[Giải đáp] Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?

23 Tháng Mười Một, 2021 0 Trần Diên

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, các triều đại chú trọng đến việc học tập của các sĩ tử. Tổ chức các cuộc thi để lựa chọn người tài ra giúp dân, giúp nước. Đặc biệt phải kể đến nhà Hậu Lê coi trọng người tài với những chính sách chiêu mộ nhân tài. Vậy nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập

Giới thiệu về nhà Hậu Lê 

Sau 20 năm nhân dân bị quân Minh đô hộ, đàn áp đến khốn cùng. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã đánh đuổi hoàn toàn quân giặc ra khỏi bờ cõi. 

Đôi nét về thời Hậu Lê 

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua khôi phục tên nước là Đại Việt đóng đô tại Thăng Long. Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều đại Tiền Lê do Lê Hoàn thành lập ở thế kỷ X.

Triều đại trải qua các đời vua như: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông… Giai đoạn này bắt đầu tổ chức lại bộ máy nhà nước và hoàn thiện. Việc quản lý được củng cố và đạt đến đỉnh cao nhất ở thời đại vua Lê Thánh Tông. 

nhà hậu lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập

Triều đại Hậu Lê đưa đất nước thoát khỏi cảnh đô hộ của giặc Minh

  • Lê Thánh Tông cho người vẽ lại bản đồ đất nước được gọi là bản đồ Hồng Đức. Đến nay được công nhận chính là bản đồ đầu tiên của nước ta. 
  • Vua đã cho ban hành bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta. Đó chính là luật Hồng Đức. 

Việc vẽ lại bản đồ và ban hành bộ luật đã giúp cai quản đất nước, đưa kinh tế phát triển. Đồng thời con mang đến một xã hội ổn định. Nhờ có bộ luật Hồng Đức đã đề cao được ý thức bảo vệ độc lập dân tộc. Hơn nữa, luật cũng đề cập đến việc tôn trọng quyền lợi cũng như địa vị của phái nữ. 

Bộ máy nhà nước thời Hậu Lê 

Giống như các triều đại khác, ở thời Hậu Lê thì vua nắm giữ quyền lực tối cao. Nhưng có sự đổi mới về tổ chức, bộ máy nhà nước có sự chặt chẽ hơn nhiều. Bộ máy được phân chia rõ ràng như sau: 

  • Vua → các bộ. 
  • Các viện → Đạo → Phủ → Huyện → Xã. 

Thành tựu đạt được thời Hậu Lê 

Chính những cải cách, ban hành của thời đại này đã mang đến những thành tựu nổi bật về tất cả các lĩnh vực. 

Văn học 

Thời Hậu Lê, văn học chữ chiếm ưu thế là chữ Hán. Tuy nhiên văn học chữ Nôm cũng không ngừng phát triển. 

nhà lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập

Bộ máy được kiện toàn có tổ chức, quy củ

  • Tác phẩm chữ Hán: Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú… 
  • Tác phẩm chữ Nôm: Quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông, ức trai thi tập của Nguyễn Trãi… 

Lịch sử 

  • Ngô Sĩ Liên biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư chính là bộ sách lịch sử đầu tiên của nước ta. 
  • Nguyễn Trãi biên soạn bộ Lam Sơn thực lục ghi chép toàn bộ diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn. 

Địa lý 

Tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi đã xác định rõ lãnh thổ nước Nam ta. 

Toán học và y học 

Trong thời đại này cũng xuất hiện những nhân tài nổi bật. Có thể kể đến Lương Thế Vinh đã tập hợp lại kiến thức toán học lúc bấy giờ. Về y học, bước đầu đã đạt được những thành tựu mới mẻ. 

Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?  

Trải qua hơn 20 năm đô hộ của giặc Minh những sách vở trên cả nước hầu như đã phá hủy. Do đó, thời đại Hậu Lê cần nhiều người tài để khôi phục lại văn học, sử sách từ lâu đời. Vậy nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập biến thời đại này hưng thịnh?

Nhằm khuyến khích học tập, nhà Hậu Lê đã đặt ra quy định như sau:

nhà hậu lê làm gì để khuyến khích việc học tập

Tổ chức các lễ xướng danh cho người đỗ đạt cao

  • Tổ chức lễ xướng danh để đọc tên những người đỗ đạt. 
  • Tổ chức lễ vinh quy để đón rước người đỗ cao về làng. 
  • Khắc tên tuổi những người đỗ đạt cao từ học hàm tiến sĩ vào bia đá được dựng ở Văn Miếu. 

Một số câu hỏi liên quan đến triều đại Hậu Lê 

Thời đại Hậu Lê được đánh giá là hưng thịnh với nhiều thành tựu. Không chỉ đưa đất nước khôi phục sau chiến tranh mà còn phát triển. Chính vì thế có rất nhiều câu hỏi liên quan đến về triều đại này. 

Vua Lê Thánh Tông làm gì để quản lý đất nước? 

Vua Lê Thánh Tông trị vị đất nước 37 năm (1460 – 1497) đã đưa ra những quyết sách đúng đắn. 

Tổ chức quản lý đất nước 

Chính những cải tổ của nhà vua đã đưa việc quản lý được củng cố và đạt đỉnh cao. Vua là người nắm quyền lực tuyệt đối, mọi quyền hành đều tập trung trong tay vua. Cũng chính vua là người chỉ huy quân đội của mình. Lê Thánh Tông cũng đã bãi bỏ một số chức quan cho là cao cấp như: Tướng Quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển… Thành lập ra các bộ và các viện để giúp việc cho vua. 

Cho vẽ lại bản đồ đất nước 

Thời điểm trị vì, Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ Hồng Đức chính là bản đồ đầu tiên của nước ta.

nhà hậu lê đã làm gì để khuyến khích học tập

Bản đồ đầu tiên của Việt Nam

Ban hành bộ luật Hồng Đức 

Thời kỳ vua Lê Thái Tông đã chú ý đến pháp luật nhưng phải đến đời vua Lê Thánh Tông mới cho ra đời bộ luật mới. Một bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta với nội dung tiến bộ. 

Trong bộ luật nội dung cơ bản là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại và địa chủ. Ngoài ra còn đề cập đến việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế. Hơn nữa đề cao việc giữ gìn truyền thống dân tộc và bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

Bộ luật Hồng Đức đề cập nội dung gì? 

Đến thời điểm bấy giờ, luật Hồng Đức là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta. Trong bộ luật cũng đã có đề cập đến nội dung tiến bộ. Tuy nhiên nội dung luật đã nêu rõ những điều sau: 

  • Bảo vệ đặc quyền – đặc lợi của vua, quan lại, địa chủ.
  • Có các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
  • Khuyến nông, đề cao phát triển kinh tế.
  • Có những hoạt động lưu giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Bước đầu đề cập quyền lợi của người phụ nữ.

Thời Hậu Lê có những tác giả văn học tiêu biểu nào?

để khuyến khích việc học tập nhà hậu lê đã làm gì

Một trong những tác giả kiệt xuất phải kể đến Nguyễn Trãi

Bởi vì chính sách khuyến khích học tập mà thời đại này xuất hiện nhiều nhân tài như: 

  • Vua Lê Thánh Tông 
  • Nguyễn Trãi 
  • Ngô Sĩ Liên 
  • Nguyễn Mộng Tuân 
  • Nguyễn Húc 
  • Lý Tử Tấn

Tại sao có thể coi vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi là những nhà văn hóa tiêu biểu giai đoạn này? 

  • Vua Lê Thánh Tông và Nguyễn Trãi là tác giả có nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm của Lê Thánh Tông được nhận định là hai tập thơ Nôm cổ và có giá trị đến ngày nay. 
  • Tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi xác định rõ ràng lãnh thổ quốc gia. Qua sáng tác đã nêu ra những tài nguyên phong phú của đất nước. Đồng thời cũng đề cập đến một số phong tục, tập quán của nhân dân. 

Qua bài viết đã lý giải cho mọi người câu hỏi: “Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?”. Hy vọng với những thông tin trên đây đã cung cấp cho các bạn kiến thức lịch sử bổ ích. 

Bài viết liên quan