Nội dung bài viết
- 1 Các loại máy nén khí thông dụng hiện nay
- 2 Tổng hợp chi tiết lỗi máy nén khí thường gặp và biện pháp khắc phục
- 2.1 Máy nén khí bị tụt áp khi thiết bị vẫn chạy
- 2.2 Thiết bị gặp lỗi rò rỉ khí
- 2.3 Lỗi máy nén khí không tự khởi động
- 2.4 Máy nén khí bị lỗi không tự ngắt
- 2.5 Phần lọc khí đầu vào hỏng
- 2.6 Đầu ra của thiết bị chảy nước
- 2.7 Trong ống dẫn khí không có khí nén
- 2.8 Máy nén khí bị tràn dầu khi dừng vận hành
- 2.9 Quạt của máy nén khí hỏng
- 2.10 Công tắc điều khiển hỏng
- 2.11 Lưu lượng khí nén của máy thấp
- 2.12 Máy nén khí bị nóng
- 2.13 Thiết bị quá tải dễ bật tắt giữa tải và không tải
- 2.14 Dầu trong đường ống dẫn khí
- 2.15 Dầu lẫn ở khí nén đầu ra
- 2.16 Lỗi keo dầu máy nén khí
- 2.17 Rơ le bảo vệ quá tải khi vận hành
- 2.18 Thiết bị nén khí tụt áp
- 2.19 Lỗi mất pha và ngược pha ở máy nén khí
- 2.20 Đèn Alarm nháy sáng
Các loại máy nén khí thông dụng hiện nay
Trên thị trường đang bày bán nhiều dòng máy nén khí với đủ hình dáng, kích thước lại đa dạng về mẫu mã. Thế nhưng về cơ bản thì chỉ có 2 dòng máy nén khí thông dụng mà thôi. Đó chính là:
Máy nén khí trục vít
Máy nén khí trục vít là thiết bị được cấu tạo theo nguyên lý ăn khớp giữa trục vít với nhau. Nó gắn kết thông qua một hoặc nhiều cặp bánh răng. Chính vì thế thiết bị nén hơi có khả năng làm việc với vòng quay cao. Đồng thời còn không hề tạo ra ma sát giữa những bộ phận lại ít bị mài mòn. Chúng hoàn toàn tự cân bằng và không cần đến chiếc đế đặc biệt.
Đây là 2 loại máy nén khí được ưa chuộng trên thị trường
Hơn nữa, thiết bị không trang bị van hút, van xả và vòng xéc măng nên tuổi thọ luôn cao. Thế nên những model nén khí trục vít được tin cậy khi vận hành hơn so với dòng máy piston. Thường thì công suất của những chiếc máy này sẽ dao động khoảng từ 5HP – 500HP. Chúng có sự thay đổi từ áp suất thấp đến áp suất cao.
Hiện tại, máy nén khí trục vít được biết đến là loại máy thông dụng được phổ biến trong ngành sản xuất công nghiệp đòi hỏi công suất khí nén cao.
Máy nén khí piston
Dòng máy nén khí này chuyển động tịnh tiến và sử dụng piston điều khiển bằng tay quay. Thường những chiếc máy nén khí piston sẽ có công suất nhỏ khoảng từ 5 – 30HP. Chúng được ứng dụng nhiều trong lắp ráp tự động và cả những công việc không cần đến chuyển động liên tục.
Những chiếc máy có công suất lớn từ 1000HP trở lên được ứng dụng trong một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên không quá phổ biến và được thay thế bằng máy nén không khí có chuyển động tròn của bánh răng với trục vít với mức giá rẻ hơn.
Tổng hợp chi tiết lỗi máy nén khí thường gặp và biện pháp khắc phục
Máy nén khí sau một thời gian sử dụng rất dễ bị lỗi
Hầu hết các dòng máy nén khí đều bền và ít xảy ra những hiện tượng hư hỏng vặt. Thế nhưng sau một khoảng thời gian dài sử dụng không thể tránh được những lỗi ảnh hưởng trong quá trình máy móc hoạt động.
Máy nén khí bị tụt áp khi thiết bị vẫn chạy
Chẳng may thiết bị khí nén của bạn vận hành nhưng áp suất khí không cao thì có khả năng xảy ra 2 vấn đề sau:
- Máy bơm lỗi sẽ có biểu hiện khi đang vận hành nhưng máy nén khí bị kêu. Từ đó máy nén khí không tạo ra được khí nén áp suất cao nên cần phải thay thế bộ phận này.
- Ngoài ra có khả năng vòng đệm trong máy bị lỗi. Trường hợp này sẽ xảy ra khi máy nén khí chỉ tạo ra được một lượng khí với áp suất nhỏ. Vấn đề xuất phát chính từ vòng đệm giữa ngăn áp suất thấp và áp suất cao trong máy nén. Khi đó không khí sẽ đi từ bên áp cao sang bên áp thấp nhưng không đủ áp suất.
Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì nên kiểm tra máy bơm khí và miếng đệm. Cả hai bộ phận này đều dễ dàng tìm mua linh kiện và thay thế, người dùng có thể sử dụng trong nhiều năm mà không phải lo lắng.
Thiết bị gặp lỗi rò rỉ khí
Khí nén rò rỉ sẽ làm tiêu hao khí nén và điện năng vận hành
Trường hợp tắt máy nén khí khi đã nạp đầy bình chứa mà đồng hồ đo vẫn giảm xuống. Trong khi đó máy nén khí ngừng hoạt động thì có thể chắc chắn thiết bị đang rò rỉ khí. Tình trạng này xảy ra sẽ làm cho năng khí nén tiêu hao, mức điện năng vận hành tăng. Vì thế sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của những thiết bị sử dụng khí nén.
Vấn đề khí nén bị rò rỉ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: gioăng làm kín đã mòn, mối nối hở, dây dẫn khí đứt… Trong tình huống này cần phải xác định được chính các lý do rò rỉ. Có thể áp dụng cách thức sau:
- Bôi trực tiếp xà phòng tại các đầu nối: Sau khi đã rút phích cắm của máy bơm hơi nên phủ một lớp dung dịch xà phòng tại các đầu nối và công tắc áp suất. Khi thấy có những bong bóng nổi lên ở vị trí nào thì điểm đó rò rỉ. Người dùng chỉ cần vặn chặt bộ ghép nối là được.
- Dùng thiết bị chuyên dụng đo siêu âm để tìm vị trí rò.
- Kiểm tra phần van một chiều của bình chứa để chắc chắn. Đôi khi rò rỉ là do van một chiều của bình chưa được đóng hoàn toàn.
Hiện nay có dụng cụ chuyên dụng để phát hiện rò rỉ
- Trường hợp đã tắt mà đồng hồ đo áp suất vẫn giảm giá trị nên kiểm tra lại van bình khí. Có lẽ cần siết chặt van hoặc làm sạch hay thay thế bộ phận.
- Xác định được rò rỉ khí xảy ra khi một ống cắm vào máy nén thôi thì nên ngắt kết nối ống. Khi nào đồng hồ đo áp suất ấy ngừng giảm tức là ống dẫn là nguồn rò rỉ trong máy.
- Còn khi máy nén khí bị mất áp suất tại ống nạp dầu thì cần kiểm tra lại phần phớt piston. Hầu hết tình trạng này đều do phớt piston đã mòn và cần thay thế lập tức. Tốt nhất nên thay thế ngay bằng phớt mới vì piston bị mòn sẽ làm ma sát kim loại ở chi tiết máy. Nếu lâu quá sẽ làm ăn mòn bộ phận bên trong.
Lỗi máy nén khí không tự khởi động
Bên cạnh những lỗi nhận ra rõ ràng như dây điện đứt, cầu chì cháy – chập, van hỏng, bộ tua không quay… Lỗi máy nén khí không khởi động được còn do thiếu áp suất khi dây cáp nối lỏng và chỗ tiếp xúc nhỏ. Trường hợp áp suất thiết lập rơ le không tỷ lệ với áp suất không khí bên trong bình. Lúc ấy thiết bị sẽ không khởi động được. Việc cần làm là kiểm tra lại phần cài đặt áp suất rồi điều chỉnh ở mức phù hợp nhất.
Máy nén khí bị lỗi không tự ngắt
Trường hợp này xảy ra khả năng cao do phần van xả bị lỗi
Máy nén khí sẽ tự động dừng nếu áp suất bình giảm đến một mức đã thiết lập trước đó. Khi điều này không xảy ra là bởi:
- Khả năng cao phần van xả áp đã bị lỗi. Trường hợp van không xả được áp thì bình chứa dẫn đến quá áp làm động cơ ngừng hoạt động. Khi đó người dùng cần ngắt điện máy nén và không được sử dụng tiếp cho đến khi nào thay mới van. Bởi việc sử dụng thêm sẽ khiến máy nén khí hư hỏng.
- Trường hợp công tắc áp suất lỗi không đưa tín hiệu đến bộ điều khiển thì công tắc mới sẽ giải quyết vấn đề đó. Bộ phận điều áp trung tâm các chức năng máy nén nên khi bị lỗi thì về cơ bản máy nén cũng lỗi.
- Còn một khả năng nữa là rơ le máy nén đảm nhận đã tự ngắt. Khi rơ le hỏng máy nén sẽ không tự ngắt. Khi ấy người dùng chỉ cần mở rơ le rồi tiến hành xoay ốc rơ le về mức áp suất thích hợp.
Phần lọc khí đầu vào hỏng
Lý do để thay thế bộ lọc khí đầu vào là khi bên trong bị ăn mòn hoặc hư hỏng. Thế nhưng bộ lọc cũng có khả năng là khởi nguồn của các vấn đề về áp suất, lưu lượng trong trường hợp đầu vào bị bít kín. Biểu hiện của tình trạng này như sau:
Bộ phận lọc gió cần vệ sinh thường xuyên hoặc thay mới
- Bình nén khí tốn nhiều thời gian hơn để tạo ra khí nén.
- Động cơ trong máy xảy ra tình trạng quá nhiệt thường xuyên.
Nếu ở thiết bị nén khí của bạn có những sự cố này hãy tháo vỏ bộ lọc khỏi bơm nạp. Tiếp đó tiến hành vệ sinh bộ phận lọc. Chính các lỗ lọc bị bít kín đã khiến cho lưu lượng khí đầu vào giảm thiểu. Từ đó gây ra ảnh hưởng ở hiệu suất nén khí trên thiết bị. Người dùng chỉ cần sử dụng khí nén xì sạch bụi bẩn ở lọc khí hoặc thay mới nếu quá lâu chưa thay là được.
Đầu ra của thiết bị chảy nước
Đây là một trong những sự cố thường gặp ở máy nén khí. Nguyên nhân chính dẫn đến sự cố ra nhiều nước là bởi điều kiện thời tiết nóng ẩm của khí hậu. Nhất là vào mùa nồm, độ ẩm không khí cao nên không khí chứa nhiều nước hơn.
Vì thế, suốt quá trình vận hành phải mở van hút máy nén khí để không khí ẩm từ ngoài đi vào để đến được cụm đầu nén. Ở bộ phận buồng nén dầu và không khí ẩm sẽ trộn lẫn nhau. Hỗn hợp dầu và khí này sẽ được đưa đến két giải nhiệt hoặc đến thẳng bình dầu để bắt đầu tách dầu khỏi khí nén. Lúc đó phần nước còn lại sẽ đọng ở dưới đáy bình dầu.
Máy nén khí dễ chảy nước vào những ngày trời nồm
Trong ống dẫn khí không có khí nén
Khi ống dẫn khí kết nối cùng máy nén khí nhưng bên trong không có khí nén thì vấn đề có thể do những yếu tố sau:
- Bình chứa bị thiếu không khí, dễ dàng nhận thấy được khi số đọc áp suất trên đồng hồ đo bằng 0.
- Bộ điều chỉnh có áp suất đặt bằng 0. Khi đó cần điều chỉnh bộ điều chỉnh đến mức phạm vi cao hoặc nhỏ hơn 20psi so với áp suất thiết lập trên rơ le.
- Bộ nối xả đã lắp sai phần đầu nối ống gây ra tình trạng tắc dòng khí.
- Ngoài ra còn có thể do phần đầu nối ở dụng cụ khí nén không tương thích cùng bộ ghép nối.
Máy nén khí bị tràn dầu khi dừng vận hành
Một hiện tượng thường thấy nữa chính là máy nén khí bị xì dầu ra đường lọc gió. Chính xác là khi tháo phần lọc gió mọi người dễ nhận thấy phần dầu máy thấm và ướt mất lớp giấy lọc. Khi xảy ra hiện tượng này thì phải kiểm tra chi tiết như:
- Phần cổ hút không đóng chặt dẫn đến tình trạng trào ngược.
- van áp suất đã hỏng khiến cho dầu có ở lọc gió.
- Van chặn dầu bị hỏng hoặc hoạt động không ổn định.
Quạt của máy nén khí hỏng
Hệ thống khí nén hoàn chỉnh
Có nhiều máy nén khí được trang bị quạt làm mát từ nhựa có giá rẻ hơn quạt kim loại như lại dễ mòn hơn. Trường hợp quạt làm máy hỏng sẽ khiến máy bị tăng nhiệt nên cần phải thay mới.
Trước khi lựa chọn quạt thay thế thì cần kiểm tra thông số trên máy để biết bộ phận và kích thước tương thích của quạt. Khi không tìm thấy thì cần tiến hành đo kích thước là đường kính lỗ ban đầu. Chú ý số lượng cánh quạt và hướng luồng khí khi lựa chọn. Cả hai chi tiết đều ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và cấu tạo máy.
Công tắc điều khiển hỏng
Động cơ nén hơi của bạn không bật nguồn khi bật công tắc thì có thể vấn đề ở công tắc. Dù thế vẫn cần kiểm tra máy trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Cần kiểm tra dây nguồn để có thể yên tâm là bộ phận này được cắm vào ổ điện. Trường hợp công tắc nguồn không khởi động được thì nên cắm thử đèn hoặc thiết bị điện tử xem có nguồn điện hay không.
Ở cắm không có vấn đề, thiết bị điện khác vẫn hoạt động bình thường còn máy nén khí không có dấu hiệu.
Đôi khi lỗi xảy ra ở những bộ phận đơn giản thôi
Khi đó nên mở vỏ bọc công tắc để tháo khỏi ổ cắm rồi kiểm tra hướng dẫn sử dụng để có thêm thông số kỹ thuật công tắc. Tuy nhiên cần phải đảm bảo rằng công tắc được thay thế thích hợp với thông số và vừa ổ cắm.
Lưu lượng khí nén của máy thấp
Tình trạng khí nén có lưu lượng thấp sau một thời gian có thể do một số nguyên nhân như:
- Bộ lọc khí đầu vào bị nghẹt do có quá nhiều bụi bẩn bịt hết tất cả các lỗ lọc. Khi ấy cần vệ sinh lỗ lọc hoặc thay mới nếu chúng đã quá cũ.
- Van cấp khí bị hỏng cũng là một lý do khiến lưu lượng khí không được cao.
- Khí nén rò rỉ cũng là một nguyên nhân làm lưu lượng khí không cao. Khi đó nên tiến hành thay gioăng làm kín, hàn những vết nứt, siết chặt hơn những vị trí liên kết.
Máy nén khí bị nóng
Máy nén khí bị nóng sẽ có tình trạng ngừng hoạt động đột ngột dẫn đến ảnh hưởng chất lượng máy. Đồng thời quá trình hoạt động của các thiết bị cũng không đủ nguồn khí. Hiện tượng này xuất hiện do:
- Nhiệt độ tại khu vực đặt máy tăng lên cao. Tốt nhất chỉ nên đặt máy nén khí tại nơi thoáng mát có cửa thông gió và tránh xa nguồn nhiệt.
Nếu nơi đặt máy có nhiệt độ quá cao cũng sẽ bị lỗi
- Một thời gian dài không thay dầu khiến cho dầu biến chất cũng gây ra tình trạng máy nóng. Cần thay dầu định kỳ sau 6000 – 8000 giờ vận hành và phải chọn đúng loại dầu phù hợp máy nén khí.
- Bộ phận làm mát của dầu tắc hoặc quá bẩn cũng là một phần lý do. Khi ấy cần tiến hành vệ sinh hoặc thay thế bộ phận làm máy nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động.
- Dầu trong máy không đủ cũng sẽ khiến máy gia nhiệt lúc vận hành. Phải kiểm tra mắt thăm dầu bằng que thử để tra dầu đầy đủ. Lượng dầu đảm bảo chỉ cần đầy ⅔ mắt thăm là được.
- Quạt làm mát đã hỏng cũng sẽ khiến máy nén khí nóng lên vì không được làm mát đúng cách. Khi ấy chỉ cần thay quạt cho máy nén khí là xong.
Thiết bị quá tải dễ bật tắt giữa tải và không tải
Máy nén khí gặp phải lỗi này sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy động cơ và thiết bị đóng cắt tụ điện. Nguyên do xảy ra vấn đề này là bởi:
- Đầu nén khí đã tắc, vòng bi vỡ dần gây ra tình trạng kẹt kết cấu khí hoặc lệch trục.
- Áp suất khí nén cao quá làm cho động cơ quá tải.
- Bộ tách dầu tắc làm cho máy quá tải.
- Thông số áp suất cài đặt quá nhỏ nên máy thường phải chuyển giữa tải và không tải.
Định kỳ thay dầu máy nén khí
- Lượng khí bất ổn khi tiêu hao và không cần bằng cũng làm cho máy tải hoặc không tải liên tục.
- Đường ống bị rò rỉ khí.
Dầu trong đường ống dẫn khí
Dầu máy lần trong khí nén sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến nhiều khu vực của máy. Tức là khi dầu đi vào đường sẽ được chia đến nhiều khu vực nên dễ nứt hay phồng đệm kín. Đường dẫn khí có dầu sẽ là rắc rối lớn nếu dầu đi đến bộ phận nhựa của van khí.
Hơn nữa chất phụ gia trong dầu sẽ làm đường ống nhựa bị giòn dẫn đến nứt gãy. Đặc biệt trong máy nén khí còn có các gioăng đệm kín từ nhựa hay cao su. Dầu sẽ khiến chúng bị hư hỏng nhanh hơn.
Dầu lẫn ở khí nén đầu ra
Khí nén khi xì ra có mùi dầu hoặc xì vào nước hiện váng thì chứng tỏ đã lẫn dầu. Lỗi này thường gặp phải là bởi:
- Bộ phận lọc tách dầu hỏng hoặc cũ quá khiến khả năng đọc kém không thể lọc dầu nên cần thay lọc dầu mới.
- Đường hút dầu thừa trong máy đã bị tắc.
- Nhiệt độ máy nén cao khiến thủng phần lọc – tách dầu.
- Dùng sai loại dầu nhớt.
- Van làm kín đã hở khiến khí có lẫn dầu.
Lỗi keo dầu máy nén khí
Dầu keo lại khi dùng lẫn các loại dầu khác nhau
Thường một số máy nén khí gặp tình trạng dầu keo, kết dính lại khiến chi tiết máy vận hành kém, gia nhiệt, kêu to, giảm hiệu quả. Nguyên nhân lỗi này xảy ra là bởi:
- Dầu sử dụng cho máy không đúng loại và kém chất lượng. Thế nên cần thay loại dầu chất lượng hơn.
- Trong quá trình thay dầu cho máy vì thiếu dầu nên đổ lẫn nhiều loại với nhau làm cho dầu keo. Tốt nhất chỉ sử dụng 1 loại trong các lần thay dầu. Suốt quá trình thay dầu phải xả bỏ hết dầu cũ rồi mới được thêm dầu mới.
- Việc sử dụng dầu đã qua sử dụng cũng làm keo dầu vì chất phụ gia biến chất hết không còn hiệu quả cao.
Rơ le bảo vệ quá tải khi vận hành
Rơ le quá tải là một trong những lỗi thường xuyên xảy ra, muốn khắc phục thì cần tìm hiểu nguyên nhân. Có thể do một số lý do sau:
- Hãy kiểm tra đầu khí nén nếu không thể quay đầu bằng tay. Khả năng cao đầu khí nén bị kẹt vì bị bó hoặc phần vòng đầu hỏng.
- Kiểm tra điện áp cung cấp cho máy khi vận hành. Máy nén khí chạy thì điện áp sẽ tụt khoảng 10% nên kiểm tra dây dẫn và nguồn điện để chắc chắn cung cấp đủ cho máy.
Thiết bị nén khí tụt áp
Áp suất khí giảm sẽ dẫn đến tình trạng bị tụt áp
Tụt áp là tình trạng áp suất khí giảm so với mức quy định trên máy. Nếu xảy ra hiện tượng này chứng tỏ áp suất cấp cho hệ thống không đạt yêu cầu. Khi đó quá trình vận hành bị ảnh hưởng. Không chỉ thế còn gây ra vấn đề thất thoát điện năng. Để xảy ra tình trạng này là do lưu lượng khí nén khi đi qua bị tắc nghẽn hoặc phần gioăng làm kín hở.
Lỗi mất pha và ngược pha ở máy nén khí
Máy ngưng hoạt động vì mất pha bởi động cơ quá tải nguyên nhân là bi động cơ lỗi hoặc mấy pha nguồn điện. Thế nên motor máy mới bị chạy lệch pha. Muốn khắc phục tình trạng này phải ngắt nguồn điện máy nén. Tiếp đó dùng đồng hồ đo kiểm tra nguồn điện và tìm nguyên nhân mất pha. Cuối cùng vặn lại những mấu nối dây cho chặt rồi bấm reset để máy khởi động lại.
Máy bị ngược pha sẽ xảy ra ở lần đầu đấu điện hoặc khi sửa chữa kỹ thuật. Ngoài ra có thể do tháo dây nguồn nhưng không lắp đúng vị trí như ban đầu. Lúc này động cơ kéo trục quay đầu bị quay ngược chiều chuyển động tịnh tiến. Lỗi này rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Muốn khôi phục chỉ cần ngắt nguồn điện rồi thay đổi 2 trong 3 dây pha. Cuối cùng bấm reset khởi động lại.
Lỗi mất pha thường gặp ở máy nén khí cũ nhiều hơn
Đèn Alarm nháy sáng
lỗi này sẽ xảy ra khi máy nén khí sử dụng quá 1.000.000 lầm đóng mở van hút có tải hoặc không tải. Để khắc phục tình trạng này nhanh nhất cần thực hiện như sau:
- Thay thế phụ tùng của van hút khí rồi khởi động lại thiết bị bằng việc nhấn giữ phím select và reset.
- Kiểm tra điện áp và điều chỉnh sao cho phù hợp rồi khởi động để rơ le vận hành.
- Hiệu chỉnh cài đặt lại van điều chế cùng van công suất rồi khởi động rơ le. Không phải thì kiểm tra lại bộ tách dầu trong trường hợp bị kẹt. Sau khi làm đầy đủ công đoạn nhấn khởi động cho máy vận hành.
- Kiểm tra và khắc phục bộ đầu nén của máy nén khí. Cuối cùng nhấn khởi động lại.
Trong bài viết đã tổng hợp chi tiết lỗi máy nén khí thường gặp và biện pháp khắc phục. bạn đang sử dụng máy nén khí có thể lưu lại để kịp thời xử lý nếu chẳng may có lỗi.