Khám phá những sự thật thú vị về trái đất của chúng ta

16 Tháng Hai, 2021 0 ngacontent

Trái đất là nơi mà chúng ta đang sinh sống. Tuy nhiên bạn có thực sự hiểu biết về hành tinh này? Bạn có biết rằng Trái đất mà bạn đang sống đã từng có màu tím. Hay mỗi một giây Trái đất bị sét đánh 100 lần, ngọn núi dài nhất lại nằm dưới đáy biển,… Và còn rất nhiều những sự thật thú vị về Trái đất khác nữa. Hãy cùng chúng ta khám phá những điều thú vị về Trái đất trong những chia sẻ sau đây.

Bài viết nổi bật:

Trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong Thái dương hệ

những điều thú vị về Trái đất

Trái đất là hành tinh duy nhất trong Thái dương hệ có sự sống (Internet)

Trong Hệ Mặt trời, Trái đất của chúng ta là hành tinh xếp thứ 3 từ Mặt trời. Đây là hành tinh trong Thái dương hệ duy nhất được biết đến là có sự sống. Tại ngôi nhà chung Trái đất này có bầu khí quyển với oxy tự do, các đại dương nước lỏng trên bề mặt và có sự sống. Trái đất là một trong bốn hành tinh trên cạn: Giống như sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa, nó có đá ở bề mặt.

Trái đất rất “già”

Mặc dù sự sống được cho là mới chỉ xuất hiện ở Trái đất khoảng từ 150 – 200 triệu năm. Tuy nhiên tuổi thọ thực của hành tinh này lại rất lớn. Các nhà nghiên cứu cách xác định niên đại của cả những tảng đá lâu đời nhất trên hành tinh và những thiên thạch đã được phát hiện trên Trái đất để tính toán tuổi của Trái đất. Kết quả cho thấy Trái đất đã khoảng 4,54 tỷ năm tuổi.

những điều thú vị về Trái đất

Đá tại vành đai Nuvvu Agitq(AAAS)

Vành đai Nuvvu Agitq trên bờ biển của Vịnh Hudson ở Bắc Quebec. Nó được cho là những tảng đá “già” nhất Trái đất với niên đại ước tính khoảng 4,28 tỷ năm trước.

Trái đất là hành tinh “tự tái tạo”

Mặt đất bạn đang đi luôn được tái tạo. Chu kỳ đá của Trái đất biến đá mácma thành đá trầm tích sau đó thành đá biến chất và quay trở lại.

Chu kỳ này không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Nhưng cơ bản nó hoạt động như sau: Mácma từ sâu trong Trái đất nổi lên và cứng lại thành đá. Các quá trình kiến ​​tạo nâng khối đá đó lên bề mặt. Tại bề mặt nó bị xói mòn làm bong tróc từng mảnh. Những mảnh nhỏ này lại được lắng đọng và chôn vùi. Áp lực từ trên cao sẽ nén chúng thành đá trầm tích như sa thạch. Nếu đá trầm tích bị vùi sâu hơn nữa, chúng sẽ “nấu” thành đá biến chất dưới nhiều áp lực và nhiệt.

những điều chưa biết về trái đất

Trái đất không ngừng tái tạo(NASA)

Tất nhiên, trên đường đi, đá trầm tích có thể bị tái xói mòn hoặc đá biến chất được nâng lên. Nhưng nếu đá biến chất bị kẹt trong một vùng hút chìm, nơi một mảnh vỏ đang đẩy xuống dưới một mảnh khác. Thì chúng có thể bị biến đổi trở lại thành mácma.

Chile là nơi có trận động đất lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại

Ngày 22/5/1960, trận động đất 9.6 độ richter đã xảy ra tại Chile và kéo dài trong khoảng 10 phút. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận tới thời điểm hiện tại (2021). Trận động đất này gây ra sóng thần làm ảnh hưởng tới miền nam Chile, Hawaii, Philippine, Nhật Bản, miền đông New Zealand, đông nam Úc và đảo Aleutian. Số người thiệt mạng từ thảm họa này khoảng từ 1000 – 7000 người.

Libya là nơi nóng nhất Trái đất

những điều kỳ thú về trái đất

Nơi nóng nhất thuộc về Libya (NASA)

Điểm nóng nhất của Trái đất thuộc về El Azizia (Libya). Nơi đây ghi nhận nhiệt độ từ các trạm quan trắc cho thấy nó đạt 57,8 độ C (136 độ F) vào ngày 13/9/1922. Thực tế có thể có những địa điểm nóng hơn ngoài mạng lưới các trạm quan trắc.

Nam Cực là nơi lạnh nhất

Ngôi vương này thuộc về Nam cực là một điều hoàn toàn hiển nhiên đúng không nào. Nhiệt độ mùa đông ở đây có thể xuống dưới âm 73 độ C (âm 100 độ F).

Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận trên Trái đất đến từ Trạm Vostok của Nga. Nơi đây từng ghi chép được mức lạnh thấu xương xuống tới âm 89,2 độ C (âm 128,6 độ F) vào ngày 21/7/1983.

những điều thú vị trên trái đất

Nơi lạnh nhất thế giới là Nam cực (NSQ)

Trọng lực trên Trái đất không đồng đều

Bởi vì địa cầu của chúng ta không phải là một hình cầu hoàn hảo. Khối lượng của nó được phân bố không đồng đều. Chính vì vậy nên trọng lực tại các nơi sẽ không đồng đều.

Ví dụ như tại Vịnh Hudson của Canada. Khu vực này có trọng lực thấp hơn các khu vực khác, và một nghiên cứu năm 2007 cho thấy nguyên nhân là do các sông băng đang tan chảy.

sự thật thú vị về trái đất

Trọng lực tại vịnh Hudson thấp hơn nơi khác(K. Cardon)

Trái Đất từng có 2 mặt trăng?

Trên tạp chí Nature, số ra ngày 4/8/2011, các nhà khoa học cho biết Trái đất có thể đã từng có 2 mặt trăng. Nó quay quanh Trái đất trước khi đâm sầm vào một trong những mặt trăng khác. Cuộc đụng độ khổng lồ này có thể giải thích tại sao hai mặt của vệ tinh Mặt Trăng còn sót lại rất khác nhau.

Những sự thật về trái đất

Có thể đã có 2 mặt trăng (NASA)

Trái đất vẫn có thể có 2 mặt trăng?

Một số nhà khoa học khẳng định Trái đất hiện có hai mặt trăng. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên tạp chí khoa học hành tinh ICARUS vào ngày 20/12/2011, một tảng đá không gian rộng ít nhất 3,3 m quay quanh Trái đất vào bất kỳ thời điểm nào. Các nhà khoa học cho biết không phải lúc nào nó cũng là một tảng đá mà là một “mặt trăng tạm thời” luôn thay đổi.

sự thật thú vị về trái đất

Trái đất vẫn có thể có 2 mặt trăng? (ESO / B. Tafreshi /TWAN)

Đá có thể “đi bộ”

Tại hồ Racetrack Playa ở thung lũng Chết (Death Valley) các hòn đá dưới lòng hồ có thể “đi bộ”. Ở đó, những cơn bão có thể làm di chuyển những tảng đá từ vài đến vài chục kg.

những điều cần biết về trái đất

Những hòn đá tại thung lũng Chết có thể “đi bộ” trong lòng hồ (Shutterstock)

Dãy núi dài nhất nằm dưới đại dương

Thường chúng ta sẽ nghĩ núi thì nằm trên cạn đúng không. Tuy nhiên dưới đáy đại dương lại có không ít ngọn núi đâu. Thậm chí, dãy núi dài nhất Trái đất còn nằm dưới đáy đại dương nữa đấy.

những điều kỳ thú về trái đất

Dãy núi dài nhất nằm dưới đáy đại dương (Google Earth)

Dãy núi này được gọi là Sườn núi giữa đại dương. Đây là một dãy núi lửa khổng lồ dưới biển dài khoảng 65.000 km chiều cao trung bình khoảng 5,5 km từ đáy biển. Đây là nơi các mảng của Trái đất tách ra khi lớp vỏ mới bong lên – gây ra nhiều vụ phun trào núi lửa trên trái đất.

Điểm sâu nhất là rãnh Mariana

Điểm sâu nhất dưới đáy đại dương lên đến 11.034 m dưới mực nước biển nằm tại rãnh Mariana. Nó nằm tại khu vực tây Thái Bình Dương. Rãnh này được phát hiện vào năm 1858, nhưng mãi đến năm 1951 khu vực này mới bắt đầu được khảo sát là nơi sâu nhất Trái đất.

những sự thật thú vị về trái đất

Rãnh Mariana là nơi sâu nhất thế giới (Internet)

Hồ có thể phát nổ

Đó không phải một lời nói đùa mà là sự thật đấy. Ở Cameroon, biên giới của Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo có ba hồ chết người: Nyos, Monoun và Kivu. Cả ba đều là hồ từ miệng núi lửa. Magma bên dưới bề mặt giải phóng carbon dioxide vào các hồ, dẫn đến một lớp sâu, giàu carbon dioxide ngay trên lòng hồ. Khí cacbonic đó có thể được giải phóng tạo thành các vụ nổ. Nó có thể làm ngạt thở bất kỳ người nào xung quanh đó.

những điều thú vị trên trái đất

Đêm 21/8/1986 hồ Nyos phát nổ khiến khoảng 2000 người tử vong do ngạt khí CO2 (Internet)

Trái đất từng có màu tím

Shil DasSarma, nhà di truyền sinh vật học tại Đại học Maryland nghi ngờ sự sống trên Trái đất sơ khai có thể cũng có màu tím như màu xanh ngày nay. Ông nói, các vi sinh vật cổ đại có thể đã sử dụng một phân tử không phải là chất diệp lục để khai thác các tia nắng mặt trời, một phân tử tạo cho các sinh vật có màu tím.

DasSarma cho rằng chất diệp lục xuất hiện sau khi một phân tử nhạy cảm với ánh sáng khác gọi là retinal đã có mặt trên Trái đất thuở sơ khai. Retinal, ngày nay được tìm thấy trong màng màu mận chín của một vi khuẩn quang hợp gọi là vi khuẩn halobacteria, hấp thụ ánh sáng xanh lục và phản xạ lại ánh sáng đỏ và tím, sự kết hợp của chúng có màu tím.

những sự thật thú vị về trái đất

Trái đất được cho rằng đã từng có màu tím (Shutterstock)

Mỗi giây Trái đất bị sét đánh 100 lần

Bạn không nhìn nhầm đâu, chính xác là 100 lần cho mỗi giây đấy. “Thần sấm” Thor chắc sẽ phải vung búa mệt nghỉ đây. Mỗi ngày Trái đất bị sét đánh khoảng 8,6 triệu lần. Theo trang web giáo dục Windows to the Universe, một tia sét có thể làm nóng không khí lên tới khoảng 30.000 độ C. Nó khiến không khí giãn nở nhanh chóng.

Sự thật thú vị về trái đất

Sét đánh xuống Trái đất trung bình 100 lần trên 1 giây (Internet)

Biển trên Trái đất rất “giàu”

Các đại dương chiếm 70% bề mặt Trái đất. Và trong đại dương mênh mông này chứa tới khoảng 20 triệu tấn vàng. Nhưng bạn đừng vội lấy xô đi xách nước biển nhé. Kim loại quý này trong nước biển loãng đến mức trung bình mỗi lít nước biển chỉ chứa khoảng 13 phần tỷ gram vàng. Vàng ở dạng rắn cũng có dưới đáy biển. Tuy nhiên không có cách hiệu quả nào để khai thác loại kim loại quý này. Theo NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ) cho biết nếu chúng ta có thể khai thác tất cả chúng, mỗi người trên Trái đất có thể có khoảng 4kg vàng.

Sự thật về trái đất

Vàng có dưới đáy biển (Internet)

Tambora là vụ phun trào núi lửa lớn nhất

Vào 4/1815, ngọn núi lửa Tambora (Indonesia) phun trào. Nó được ghi nhận xếp hạng 7 trên thang đo chỉ số núi lửa (VEI) từ 1 – 8. Vụ nổ lớn đến nỗi những người ở khoảng cách 1930km vẫn có thể nghe thấy. Số người chết do vụ phun trào ước tính lên tới 71.000 người. Những đám mây tro bụi dày đặc phủ xuống nhiều hòn đảo xa xôi.

Những sự thật thú vị về trái đất

Vụ phun trào này gây thiệt mạng khoảng hơn 70000 người (Internet)

Trên đây là những sự thật thú vị về Trái đất mà có thể bạn chưa biết. Ngoài ra, hành tinh của chúng ta còn tiềm ẩn rất nhiều điều kỳ thú khác. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với quý vị.

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan