Ngày cá tháng tư là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và ngày 1/4 tại các nước

23 Tháng Ba, 2021 0 Phạm Chinh

Ngày Cá tháng Tư là ngày gì? 1/4 Dương lịch là ngày nói dối theo văn hóa tại nhiều quốc gia phương Tây. Trong ngày hôm đó, người ta có thể thỏa thích nói dối, đánh lừa người khác mà không phải nhận lại lời chỉ trích trách phạt nào. Văn hóa này đã du nhập vào Việt Nam gần đây, được hầu hết các bạn trẻ biết đến. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa và sự thú vị của Cá tháng Tư đâu! Hãy cùng theo chân Kiến Thức Tổng Hợp khám phá những điều thú vị về ngày nói dối ở từng quốc gia nhé!

Bài viết nổi bật:

Ngày Cá tháng Tư là ngày gì? Ý nghĩa ngày nói dối

Ngày 1/4 hàng năm tại các nước phương Tây gọi là ngày nói dối hay ngày Cá tháng Tư. Những trò đùa ngày này tạo ra rất nhiều tiếng cười và dần trở nên không thể thiếu nhất là với các bạn trẻ. Chính vì thế, nó nhanh chóng trở thành văn hóa chung của nhiều quốc gia trên thế giới.

Cá tháng Tư là gì? Tại sao lại gọi là “Cá tháng Tư”?

Ngày cá tháng tưngày nói dối mà riêng trong ngày hôm đó, dù bạn trêu đùa hay nói dối thế nào cũng sẽ được chấp nhận và không bị chỉ trích. Nhưng tại sao lại gọi ngày nói dối là Cá tháng Tư?

Cá tháng Tư tiếng Anh là gì? Tên nguyên bản của ngày nói dối 1/4April Fool’s Day hoặc April Fool. Trong đó, “Fool” nghĩa là “kẻ ngốc”, chỉ những người dễ bị lừa.

ngày cá tháng tư là ngày gì

Ngày cá tháng Tư là ngày nói dối, vào 1/4 hàng năm

Cá tháng tư bắt nguồn từ nước nào? 

Tại sao có ngày Cá tháng Tư? Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư 1/4. Ở thời kỳ xa xưa, trong văn hóa Pháp bấy giờ người ta coi 1/4 hàng năm mới là năm mới. Đây cũng là thời gian mùa xuân đến ở đất nước họ, là dịp để vui chơi và diễn ra rất nhiều các lễ hội.

Sau này, hoàng đế Hoàng đế Charles IX đã thay đổi đưa lịch năm mới về đúng ngày 1/1 (từ cuối thế kỷ 16). Thế nhưng, do phương tiện liên lạc khó khăn nên thông cáo không được gửi đến tất cả dân chúng. Một bộ phận khác thì biết tin nhưng vẫn không muốn thay đổi tập tục. Họ vẫn đón năm mới vào ngày 1/4 trong khi hầu hết mọi người đã chấp nhận ngày năm mới thật sự. Sự ngoan cố này được đánh giá là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Đây trở thành một trong các sự tích để người ta gọi 1/4 là ngày nói dối, Cá tháng Tư cũng chính thức xuất hiện.

Thực tế thì Cá tháng Tư lúc đó cũng không phải quá nổi tiếng. Mãi sau này, khi nó du nhập đến Anh và Scotland. Sau đó lại truyền bá phong tục cho các thuộc địa tại Bắc Mỹ. Vì thế mà sự kiện này dần trở nên phổ biến, là văn hóa của nhiều quốc gia.

tại sao có ngày cá tháng tư

Nguồn gốc ngày cá tháng tư theo lịch sử Pháp

Ý nghĩa ngày Cá tháng Tư

Nghe về ngày “lễ nói dối” thì có vẻ hơi hoang đường và vô nghĩa. Thế nhưng thực tế thì Cá tháng Tư lại là một sự kiện hết sức đáng nhớ.

Cuộc sống con người hiện đại quá xô bồ và vất vả, người ta luôn gặp phải nhiều áp lực cuộc sống. Thậm chí ngay cả việc nói gì cũng luôn phải đau đầu cất nhắc trước khi mở lời. Ngày 1/4 là cơ hội để mọi người gỡ bỏ những ánh nhìn nghiêm túc đến nghiêm khắc với nhau. Cùng cười nói vui vẻ trong những trò đùa vô hại

Tại Việt Nam, các bạn trẻ cũng rất yêu thích “ngày hội nói dối”. Những câu chuyện thật thật giả giả khiến 1/4 trở nên rôm rả và đầy ắp tiếng cười, sự vui nhộn. Thậm chí các bạn trẻ Việt còn coi đây là “ngày tỏ tình quốc dân”. Cơ hội cho những ai “nhát” có thể tỏ tình. Nếu chẳng may bị từ chối thì coi đây là một “trò đùa tháng 4” để chống quê!

Cá tháng Tư là ngày mấy?

Có thể bạn sẽ bất ngờ vì dù ngày nói dối có ở rất nhiều nước trên thế giới. Nhưng tên gọi lẫn ngày của sự kiện này lại không hoàn toàn giống nhau đâu. 1/4 được chúng ta biết đến là ngày nói dối do sự ảnh hưởng của văn hóa Anh và Pháp. Còn ở nhiều quốc gia khác thì ngày cá tháng tư là ngày gì? 

  • Cá tháng Tư tại Mexico: 28/12
  • Cá tháng tư tại La Mã: 25 tháng 3
  • Cá tháng Tư tại Scotland: Ngày 1 hoặc ngày 2 tháng 4
  • Cá tháng Tư tại Iran: ngày thứ 13 của năm mới Ba Tư (Lễ Nowruz) – cũng khoảng ngày 1 và 2 tháng 4
  • Cá tháng Tư tại Anh, Pháp: Ngày 1/4
những màn troll cá tháng tư

Ngày 1/4 ngày thoải mái làm ra những trò đùa vô hại

Những màn troll cá tháng tư cực chất của tại các nước

Ngày nói dối được du nhập đến nhiều quốc gia trên thế giới. Thế nhưng tùy thuộc văn hóa vùng miền mà ngày Cá tháng Tư trở nên thú vị theo những cách rất riêng. Cùng Kiến Thức Tổng Hợp khám phá văn hóa ngày hội nói dối tại từng quốc gia nhé!

Ngày Cá tháng Tư ở Mexico

Ngày nói dối ở Mexico là 28/12 hàng năm. Và không rõ vì nguyên nhân hay sự trùng hợp nào đó. Cá tháng Tư lại vô tình trùng vào ngày vua Herod trong lịch sử đã ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Đây là một trong các sự kiện u buồn và đen tối của quốc gia này.

Theo nhiều lý giải cho rằng, người ta không thể vượt qua được nỗi ám ảnh lịch sử này. Vì thế mà chọn 28/12 làm Cá tháng Tư để an ủi bản thân đây như một sự kiện “đánh lừa”.

Vì gắn với sự kiện đáng buồn nên sau này, ngày nói dối ở Mexico mang màu sắc khá nhẹ nhàng. Người Mexico chủ yếu sử dụng những lời nói đùa vui vẻ, thư giãn chứ không quá “lố” hay “gây sốc” như ở nhiều quốc gia.

Xem thêm bài viết: [10+] Cách lừa người yêu ngày Cá tháng Tư OÁI OĂM đầy vui nhộn

Ngày Cá tháng Tư ở Anh

Ngày nói dối ở Anh diễn ra đúng 1/4. Tuy nhiên, những lời trêu đùa sẽ chấm dứt vào buổi trưa. Và nếu ai đó còn tiếp tục màn Troll của mình sau giờ đó thì chính họ trở thành những kẻ ngốc. Cái tên ngày nói dối April Fool cũng được lấy từ tiếng Anh.

Cùng với Pháp và Scotland, đây là một trong những quốc gia đón ngày nói dối lâu đời nhất. 1/4 trở thành một sự kiện văn hóa không thể thiếu tại Anh.

ý nghĩa ngày cá tháng tư

Ngày Cá tháng Tư ở đất nước Anh chỉ diễn ra đến hết trưa 1/4

Ngày Cá tháng tư ở Pháp

Là “cái nôi” của sự kiện “ngày nói dối. Bạn không thể tìm được các sự kiện “troll” cực kỳ độc đáo, thậm chí là “oái oăm” như ở đây. Vào ngày này thì người ta sẵn sàng chuẩn bị những màn “lừa” vô cùng công phu cho đối phương. Thậm chí khiến người ta “đỏ mặt” vì ngượng ngùng. 

Thế nhưng, đất nước lãng mạn này đều chào đón những hành động đùa vui ấy một cách vui vẻ. Dù là người lừa hay người bị lừa, cuối cùng tất cả đều nở nụ cười tươi và có một ngày vui sảng khoái.

Ngày cá tháng tư ở Nhật

Cá tháng Tư ở xứ sở mặt trời mọc thực sự là một sự kiện thú vị và huyên náo. Thậm chí những màn “troll” còn được thực hiện bởi các tổ chức lớn để mang lại tiếng cười cho toàn thể người dân. Tiêu biểu như màn Pokemon xổng chuồng (tạo hình các chú Poke thoát khỏi viện nghiên cứu). Hay các nhân viên Coca Cola phát danh thiếp in trên vỏ chai nước thay vì dạng thiệp,…

Ở Iran ngày Cá tháng Tư là ngày gì?

Sự kiện ngày nói dối ở đất nước Iran được tính theo lịch truyền thống. Nó rơi vào ngày thứ 13 của năm mới Ba Tư hay còn gọi là lễ Nowruz. Tính ra âm lịch nó có thể rơi vào ngày 1 hay 2 tháng 4. Đây là một trong các sự kiện “đùa” lâu đời nhất thế giới, có từ những năm 536 trước Công Nguyên. Nguồn gốc của nó cũng khá độc lập với Cá tháng Tư ở Pháp và Anh.

cá tháng tư là ngày mấy

Ngày nói dối ở Iran gắn liền với lễ hội mùa Xuân

Ở La Mã ngày Cá tháng Tư là ngày gì?

25 tháng 3 là thời điểm xuân phân của năm. Tại ngày này thì La Mã có tập tục riêng để ca ngợi vinh thần của sự phục sinh Attis. Lễ hội này mang tên là Hilaria, rất giống với từ Hilarity. Vì vậy mà ngày lễ này còn mang tên là “Ngày cười của La Mã”. Những trò đùa vui nhộn là một phần không thể thiếu trong ngày hội Hilaria.

Ở Scotland ngày Cá tháng Tư là ngày gì?

Scotland có rất nhiều cái tên thú vị về ngày nói dối. Chẳng hạn như là “săn chim cúc cu” – Hunt-the-Gowk. Mà trong tiếng địa phương, Gowk có thể hiểu là một loài chim cúc cu, hay để nói về một kẻ ngốc. Đất nước này đón Cá tháng Tư tới tận 2 ngày. Ngày thứ hai khá đặc biệt để dành riêng cho sự kiện gọi là “ngày vuốt đuôi”. Nó cũng chính là nguồn gốc của câu đùa sau lưng “đá tôi đi”, người được lừa sẽ bị trêu là gowk – kẻ ngốc.

Ở Việt Nam ngày Cá tháng Tư là ngày gì?

Tuy chưa được công nhận là nét văn hóa tại Việt Nam, nhưng Cá tháng Tư (1/4) lại rất được các bạn trẻ quan tâm. Thời gian này, tràn ngập trên các trang Facebook và cả ngoài đời là những màn trêu đùa thật giả lẫn lộn.

Đặc biệt nhất, khi về Việt Nam thì Cá tháng Tư lại được coi là “Quốc tế tỏ tình”. Vì người ta có thể dễ dàng “nói lời yêu thương” mà không sợ bị “cạch mặt”. Chẳng may bị từ chối thì bạn có thể nói “đây chỉ là trò đùa”. Một cách chống “quê” và chống thành người “bị từ chối” đầy thuyết phục!

ý nghĩa ngày cá tháng tư

Tại Việt Nam, Cá tháng Tư gọi là “Quốc tế tỏ tình”

Tuy nhiên, chúng ta không thể gộp chung những lời nói dối chọc cười vô hại, với những màn châm chọc thái quá hoặc “đùa dại”. Bạn cần biết giữ chừng mực cho những lời nói dối. Hãy đảm bảo nó không gây tổn hại hay khó chịu thực sự cho đối phương nhé!

Trên đây là những giải đáp ngày cá tháng tư là ngày gì? Chia sẻ những câu chuyện thú vị về văn hóa “nói dối” ở mỗi quốc gia trên Thế Giới. Bạn còn biết những điều thú vị nào khác về Ngày nói dối không?

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan