Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7/1929 là kết quả của cuộc đấu tranh kiên trì của Phong trào công nhân Việt Nam. Đây là những hạt nhân quan trọng, một phần lực lượng nòng cốt của lực lượng Cách Mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung bài viết
Lịch sử ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7
Cột mốc đánh dấu Công đoàn Việt Nam được thành lập ngày 28/7/1927.
Công đoàn là gì?
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội được thành lập và làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị Nhà nước, có quyền hạn và nhiệm vụ giám sát, đảm bảo thực thi quyền lợi của người lao động trong tổ chức đó.
Đây là cơ quan đại diện cho các cán bộ, công chức, viên chức công nhân và toàn thể người lao động. Bên cạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lợi cho người lao động tại các tổ chức. Công đoàn còn tham gia hỗ trợ người lao động trong việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, hiểu và chấp hành pháp luật Nhà nước.
Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp thôn tính và bắt đầu đặt ách thống trị tại đất nước ta. Chúng hoạch khai thuộc địa, đầu tư xây dựng một số ngành nghề công nghiệp thiết yếu với mục đích hỗ trợ quá trình vơ vét và bóc lột chúng ta dễ dàng hơn.
Từ đó, các ngành nghề về đường sắt, hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền,… ra đời. Kéo theo sự hình thành một giai cấp mới tại Việt Nam – giai cấp công nhân.
Dưới sự áp bức và bóc lột nặng nề, công nhân lao động đã đứng lên đòi lại quyền lợi thông qua việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn, công hội để trực tiếp đòi hỏi quyền lợi chính đáng.
Quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Việt Nam
Công hội Ba Son được thành lập 1920 bởi Tôn Đức Thắng. Được cho là hình thức tổ chức sơ khai của Công Đoàn Việt Nam.
Quá trình ra đời và hình thành Công đoàn Việt Nam đặc biệt gắn liền với tên tuổi vị lãnh tụ vĩ đại – Nguyễn Ái Quốc.
Trải qua năm tháng hoạt động trong hàng ngũ của phong trào công nhân và Công đoàn Quốc tế. Người đã nghiên cứu hình thành tổ chức công đoàn tại các quốc gia tư bản, thuộc địa, nửa thuộc địa.
Giai đoạn 1925 – 1928 là thời kỳ sục sôi của các phong trào công nhân.
Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, kéo theo sự thành lập của Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929 tại nhà số 15 Hàng Nón, Hà Nội.
Đây là mốc son chói lọi đánh dấu sự đồng lòng, hợp nhất của giai cấp công nhân. Một tổ chức đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động chuyên nghiệp dưới tôn chỉ, mục đích rõ ràng. Không chỉ thể hiện khát vọng mà còn chứng minh năng lực làm chủ của tầng lớp lao động mà cụ thể là công nhân Việt Nam.
Các tên gọi khác của ngày thành lập công đoàn Việt Nam 28/7
Trong sự kiện Đại hội đại biểu Công Đoàn toàn quốc lần V (tháng 11/1983), tại Hà Nội. Ngày 28/7/1929 đã được chọn là ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Quyết định đưa ra bởi Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công Đoàn Việt Nam hoạt động dưới sự lãnh đạo, soi đường của Đảng Cộng sản ta. Trong đó, tên gọi của tổ chức cũng được thay đổi để phù hợp qua từng thời kỳ, giai đoạn:
- Công Hội đỏ (giai đoạn 1929 – 1935)
- Nghiệp đoàn Ái Hữu (từ 1936 – 1939)
- Công nhân Phản Đế (từ 1939 – 1941)
- Công nhân cứu quốc (từ 1941 – 1945)
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (từ 1946 – 1961)
- Tổng Công Đoàn Việt Nam ( giai đoạn 1961 – 1988)
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ( tên gọi từ 1961 đến nay)
Như vậy, hiện nay tên gọi chính thức của Công đoàn Việt Nam là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Ý nghĩa ngày thành lập công đoàn Việt Nam 28/7
Sự thành lập của tổ chức Công đoàn Việt Nam là tất yếu lịch sử. Sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, cả trong thời chiến lẫn thời bình:
Trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân xâm lược
– Đánh dấu cho sự lớn mạnh và trưởng thành của phong trào công nhân Việt Nam
– Cột mốc lịch sử huy hoàng đánh dấu con đường đấu tranh từ tự phát sang tự giác
– Là một phần, một sự đóng góp to lớn của phong trào công nhân trên toàn thế giới
– Là một thành phần quan trọng, giúp trao đổi, triển khai, tuyên truyền,… cho hoạt động cách mạng. Góp phần quan trọng cho quá trình đấu tranh và giải phóng đất nước. Dưới sự chỉ huy, sáng soi đường lối của Đảng Cộng sản ta.
Trong giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước
– Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 có ý nghĩa to lớn đến tận bây giờ.
Trong các đại hội Kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Các khẩu hiệu tuyên truyền không ngừng được giơ cao, qua đó khích lệ tinh thần làm việc, tăng gia sản xuất của đội ngũ cán bộ.
– Chức năng, vai trò của Công đoàn đến nay luôn được đảm bảo duy trì và thực hiện nghiêm túc:
- Là đại diện cho người lao động nói chung tham gia quản lý Nhà Nước, quản lý kinh tế – xã hội
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp
- Tham gia tuyên truyền, khích lệ tinh thần, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ
- Dẫn dắt người lao động từ hiểu đến thực hiện, tuân thủ pháp luật, tham gia xây dựng, phát triển Tổ Quốc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Các khẩu hiệu tuyên truyền ngày thành lập Công đoàn việt Nam
Trong các buổi tọa đàm, bài phát biểu kỷ niệm thành lập công đoàn chắc chắc không thể thiếu các khẩu hiệu tuyên truyền. Sau đây là một số mẫu phát biểu khẩu hiệu nhân Ngày thành lập công đoàn Việt Nam 28/7:
– “Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội. Tích cực xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.”
– “Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động. Góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng đến thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.”
– “Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới – Thể hiện ý chí và nguyện vọng to lớn của của đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam…”
Trên đây là các nội dung quan trọng về sự kiện Ngày thành lập công đoànViệt Nam 28/7. Mong rằng bài viết của Kiến thức tổng hợp đã cung cấp cho bạn những thông tin thiết thực. Nhân dịp kỷ niệm thành lập Công đoàn Việt Nam 2021 gần kề, chúc toàn thể công nhân, viên chức, anh chị em đang công tác, làm việc trong và ngoài nước, luôn dồi dào sức khỏe, sống và cống hiến theo đúng hiến pháp, pháp luật!