Từ Hán Việt là gì? Cách người Việt sử dụng, sáng tạo từ Hán Việt

2 Tháng Bảy, 2022 0 tuyet12

Từ Hán Việt đã trở thành một phần quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Từ Hán Việt xuất hiện cả trong văn viết và văn nói. Vậy từ Hán Việt là gì? Để hiểu rõ hơn về từ Hán Việt. Tổng hợp những từ Hán Việt thường gặp mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt hay còn gọi là từ ghép Hán Việt. Đây là những từ vựng tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phiên âm trong tiếng Việt. Từ Hán Việt được ghi lại bằng các ký tự la tinh. 

định nghĩa từ hán việt

Tìm hiểu từ Hán Việt là gì?

Hiểu đơn giản, từ Hán Việt là từ có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được đọc theo cách phát âm của người Việt nên được gọi là từ ghép Hán Việt, từ Hán Việt. 

Đặc điểm từ Hán Việt là gì?

Sự xuất hiện của từ Hán Việt góp phần làm mở rộng, tăng vốn từ. Đồng thời giúp mang thêm nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như: 

Mang sắc thái về ý nghĩa

  • Từ Hán Việt thể hiện sắc thái ý nghĩa mang tính trừu tượng và khái quát. 
  • Ví dụ: Thảo mộc (cây cỏ), thổ huyết (hộc máu), viêm (loét)…

Mang sắc thái về biểu cảm

  • Từ Hán Việt trong nhiều trường hợp giúp thể hiện cảm xúc tốt hơn. 
  • Ví dụ: Băng hà (chết); phu nhân (vợ).

Mang sắc thái biểu thị phong cách

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp riêng biệt từ Hán Việt còn được sử dụng trong các lĩnh vực như hành chính khoa học, chính luận. Trong trường hợp đó nếu dùng từ thuần Việt thì sắc thái câu văn sẽ đơn giản hơn, đời thường hơn. 

Ví dụ: Bằng hữu (bạn bè), huynh đệ (anh em), tỉ muội (chị em), thiên thu (ngàn năm)…

Từ Hán Việt có mấy loại?

Dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ Việt Nam học đã chia từ Hán Việt thành 3 loại như sau: 

các loại từ hán việt

Có mấy loại từ Hán Việt

Từ Hán Việt cổ

Những từ Hán Việt này sử dụng trước thời nhà đường. Phần lớn từ ghép Hán Việt cổ có nguồn gốc từ tiếng Hán của thời nhà Hán. Dưới đây là một số ví dụ sẽ giúp bạn hiểu thêm về từ Hán Việt cổ. 

  • Bố trong bố mẹ có âm Hán việt cổ của chữ “父” và âm Hán Việt chữ “phụ”.
  • Ghim, kim âm Hán Việt cổ của chữ “針” và âm Hán Việt là chữ “châm”.
  • Xưa âm Hán Việt cổ của chữ “初” và âm Hán Việt là chữ “sơ”.
  • Cải trong từ “dưa cải”có âm Hán Việt cổ của chữ “芥” và âm Hán Việt chữ “giới”.
  • Khéo âm Hán Việt cổ của chữ “巧” và âm Hán Việt là chữ “xảo”.
  • Chè âm Hán Việt cổ của chữ “茶” và âm Hán Việt là “trà”.
  • Buồn  âm Hán Việt cổ của chữ “煩” và âm Hán Việt là chữ “phiền”.
  • Cả trong từ“giá cả” có âm Hán Việt cổ của chữ “價”, âm Hán Việt là “giá”

Từ Hán Việt 

Những từ Hán Việt này được sử dụng trong tiếng Việt ở giai đoạn thời nhà Đường đến nước ta vào giai đoạn đầu thế kỷ X. Trong thời kỳ này, nhà Đường đặc biệt chú trọng việc học và sử dụng chữ Hán ở An Nam. Họ yêu cầu người Việt không sử dụng, đọc chữ hán bằng âm Hán Việt cổ nguồn gốc từ tiếng Hán thời nhà Hán. 

Tuyệt đối phải đọc và sử dụng bằng tiếng Hán thời bấy giờ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tiếng Việt thời đó gồm hai loại từ Hán Việt:

  • Từ ghép Hán Việt cổ nguồn gốc từ tiếng Hán trước thời nhà Đường. 
  • Từ ghép Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán đương thời, tiếng Hán trong thời nhà Đường. Ví dụ: Tự nhiên, lịch sử, gia đình, đức cao trọng vọng… 

Từ ghép Hán Việt Việt Hóa

Những từ Hán Việt này không nằm trong cả hai trường hợp trên. Đến này. các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được thời điểm cụ thể và chính xác hình thành từ Hán Việt này. Quy luật biến đổi âm của chúng không giống hoàn toàn với từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt. 

Do đó, vấn đề phân biệt từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa vẫn rất khó khăn. Ví dụ như sau: 

  • Từ “gương” trong âm Hán Việt đọc là “Kính”.
  • Từ “góa” trong âm Hán Việt đọc là “quả”.
  • Từ “cầu” trong “cầu đường” âm Hán Việt đọc là “kiều”.
  • Từ “cướp” trong âm Hán Việt đọc là “kiếp”. 
  • Từ “trồng, “giồng” trong âm Hán Việt đọc là “trồng”. 
  • Từ “thuê” trong âm Hán Việt đọc là “thuế”. 

 

Cách Việt hóa từ gốc Hán tạo thành từ Hán Việt

Người Việt đã việt hóa những từ gốc Hán để tạo thành các từ Hán Việt theo các cách như sau:

từ hán việt là gì

Cách Việt hóa từ gốc thành từ Hán Việt

 

Thay đổi về kết cấu

Cách phổ biến nhất là xu hướng rút gọn hàng loạt các từ đơn. Ví dụ như hạn trong kỳ hạn, lệnh trong mệnh lệnh, nghiệt trong khắc nghiệt, văn trong văn học, văn chương hay điệu trong yểu điệu. 

Ngoài cách rút gọn đó người Việt còn phát triển các từ ghép Việt dựa theo công thức: Từ Việt + từ Hán. Ví dụ: Biến đổi, bao gồm, cảm mến, bồi đắp, kỳ lạ, sống động…

Mặt khác những từ ghép hoàn toàn mang gốc Hán khi trở thành các từ Hán Việt cũng đã bị đảo vị trí. Ví dụ: náo nhiệt trong tiếng Hán là nhiệt náo, di chuyển trong tiếng hán là chuyển di hay tố cáo trong tiếng Hán là cáo tố… 

Bên cạnh đó, còn có những từ ghép gốc Hán hoàn toàn mang gốc Hán và người Việt thay hắn một yếu tố nào đó để sử dụng riêng. Ví dụ họa công, họa sư (tiếng Hán) – họa sĩ (Hán Việt), tượng tận, tường tế… 

Thậm chí, ngay cả kết cấu ngôn ngữ Hán ổn định dù là thành ngữ thì cũng có thể thay đổi để trở thành những từ Hán Việt. Ví dụ khẩu Phật tâm xà (Phật khẩu xà tâm), thập tử nhất sinh (cửu tử nhất sinh), thượng lộ bình an (nhất lộ bình an), tác oai tác quái (tác uy tác phúc), an phận thủ thường (an phận thủ kỹ)…

Thay đổi ngữ nghĩa

Với những từ ghép đa nghĩa, người Việt chỉ chọn một số ý nghĩa đại diện nào đó thôi. Ví dụ, từ phù phiếm chỉ sử dụng nghĩa bóng là “không thiết thực” mà không sử dụng theo nghĩa đen là “ ngồi thuyền dạo chơi”.

Trong một số trường hợp đặc biệt, người Việt khi vay mượn từ gốc Hán Việt đã chủ động phát triển thêm một số nghĩa không có trong tiếng Hán. Ví dụ, trong tiếng Hán từ “đinh ninh” vốn chỉ có nghĩa là “dặn dò”. Tuy nhiên, khi chuyển thành từ Hán Việt còn có thêm nghĩa mới là “yên trí”. Hay trong tiếng Hán có từ “bồi hồi” vốn có nghĩa là “đi đi lại lại”, sang từ Hán Việt còn được hiểu là lòng dạ không yên, lo lắng và bồn chồn. 

Ngoài ra, khi mượn các từ gốc Hán, từ Hán Việt còn thay đổi ý nghĩa hoàn toàn, hình thức vay mượn nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, từ “mê ly” trong tiếng Hán là “mơ hồ, không rõ” thì từ Hán Việt lại có nghĩa là rất hay, rất hấp dẫn. Hay trong tiếng Hán từ “lẫm liệt” có nghĩa “rét mướt” còn trong Hán Việt lại mang nghĩa là “oai phong, hoành tráng”. 

Thay đổi màu sắc của tu từ

Thông thường, với hai từ đồng nghĩa một từ là từ Hán Việt, một từ là từ thuần Việt thì sử dụng từ Hán Việt có phần giúp sắc thái của câu trịnh trọng, trang trọng cũng như văn hóa hơn. 

Ví dụ: Từ nhi đồng (trẻ em), trường thọ (sống lâu), phụ nữ (đàn bà), phu nhân (vợ), mẫu tử (mẹ con)… 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có nhiều từ Hán Việt mang sắc thái tu từ trái ngược hoàn toàn so với từ gốc Hán. 

Ví dụ, từ “dã tâm” trong tiếng Hán chỉ mang nghĩa “tham vọng”. Tuy nhiên khi được chuyển sang từ Hán Việt thì mang nghĩa là “lòng dạ hiểm ác”. Hay trong tiếng Hán từ “đáo để” có nghĩa là “đến tận đáy”, “đến cùng” song chuyển sang từ Hán Việt mang nghĩa là “riết róng, đanh đá”. Hoặc từ “thủ đoạn” trong tiếng Hán có nghĩa là “phương pháp, kỹ pháp” thì người Việt ta đã chuyển sang nghĩa là “mưu mẹo, mánh khóe” theo nghĩa hoàn toàn xấu. 

Phân biệt từ Hán Việt với các loại từ mượn khác

Phần lớn, từ mượn là những từ được lấy từ các tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra dựa vào cách phát âm. Đồng thời theo thời gian cũng đã thích nghi với các chuẩn mực tiếng Việt. Do đó, khi sử dụng trong cuộc sống thường ngày chúng ta cảm thấy khác biệt. 

Ví dụ:

  • Từ mượn trong tiếng Pháp: Trước kia, Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp. Do đó, người Việt cũng sử dụng nhiều từ mượn trong tiếng Pháp. Ví dụ như cà phê (café), cacao (cacao), súp lơ (chou-fleur), pho mát (fromage), ban công (balcony), bê tông (beton), su hào (chou-rave), compa (compas), ba lô (ballot), kem, cà rem (crème)… 
  • Từ mượn từ tiếng Anh: Tiếng Anh đã trở thành một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Do đó, trong tiếng Việt có tương đối nhiều từ mượn của tiếng Anh. Ví dụ như clip, internet, show, radar, shorts, taxi, pro…

Bên cạnh đó, sự khác biệt nhất của từ Hán Việt với các từ mượn của tiếng nước ngoài là dựa vào mặt chữ. Ví dụ:

  • Từ Hán Việt: Trường ca, bất hủ, góa phụ… 
  • Từ mượn từ nước ngoài: Ghi đông, sơ mi, video… 

Cách nhận diện các từ Hán Việt là gì

Để nhận diện từ Hán Việt bạn có thể tham khảo theo các cách sau: 

nguồn gốc từ hán việt

Từ Hán Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc 

Dựa trên  đặc điểm ý nghĩa

Thông thường, các từ Hán Việt có ý nghĩa mang tính trừu tượng, khái quát. Do đó, khi tiếp nhận từ Hán Việt chúng ta thường cảm thấy ý nghĩa của chúng khá mơ hồ. Để giải thích hết được nghĩa của chúng khá khó bởi nghĩa thường rất rộng. 

Ví dụ khi bạn nghe được các từ Hán Việt như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, tự do, hạnh phúc, độc lập, tỷ số, hàm số, hằng số, phân số…

Hay khi cần tìm hiểu về các yếu tố tương đương trong từ thuần Việt mới suy ra được ý nghĩa. Ví dụ: Cường quốc, ẩn sĩ, ảo ảnh, danh nhân, thực đơn… thì chúng ta có thể liên hệ đến một số yếu tố tương đương rồi suy ra nghĩa. 

Dựa vào trật tự phân bố của từ

Trong từ Hán Việt hiện có một lượng từ ghép khá lớn có cấu tạo dựa theo quan hệ chính phụ, gọi là các từ ghép chính phụ. Trong đó, thường phụ tố sẽ đứng trước còn thường số thì sẽ đứng sau. Công thức: P + C.

Ví dụ: Dịch giả, tác giả, thi sĩ, khán giả, ẩn ý, ẩn sĩ, giáo viên, hội viên… 

Một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt

Sử dụng từ Hán Việt không đúng rất dễ dẫn đến việc nghĩa của chúng bị thay đổi. Hoặc trong một số trường hợp thì sắc thái biểu cảm từ Hán Việt được sử dụng là không phù hợp. 

cách sử dụng từ hán

Sử dụng từ Hán Việt đúng cách

Dưới đây là một số quy tắc riêng về cách sử dụng các từ Hán Việt mà người dùng cần nắm rõ. 

  • Sử dụng viết, nói đúng các từ gần âm giữa từ Hán Việt với từ thuần Việt tránh làm sai nghĩa. Ví dụ: Từ “vong gia” thành từ “phong gia” hay từ  “tham quan” thành “thăm quan”. 
  • Hiểu đúng nghĩa các từ Hán Việt. Ví dụ từ “yếu điểm” trong từ Hán Việt khác nghĩa với nghĩa của từ “điểm yếu” trong thuần Việt. 
  • Sử dụng các sắc thái biểu cảm phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. Ví dụ từ qua đời, từ trần hay hy sinh đều có nghĩa là chết. Nhưng cần sử dụng trong trường hợp nào cho phù hợp và phù hợp với những đối tượng nào. 

Mặt khác, tuyệt đối không lạm dụng từ Hán Việt quá nhiều để đảm bảo được độ thuần Việt cũng như tính dễ hiểu trong tiếng Việt của chúng ta. 

Giải nghĩa một số từ Hán Việt thường gặp

Để hiểu rõ hơn về từ Hán Việt là gì, dưới đây là một số từ Hán Việt thường gặp, thành ngữ Hán Việt và cách giải nghĩa mà bạn sẽ thấy là rất gần gũi:

  • Từ mẫu: Mẹ.
  • Kế mẫu: Mẹ kế
  • Phụ mẫu: Cha mẹ, bố mẹ.  
  • Phụ mẫu: Bố mẹ, cha mẹ. 
  • Trưởng nam: Con trai lớn nhất, con trai cả. 
  • Quý nam: Con trai út. 
  • Trung nam: Con trai sinh ở giữa.
  • Trưởng nữ: Con gái lớn đầu lòng.
  • Gia công: Ông nội. 
  • Phu quân: Cách xưng hô của vợ gọi chồng.
  • Nội trợ: Người làm việc trong nhà như nấu nướng, quét dọn. 
  • Quý đệ: Em trai út. 
  • Tiểu muội: Em gái. 
  • Bách niên giai lão: Vợ chồng chung sống bên nhau đến trọn đời. 
  • An cư lạc nghiệp: Gia đình yên ổn thì con đường công danh sự nghiệp mới tốt lành. 
  • Anh hùng xuất thiếu niên: Ngay từ khi còn nhỏ đã trở thành anh hùng. 
  • Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ, phân vân, chưa chắc chắn. 
  • Băng thanh ngọc khiết: Người con gái trong trắng.
  • Bất di bất dịch: Ở nguyên một chỗ, không dịch chuyển, không di chuyển. 
  • Bất đắc hổ tử: Không vào hang hổ thì làm sao bắt được cọp con. 
  • Bất đắc kỳ tử: Chưa tới lúc chết mà đã phải chết.
  • Bất tài vô tướng: Không tướng mạo cũng không có bất kỳ khả năng gì hết. Ý là vừa xấu xí vừa vô cùng.
  • Bất khả chiến bại: Chỉ thẳng, không thua, không bị đánh bại bao giờ. 
  • Binh quý xuất kỳ bất ý: Trong binh pháp điều quý giá nhất là bất ngờ tấn công.
  • Cầm kỳ thi họa: Gồm 4 tài năng là chơi đàn, chơi cờ, làm thơ và vẽ tranh.
  • Cẩn ngôn vô tội, cẩn tắc vô ưu: Giữ lời nói cẩn thận thì sẽ không phải lo lắng gì.
  • Cao nhân tất hữu cao nhân trị: Người giỏi rồi cũng ắt sẽ gặp người giỏi hơn.
  • Can tràng tấc đoạn: Đau đớn như từng khúc ruột gan bị cắt đứt lìa.
  • Cận mặc giả hắc, cận đăng giả minh: Tương đương theo câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” trong tục ngữ Việt Nam.
  • Châu liền bích lạc: Chỉ sự kết hợp vô cùng ăn khớp. 
  • Châu về hợp phố: Những gì đẹp đẽ, quý giá rồi sẽ trở về với chủ cũ. 
  • Cốt nhục tương tàn: Cùng chung huyết thống nhưng vẫn giết hại lẫn nhau.
  • Chính nhân quân tử: Con người có cách cư xử đẹp theo kiểu quân tử.
  • Công thành danh toại: Sự nghiệp công danh hoàn tất.
  • Cửu ngũ chí tôn: Những bậc vua chúa cao sang quyền quý.
  • Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành: Có tính danh tính, lời lẽ hợp tình hợp lý thì sự việc chắc chắn thành công.
  • Danh bất hư truyền: Nổi tiếng như thế quả không sai. 
  • Dĩ hoà vi quý: Điều quý giá nhất là giữ được hóa khí.  

Qua bài viết là những thông tin về từ Hán Việt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về từ Hán Việt cũng như có cách sử dụng đúng đắn hơn. 

 

Bài viết liên quan