Phép nối được sử dụng trong câu giúp đoạn văn được rõ nghĩa hơn. Cách sử dụng phép nối đơn giản nhưng cần đặt đúng hoàn cảnh, đối tượng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ phép nối là gì? Cách dùng và một số phép liên kết trong câu.
Nội dung bài viết
Phép nối là gì?
Phép nối là cách sử dụng các quan hệ từ, trợ từ, phụ từ, tính từ, phụ từ, tính từ,… để kết nối ý của câu trước với câu sau nhằm làm rõ nội dung các câu. Phép nối thường dùng các từ hoặc cụm từ để tạo mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều câu.
Các từ ngữ thường sử dụng trong phép nối như: tuy vây, chỉ, do đó,… Nhờ đó, các câu được chuyển tiếp ý và tăng tính mạch lạc, người đọc có thể dễ dàng hiểu được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt.
Phân biệt các phép nối trong câu
Các phép nối trong câu hoặc đoạn được phân loại theo đặc điểm, ngữ cảnh sử dụng. Các phép nối thường được chia làm 4 loại bao gồm: phép nối quan hệ từ, phép nối tổ hợp từ, phép nối theo quan hệ chức năng cú pháp và phép nối bằng phụ từ, tính từ, trợ từ.
Nối quan hệ từ
Phép nối quan hệ từ là dùng các hư từ để thể hiện giữa các nội dung trong câu. Một số hư từ như: nếu, vì, mà, nhưng, tuỳ, còn, mà, thì, với… đều được dùng phổ biến cả trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ: Trang đã đạt được học bổng trong kỳ vừa rồi. Nếu gia đình cô ấy tạo điều kiện thì chắc chắn tương lai còn rộng mở hơn nữa.
=> Từ “nếu” được sử dụng ở đầu câu thứ 2 với ý nghĩa nhấn mạnh và làm nổi bật độ nhân vật được nhắc đến trong câu thứ 1.
Nối tổ hợp từ
Phép nối trong văn viết có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa một câu kết với một đại từ hoặc phụ từ, hoặc thông qua các tổ hợp từ có mục đích ý nghĩa liên kết.
Các tổ hợp từ bao gồm “vì vậy”, “do đó”, “bởi thế”, “tuy vậy”, “nếu vậy”, “vậy mà”, “thế thì”, “với lại”, “vả lại”. Các cụm từ có thể sử dụng trong câu như “nghĩa là”, “trên đây”, “tiếp theo”, “nhìn chung”, “tóm lại”. Cụm từ thường được sử dụng đầu câu để tổng hợp lại những nội dung đã trình bày ở trên.
Ví dụ: Trên đây là những nội dung liên quan tới nối tổ hợp từ mà chúng tôi đã tổng hợp lại.
Nối bằng phụ từ, trợ từ, tính từ
Phép nối trong văn viết sử dụng một loạt các phụ từ, tính từ và trợ từ để tạo ra sự liên kết giữa các phần khác nhau của văn bản. Các từ nối như: “cũng”, “cả”, “lại”, “khác” sẽ giúp câu văn được hoàn chỉnh hơn.
Ví dụ: Công việc bắt đầu sau một đêm dài. Chỉ duy nhất một ngày nghỉ để lấy lại năng lượng.
Nối theo quan hệ chức năng cú pháp
Trong phần lớn các văn bản, đặc biệt là ở những văn bản nghệ thuật, có một số câu chỉ có một chức năng duy nhất. Những câu này thường được gọi là câu dưới bậc hoặc câu ngữ trực thuộc.
Phép nối theo mối quan hệ chức năng, cú pháp là phép nối sử dụng các câu chỉ tương đương với một phần hoặc chức năng cú pháp cụ thể của một câu liên quan nhằm mục đích liên kết chúng.
Ví dụ: Sáng. Mặt trời hửng nắng sớm ban mai.
Tại sao cần sử dụng các phép nối?
Phép nối có tác dụng nối các câu có quan hệ với nhau trong đoạn văn giúp chúng được đầy đủ các ý nghĩa hơn. Ngoài ra, sử dụng phép nối giúp tạo sự kết nối giữa câu trước và câu sau. Nội dung có tính liền mạch hơn, giúp người đọc dễ dàng đọc hiểu những điều mà tác giả muốn truyền tải.
Một số phép liên kết khác trong câu
Trong câu, sự rõ ràng, mạch lạc là yếu tố quan trọng giúp nội dung mang lại giá trị đối với người đọc. Ngoài phép nối, một số phương tiện liên kết thường sử dụng như: phép thế, phép lặp, phép nghịch đối, phép liên tưởng.
Phép lặp
Phép lặp là việc sử dụng nhiều lần một yếu tố ngôn ngữ trong câu để giúp chúng có thể liên kết với nhau. Ngoài ra, chúng còn giúp gây ấn tượng đối với người đọc hơn. Phép 3 lặp có 3 phương tiện là: lặp ngữ âm, lặp từ ngữ, lặp cú pháp.
Ví dụ:
- “Bánh chưng có lá
Con cá có vây” (Phép lặp ngữ âm)
- Cách dùng phương pháp trị liệu đó giúp Thảo cảm thấy trong người khoẻ mạnh hơn. Nếu không có phương pháp đó, chắc sức khoẻ cô ấy không còn được như trước. (Phép lặp từ ngữ)
- “Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Phép lặp cú pháp)
Phép thế
Phép thế là cách sử dụng một từ ngữ có nghĩa tương đương để tạo ra tính mạch lạc và tránh trùng lặp. Giúp câu văn vẫn rõ nghĩa nhưng không khiến người đọc thấy nhàm chán. Phép thế có 2 cách: thế bằng đại từ và thế bằng từ đồng nghĩa.
Ví dụ:
- Thu là một trong những nhân viên xuất sắc của công ty. Cô ấy luôn nỗ lực hết mình trong công việc của mình (Thế bằng đại từ)
- Cậu ấy trở thành một trong những người đạt thành tích cao nhất trong cuộc thi vừa rồi. Chàng trai gốc Hà Nội chia sẻ bí quyết học nhanh nhớ lâu là nên tập trung vào một công việc trong một thời gian cụ thể. (Thế bằng từ đồng nghĩa)
Phép liên tưởng
Ở phép thế, việc sử dụng từ ngữ khác nhau nhưng chỉ cùng một sự vật. Tuy nhiên, phép liên tưởng sử dụng các từ ngữ cùng chỉ tới một sự vật nhưng có mối liên hệ với nhau, từ này liên hệ với từ kia gợi lên sự liên tưởng. Phép liên tưởng có 2 loại bao gồm: Liên tưởng cùng chất và liên tưởng khác chất.
Ví dụ:
- “Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!” => Liên tưởng cùng chất
- “Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền” => Liên tưởng khác chất
Phép nghịch đối
Khác với các phép liên kết trên, phép nghịch đối dùng những từ trái nghĩa, phủ định, miêu tả,… để cho thấy sự trái ngược giữa các sự vật với nhau. Từ đó, khiến người đọc có sự so sánh giữa các vế trong đoạn văn.
Ví dụ: “Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ.”
Phép nối liên kết các câu trong đoạn văn lại với nhau và làm rõ nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt tới cho người đọc.
Chắc hẳn bài viết trên đã giúp bạn hiểu được cách sử dụng các phép nối và một số phép liên kết khác. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể cải thiện cách diễn đạt của mình trong giao tiếp. Theo dõi các bài viết mới nhất về các chủ đề mới nhất được cập nhật hàng ngày trên website nhé!
>>> Xem thêm ngôi thứ 3 là gì? Dùng ngôi thứ 3 như thế nào tại đây