Bác sĩ Ruth Pfau: Nữ tu sĩ Dr. Ruth Pfau google Doodle vinh danh

15 Tháng Tư, 2021 0 Nguyễn Nhung

Bác sĩ Ruth Pfau là ai? Tại sao từ nữ tu sĩ lại có thể trở thành một bác sĩ vĩ đại như vậy. Để hiểu rõ hơn về Dr. Ruth Pfau cũng như quá trình thay đổi cuộc đời bà và nhân loại như thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về Ruth Pfau để bạn hiểu rõ hơn.

Bác sĩ Ruth Pfau là ai? 

Bác sĩ Ruth Pfau là một nữ tu sĩ người Pakistan gốc Đức, rất nổi tiếng ở Pakistan. Bà được biết đến là người đi đầu trong việc diệt trừ bệnh phong ở Pakistan, cứu sống rất nhiều người. 

Cuộc đời Dr. Ruth Pfau

Bác sĩ Ruth Pfau sinh ngày 9 tháng 9 năm 1929 tại Đức. Cha mẹ bà đều là người Kitô giáo Lutheran. Nhà có 4 chị em gái và một anh trai. Khi chiến tranh xảy ra bà đã lưu lạc đến Tây Đức và theo học ngành y. Trong quá trình học tập Ruth Pfau đã nghiên cứu về bệnh phong.

Cuộc đời Dr. Ruth Pfau và sự nghiệp của bà

Cuộc đời Dr. Ruth Pfau và sự nghiệp của bà

Đây cũng là khoảng thời gian Ruth Pfau đã gặp gỡ nhiều người. Trong đó, một phụ nữ cơ đốc giáo Hà Lan, người có ảnh hưởng đến con đường, cuộc đời của bà. Vào năm 1951, bà được rửa tội như một tín đồ theo đạo Tin Lành khi đó. Sau đó, Ruth Pfau gia nhập vào một giáo xứ Công giáo. Từ đó, tư tưởng đã bị ảnh lớn từ Romano Guardini’s Chúa trong giai đoạn đó.

Năm 1957 bà đi du lịch đến Paris. Tại đây bà đã tham gia vào một buổi giảng đạo của Công Giáo. Bà đã phát biểu rằng: “Khi bạn nhận được một cuộc gọi như vậy, bạn không thể từ chối, vì đó không phải là bạn đã đưa ra lựa chọn… Chúa đã chọn bạn”.

Sau đó, bà đã được gửi đến miền Nam Ấn Độ để truyền giáo. Nhưng năm 1960 do một số vấn đề thị thực khiến Pfau bị kẹt lại Karachi. Chính điều này đã ảnh hưởng đến bước ngoặt cuộc đời bà. 

Bước ngoặt của cuộc đời bác sĩ Ruth Pfau

Năm 1960, khi bị mắc kẹt thị thực, hộ chiếu ở Karachi. Bác sĩ Ruth Pfau đã đi đến các vùng khác nhau của Pakistan. Ở đây, bà tình cờ đến khu Lepers phía sau Đường McLeod gần ga xe lửa Thành phố. Đây là khu những người bệnh phong đang sống đã để lại ấn tượng mạnh cho bà. 

Bước ngoặt của cuộc đời bác sĩ Ruth Pfau

Bước ngoặt của cuộc đời bác sĩ Ruth Pfau

Nhìn những cảnh người bệnh sống trong trại phong khi đó. Bà đã rơi nước mắt khi chứng kiến người bệnh 30 tuổi nhưng phải trườn bò trên sàn nhà. Chân tay bị cụt bởi biến chứng của bệnh phong. 

Từ đó, một nữ tu sĩ 29 tuổi nhưng trong đầu luôn thôi thúc bà phải ở lại. Bà cần ở lại để giúp đỡ những người ở đây. Bà quyết định ở lại và chăm sóc những người bệnh, đó là sứ mệnh của bà.

Từ nữ tu sĩ trở thành bác sĩ vĩ đại

Quyết định ở lại Pakistan, tìm cách chữa trị, chống lại bệnh tật cho những người bệnh phong. Đây là một quyết định vĩ đại của Ruth Pfau. Bởi trước đây bệnh phong được cho là có khả năng bị lây nhiễm qua đường hô hấp. Những người bị mắc bệnh này đều bị kì thị, bị tẩy chay, xa lánh không được ở chung với người khác. 

Từ một nữ tu sĩ còn chưa đến 30 tuổi nhưng với quyết tâm và lòng nhân ái của Dr. Ruth Pfau, rất nhiều người bệnh phong ở Pakistan được chữa trị và khỏi bệnh.

Cho đến năm 1963, bà đã thành lập nhà thương Marie Adelaide. Nơi này dành để chăm sóc cho các bệnh nhân phong. Đồng thời là nơi đào tạo các nhân viên y tế chăm sóc, chữa trị bệnh nhân. Có rất nhiều bệnh nhân đã đến đây khám và chữa trị. Thậm chí cả những người ở Afghanistan cũng đến đây để điều trị. 

Từ nữ tu sĩ trở thành bác sĩ vĩ đại

Từ nữ tu sĩ trở thành bác sĩ vĩ đại

Sau đó, bà đã phát động kêu gọi gây quỹ để nâng cấp phòng khám, tuyên truyền về bệnh phong. Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này và không kì thị họ. Về sau, bà đã xây dựng được một mạng lưới có hơn 150 trung tâm y tế có vật lý trị liệu. Và các xưởng sản xuất chân tay giả cũng như nhà ở cho những người bị bệnh phong mà trở thành khuyết tật.

Năm 1965, Dr. Ruth Pfau đã đi học thêm khóa chuyên sâu đầu tiên về bệnh phong ở Pakistan. Đẩy mạnh hơn nữa vấn đề chống sự kỳ thị, chống lại sự tẩy chay đối với người bệnh phong.

Cho đến năm 1979 bà được bổ nhiệm làm cố vấn liên bang về bệnh phong cho bộ y tế và phúc lợi xã hội của chính phủ Pakistan. Từ đó, bà đi khắp đất nước Pakistan để chữa trị. Đồng thời thành lập các cơ sở y tế cho người bệnh. 

Không ngừng nỗ lực, không ngừng cố gắng cuối cùng bác sĩ Ruth Pfau đã mang lại kết quả tuyệt vời. Bà đã đạt được điều mình mong muốn trong việc chống lại bệnh phong của người Pakistan. Đến năm 1996, tổ chức Y tế thế giới đã công bố Pakistan là một trong những quốc gia đầu tiên ở Châu Á kiểm soát được bệnh phong. Các ca bệnh phong từ 19.398 đã giảm xuống còn 531 ca.

Để công nhận sự đóng góp, cống hiến của Ruth Pfau, năm 1988 bà đã được nhập quốc tịch Pakistan. Vào ngày 9/9/1999, Đức Tổng Giám mục của thành phố Karachi đã tiến hành thánh lễ tại nhà thờ St.Patrick. Đó là ngày sinh  nhật lần thứ 70 của bác sĩ Ruth Pfau.

Sự cống hiến và tận lực cho đến khi chết của bác sĩ Ruth Pfau

Sự cống hiến, tận lực với người bệnh, hết mình Tiến sĩ Pfau đã được công nhận và trao nhiều giải thưởng. Bà luôn được tổng thống Pakistan ca ngợi không chỉ công lao về bệnh phong mà còn bệnh lao. 

Năm 65 tuổi bà nghỉ hưu và quay trở về nhà dòng. Nhưng sau 2 năm bà lại quay trở lại Pakistan và sống trong căn hộ nhỏ bé. Bà cũng tiếp tục chữa trị cho các bệnh nhân phong khi đó. 

Năm 2006 bà được vinh danh là “người phụ nữ của năm”. Năm 2010 tổng thống Pakistan khi đó đã trao tặng cho bác sĩ Ruth Pfau danh hiệu Nishan-i-Quaid-i-Azam bởi bà đã giúp người dân di dời sau trận lũ lớn. Từ đó, bà được người dân Pakistan ca ngợi là “Mẹ Teresa”.

Đến năm 2015, Dr. Ruth Pfau đã được bang Baden-Wurmern của Đức trao Huân chương Staufer đây là giải thưởng cao nhất của bang này.

Vào ngày 19/8/2017, sau ngày mất của Dr. Ruth Pfau 9 ngày, Bộ trưởng Sindh Syed Murad Ali Shah tuyên bố đổi tên Bệnh viện Dân sự Karachi thành Bệnh viện Tiến sĩ Ruth Pfau. Đây được coi là một sự thừa nhận về “các dịch vụ vị tha của người phục vụ xã hội quá cố”.

Người cơ đốc không theo Đạo Hồi được tổ chức quốc tang

Ngày 10/08/2017 bác sĩ Ruth Pfau đã qua đời ở tuổi 87

Ngày 10/08/2017 bác sĩ Ruth Pfau đã qua đời ở tuổi 87

Ngày 10/08/2017 bác sĩ Ruth Pfau đã qua đời ở tuổi 87 tại bệnh viện Đại học Aga tại Pakistan. Bác sĩ Ruth Pfau đã gặp phải vấn đề về sức khỏe trong nhiều năm và tuổi tác của mình. 

Sau cái chết của bà, Tổng thống Pakistan đã đưa ra tuyên bố tổ chức quốc tang cho Ruth Pfau vì những cống hiến của cả cuộc đời bà cho Pakistan. Dù sinh ra và lớn lên ở Đức nhưng trái tim bà luôn ở Pakistan.

Khi đó, tang lễ được tổ chức tại nhà thờ St.Patrick nơi bà đã theo đạo. Trên quan tài của Ruth Pfau được phủ cờ Pakistan và một loạt pháo đưa tiễn bà. Buổi lễ tang cũng được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình Pakistan. 

Bác sĩ Ruth Pfau là người cơ đốc đầu tiên không theo Đạo Hồi nhưng được tổ chức tang lễ cấp Nhà nước bởi những cống hiến của bà. Sau đó, bà được chôn cất ở nghĩa trang Kitô giáo tại Karachi.

Google Doodle vinh danh bác sĩ Ruth Pfau

Google Doodle vinh danh bác sĩ Ruth Pfau

Google Doodle vinh danh bác sĩ Ruth Pfau

Hàng năm, ngày 9/9 là ngày sinh nhật của bác sĩ Ruth Pfau. Google Doodle đã thay đổi logo của mình bằng hình ảnh của Dr. Ruth Pfau. Bởi những cống hiến của bà để diệt trừ bệnh phong tại Pakistan và cứu được rất nhiều người.  

Nhờ những nỗ lực và cống hiến của bà, bệnh phong đã được hoàn toàn kiểm soát ở Pakistan, kết thúc sớm hơn so với các nước châu Á khác. Bà thường được so sánh với Mẹ Teresa ở Calcutta với những cống hiến trọn đời cho nhân loại. 

Thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn bác sĩ Ruth Pfau là ai? Bà đã cống hiến cả cuộc đời của mình. Đi ngược với các định kiến về người bệnh phong, sự kỳ thị đối với người bệnh phong lúc bấy giờ. Đồng thời cũng tìm ra phương pháp chữa bệnh nhanh nhất cho các bệnh nhân ở Pakistan cứu sống vô số người. Bà xứng đáng với tên gọi “Mẹ Teresa của Pakistan” khiến chúng ta vô cùng khâm phục.

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan