não bổ

Chiết xuất bạch quả có thành phần tốt cho não bổ

Một thử nghiệm ngẫu nhiên vào năm 2002 cũng đã chứng minh rằng sử dụng chiết xuất bạch quả có thể tăng cường khả năng ghi nhớ tổng thể và trí nhớ của người lớn từ 60 tuổi trở lên.

Ngoài ra, một số nghiên cứu nhỏ khác cũng ủng hộ quan điểm rằng việc bổ sung bạch quả có thể cải thiện hiệu suất tinh thần và sức khỏe nhận thức của những người tình nguyện có sức khỏe tốt.

Giảm lo âu, căng thẳng

Trong một nghiên cứu, 170 người mắc chứng lo âu tổng quát đã được cho sử dụng 480 mg bạch quả mỗi ngày và kết quả cho thấy các triệu chứng lo lắng giảm hơn 45% so với nhóm dùng giả dược.

Đồng thời, do khả năng chống oxy hóa và điều hòa dẫn truyền thần kinh, chiết xuất lá cây ngân hạnh đã được áp dụng như một biện pháp bổ trợ hoặc thay thế cho các loại thuốc giảm lo âu hiện có.

Giảm các triệu chứng PMS

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là tên gọi cho tập hợp các triệu chứng như kích thích, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi,… mà phụ nữ thường gặp phải trong những tuần trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Một nghiên cứu trên 85 sinh viên đại học vào năm 2008 đã chỉ ra rằng sử dụng bạch quả có thể giảm tới 23% các triệu chứng PMS được báo cáo.

Hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục

Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên được thực hiện trên 108 người bệnh đã chỉ ra rằng việc bổ sung dinh dưỡng với chiết xuất bạch quả có thể tăng mức độ ham muốn tình dục ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh so với việc sử dụng giả dược.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác trong năm 2008 đã đánh giá việc sử dụng bạch quả để gia tăng ham muốn và thỏa mãn tình dục ở phụ nữ đồng thời tham gia vào liệu pháp tâm lý tình dục.

Công dụng của bạch quả theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, bạch quả có tính ấm, vị ngọt và hơi đắng. Quả ngân hạnh khi ăn chín có tác dụng làm ấm và bổ phổi, hỗ trợ tiêu đờm, giúp giảm triệu chứng hen suyễn, dẹp ho, điều trị chứng khí hư và huyết trắng ở phụ nữ. 

Khi ăn sống, quả này giúp tiêu đờm, làm tỉnh táo sau say rượu, có tác dụng tiêu độc và diệt khuẩn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì tính quá mạnh có thể gây sinh chứng đẩy tức khó chịu.

Trong y học dân gian, bạch quả thường được sử dụng để điều trị giun sán, kích thích sinh lý, cải thiện viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, các vấn đề da ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù.

Những tác dụng phụ khi dùng bạch quả là gì?

Tác dụng phụ khi sử dụng bạch quả có thể bao gồm:

Tác dụng phụ của bạch quả là gì?

Tác dụng phụ của bạch quả là gì?

  • Phản ứng dị ứng: Lá bạch quả có thể gây ra các phản ứng như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nóng rát và tiêu chảy. Có nguy cơ dị ứng với bạch quả có thể gây phát ban hoặc có các tác động nghiêm trọng hơn.
  • Chuẩn bị phẫu thuật: Những người chuẩn bị phẫu thuật và dự định sử dụng bạch quả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cần tránh sử dụng bạch quả nếu có tiền sử bệnh tiểu đường, động kinh, hoặc các vấn đề về sinh sản.
  • Tương tác thuốc: Bạch quả có thể tương tác với nhiều loại thuốc như thuốc làm loãng máu, aspirin, NSAID, thuốc chống tiểu cầu, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, thuốc tiểu đường, thuốc ảnh hưởng đến gan và các loại bổ sung như tỏi, palmetto, có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống co giật…
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú: Do rủi ro tiềm ẩn, không nên sử dụng bạch quả cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú mà không có sự hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ.

Những món ăn bổ dưỡng từ bạch quả

Bên cạnh công dụng làm thuốc chữa bệnh, bạch quả còn được biết đến là nguyên liệu để tạo ra những món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

Có nhiều món ăn ngon từ bạch quả

Có nhiều món ăn ngon từ bạch quả

  • Táo nấu bạch quả: Món ăn này kết hợp vị ngọt bùi của táo với vị đắng nhẹ của bạch quả, tạo nên hương vị độc đáo và thơm ngon. Đơn giản chỉ cần sơ chế táo, cắt thành miếng nhỏ và nấu cùng bạch quả trong nước đường.
  • Gà nấu bạch quả: Thịt ngọt của gà kết hợp với hương vị độc đáo của bạch quả tạo ra một món ăn thơm ngon, phù hợp cho bữa cơm gia đình. Cách làm cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần hầm gà mềm, sau đó thêm táo đỏ, bạch quả và gia vị để nêm nếm.
  • Chè bạch quả hạt sen: Món chè này nấu hạt sen và bạch quả cho thật mềm, sau đó thêm vào nước đường phèn để tạo hương vị ngọt thơm. Món ăn này rất có hiệu quả giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức.
  • Chè bạch quả bo bo: Hương vị thơm ngọt của bạch quả kết hợp với bo bo thơm nồng tạo nên một món ăn độc đáo và khó quên. Chỉ cần nấu chín bạch quả và thêm bo bo cùng nước cốt dừa là đã hoàn thành món ăn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về bạch quả là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Bạn có biết thêm thông tin về loại quả này không? Chia sẻ thêm cho mọi người cùng biết qua phần bình luận bài viết nhé!

>>> Xem thêm keo đất là gì? keo đất có tan trong nước không?

Bài viết liên quan