Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam | Địa lý 8

30 Tháng Mười Một, 2021 0 dohiep

Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, với khoảng hơn 2.300 con sông dài. Vậy sông ngòi ở nước ta có đặc điểm gì? Hãy cùng Kiến thức Tổng hợp đi tìm hiểu một số nội dung liên quan tới đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam nhé!

những đặc điểm chung của sông ngòi việt nam

Tìm hiểu đặc điểm của sông ngòi Việt Nam

Tìm hiểu vị trí địa lý và khí hậu của Việt Nam

Trước khi đi tìm hiểu về đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam thì chúng ta cần sẽ đi tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lý cùng khí hậu của nước ta:

Vị trí địa lý

Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, có diện tích khoảng 331.212 km2. Với đường biên giới trên đất liền dài 4.639km và đường bờ biển trải dài 3.260km và khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam của Việt Nam tính theo đường chim bay là 1.650 km.

Nơi có chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình là chưa đầy 50km. Đường biên giới đất liền dài hơn 4.600km, trong đó biên giới với nước Lào là dài nhất, tiếp đến là Trung Quốc và Campuchia.

Địa hình

đặc điểm chung của sông ngòi việt nam

Địa hình Việt Nam có tới 40% là đồi và rừng núi

Địa hình Việt Nam chiếm khoảng 40% rừng núi, 40% đồi, với độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía Bắc dãy Bạch Mã cùng những cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía Nam.

Mạng lưới hồ, sông ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Trong đó, đồng bằng chiếm khoảng ¼ diện tích bao gồm các đồng bằng châu thổ như sông Cửu Long, sông Hồng cùng các vùng đồng bằng ven biển miền Trung là những vùng tập trung dân cư với diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất nước. Với đất feralit tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, đất phù sa đồng bằng, ven biển là đất phèn. Rừng Việt Nam tập trung chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, khu vực đồi núi cùng vùng đất thấp ven biển có rừng ngập mặn. 

Khí hậu

đặc điểm chung của sông ngòi việt nam

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có nhiều sự biến động

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa và thời tiết có rất nhiều sự biến động. Với phía Bắc có dãy Bạch mã có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc lạnh, khô ráo vào mùa đông tạo nên mùa Đông lạnh; gió Đông Nam ẩm ướt vào mùa hè và gió Tây Nam nóng khô.

Phía Nam có gió Đông Bắc vào mùa khô, gió Tây Nam vào mùa mưa. Độ ẩm tương đối trung bình lên tới 84% suốt năm. Nước ta trải qua các đợt lụt, bão có lượng mưa từ 1.200 – 3.000mm, số giờ nắng khoảng từ 1.500 –  3.000 giờ/ năm. Và mức nhiệt độ 5 – 37 độ, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.5 độ trong vòng 50 năm.

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

Dưới đây là một số đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam:

Mạng lưới sông ngòi dày đặc và rộng khắp cả nước

Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 2300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu.

  • Về lượng nước

Khí hậu nước ta có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào. Vì thế, lượng nước sông nước ta vô cùng phong phú. Theo các nghiên cứu gần đây thì lưu lượng nước bình quân 26.600 m3/s.

Tổng lượng nước trung bình vào khoảng hơn 800 tỷ m3/ năm. Trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm tới 38.5% nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh chiếm tới 1.5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta.

đặc điểm chung của sông ngòi việt nam

Sông ngòi Việt Nam có mạng lưới rộng khắp

  • Về phù sa

Sông ngòi chảy trên miền địa hình dốc cùng với sức xâm thực rất mạnh nên sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa vô cùng lớn. Nó vận chuyển trung bình khoảng 226 tấn/ km2/ năm. Với tổng lượng phù sa đạt trung bình khoảng 200 triệu tấn/ năm. Trong đó, sông Cửu Long là 70 triệu tấn, sông Hồng là 120 triệu tấn, còn lại là những sông khác.

Nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng thì độ đục lên tới 600 – 700g/m3, còn những nơi có nhiều đá vôi thì sẽ bị giảm xuống còn khoảng 70g/m3.

Chảy theo 2 hướng Tây Bắc Đông Nam hoặc vòng cung

Địa hình Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn tới hướng chảy của dòng sông. Với địa hình đồi núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nên các con sông cũng có hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. Chẳng hạn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Cả, sông Đà, sông Mã,…

Còn những con sông chảy hướng vòng cung thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng Đông Bắc như sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu,…

Sông chảy theo hướng Tây sang Đông như sông Thu Bồn

đặc điểm chung của sông ngòi việt nam

Sông ngòi Việt Nam thường chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam hoặc vòng cung

Sông ngòi nước ta có 2 mùa

Sông ngòi của nước ta được chia làm 2 mùa đó là mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các vùng miền và khu vực, nó thường chậm dần từ Bắc vào Nam.

Chẳng hạn như Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa mưa trùng với mùa hè. Còn tháng cực đại ở miền Bắc thường vào từ tháng 8. Còn sông miền Trung có thêm đỉnh tiểu lũ tập trung vào đầu mùa hè (tháng 5 – 6), còn mùa nước lũ rơi từ tháng 11 – 12.

Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông chiếm 60 – 90% lưu lượng cả năm, còn mùa cạn chỉ khoảng 20 – 30%. Tháng đỉnh lũ chiếm 25 – 30% lưu lượng nước cả năm. Còn tháng kiệt lũ thì lưu lượng nước chỉ còn 1 – 2% lưu lượng cả năm., đôi khi sông còn cạn hết nước và để trơ ra dòng sông cạn.

Khai thác kinh tế và bảo sự trong sạch cho các dòng sông

đặc điểm chung của sông ngòi việt nam

Công trình thủy điện Hòa Bình

Giá trị sông ngòi

Sông ngòi Việt Nam có giá trị to lớn về nhiều mặt và nhân dân ta đã khai thác, sử dụng và cải tạo sông ngòi có từ lâu đời. Nền văn minh sông Hồng gắn liền với nghề trồng lúa nước đã qua mấy nghìn năm. Ngày nay, đã có hàng trăm công trình thủy lợi và thủy điện như Trị An, Hòa Bình, Dầu Tiếng,… tiếp tục khai thác mọi nguồn nước và phù sa phục vụ cho đời sống và sản xuất.

Thực trạng ô nhiễm 

Dòng sông thường bắt nguồn từ miền núi chảy về đồng bằng sau đó đổ ra biển. Miền núi nước ta là đầu nguồn nước, và do rừng cây ở đầu nguồn bị chặt phá nhiều khiến cho bùn cát, nước mua dồn xuống dòng sông nhanh chóng, gây ra những trận lũ dữ dội và đột ngột. Mùa màng tàn phá, nhà cửa bị cuốn trôi đe dọa đến tính mạng con người và gia súc. 

Ở những vùng đồng bằng, dân cư đông đúc và nền kinh tế phát triển. Vì thế, có rất nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải cùng các hóa chất độc hại từ khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp chưa qua xử lý đã thải ngay vào dòng sông.

đặc điểm chung của sông ngòi việt nam

Trước thực trạng ô nhiễm cần xây dựng biện pháp để bảo vệ sự trong sạch cho các dòng sông

Biện pháp bảo vệ dòng sông

  • Khai thác và bảo vệ hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi
  • Không thải chất bẩn xuống sông hồ và xử lý các chất độc hại trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
  • Tích cực phòng chống lũ lụt
  • Trồng rừng và cây xanh để bảo vệ rừng đầu nguồn

Như vậy là chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được thêm thông tin hữu ích, nếu còn thắc mắc bất cứ vấn đề nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để chúng tôi giải đáp giúp bạn nhé!

||Kiến thức bổ ích khác:

Bài viết liên quan