So Sánh Phản Xạ Có Điều Kiện Và Phản Xạ Không Điều Kiện

4 Tháng Mười, 2021 0 dohiep

Sinh vật thường phản xạ với những tác nhân bên ngoài. Phản xạ cũng được chia thành có điều kiện và không có điều kiện. Vậy giữa hai dạng phản xạ này khác nhau như thế nào? Những so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề đó rõ ràng nhất.

Phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ có điều kiện là dạng phản xạ sinh ra khi cá thể đó đã bắt đầu có nhận thức. Đây được coi là kết quả của quá trình học hỏi, rèn luyện, tự tích lũy kinh nghiệm thành thói quen. Phản xạ có điều kiện không hạn chế, một người có thể học hỏi được vô số. Tuy nhiên nếu không thường xuyên sử dụng, phản xạ có thể bị mai một theo thời gian.

so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Thí nghiệm về phản xạ có điều kiện

Ví dụ: Chơi cầu lông, đá bóng, đạp xe,…

Phản xạ có điều kiện sẽ bắt đầu hình thành khi:

  • Có sự kết hợp kích thích các chức năng của cơ thể
  • Quá trình được lặp đi lặp lại đều đặn nhiều lần hình thành thói quen
  • Sự liên hệ kết nối của các vùng vỏ não

Việc xuất hiện phản xạ có điều kiện giúp cho cơ thể quen dần với môi trường, dễ dàng thích nghi hơn với các biến đổi trong cuộc sống. Phản xạ có điều kiện cũng đảm bảo hình thành những thói quen tốt, giúp cho sinh vật tồn tại, phát triển tốt hơn trong hệ sinh thái.

Phản xạ không điều kiện là gì?

so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Phản xạ không điều kiện khi gõ búa vào đầu gối

Phản xạ không điều kiện là phản xạ được lập trình sẵn khi vừa mới sinh ra, số lượng phản xạ khá hạn chế. Đây là phản xạ tự có, không cần phải học tập, tích lũy kinh nghiệm. Phản xạ không điều kiện thường bền vững, không bị mai một theo thời gian.

Ví dụ: Cười, khóc,…

||Ôn Tập Kiến thức: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết | Giống & Khác nhau

So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm trên với nhau. Những so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện dưới đây sẽ giúp bạn tránh sử dụng nhầm hai khái niệm này:

 

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Khả năng kích ứng

Cơ thể tự trả lời với các kích thích tương ứng

Cơ thể trả lời với các kích thích không tương ứng

Tính bẩm sinh

Bẩm sinh, vừa sinh ra đã có

Hình thành trong cuộc sống, là trải nghiệm và luyện tập.

Khả năng duy trì

Mang tính chất bền vững, không bị mai một.

Không bền vững, lâu không sử dụng có thể bị mất đi.

Khả năng di truyền

Có tính chất di truyền cho các thế hệ đời sau.

Không có tính chất di truyền

Số lượng

Số lượng phản xạ khá hạn chế.

Số lượng phản xạ không giới hạn.

Hình thức phản xạ

Hình thức phản xạ đơn giản, tự nhiên, đường dẫn vĩnh viễn

Phản xạ phức tạp, có đường dẫn tạm thời.

Nơi điều khiển

Trung khu thần kinh: tuỷ sống, trụ não.

Trung khu thần kinh: vỏ não

Mặc dù phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện có khá nhiều điểm khác nhau nhưng lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Phản xạ không điều kiện chính là tiền đề để xây dựng các phản xạ có điều kiện. Hai loại phản xạ cũng tác động lẫn nhau chỉ trong thời gian ngắn.

Với các so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện trên, bạn đọc chắn hẳn đã hiểu rõ hơn, nắm chắc hơn nguồn kiến thức rồi chứ. Đây là một trong những kiến thức quan trọng của sinh học cấp THCS, xuất hiện trong khá nhiều đề thi. Do đó, để học tốt hơn, hãy ghi nhớ và làm rõ hai khái niệm này bạn nhé.

||Kiến thức mới:

Bài viết liên quan