|Lời giải| Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

21 Tháng Mười Hai, 2021 0 Anh Mai

Quá trình oxi hóaquá trình khử có thể dễ dàng bắt gặp mọi nơi xung quanh chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ngọn ngành về quá trình này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về tính oxi hóa, tính khử và các chất từ có tính oxi hóa vừa có tính khử nhé!

các chất từ có tính oxi hóa vừa có tính khử

Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử có đặc điểm gì?

Tính khử và tính oxi hóa trong phản ứng oxi hóa-khử

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học mà trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất. Nói cách khác, phản ứng oxi hóa-khử là phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Trong đó:

  • Chất khử là chất nhường electron (bị oxi hóa), ứng với số oxi hóa tăng.
  • Chất oxi hóa là chất nhận electron, ứng với số oxi hóa giảm.
  • Quá trình oxi hóa là quá trình chất hóa học nhường electron.
  • Quá trình khử là quá trình chất nhận electron.

Ví dụ: Ta có phương trình hóa học sau đây:

Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

Trong phương trình trên:

  • Nguyên tử sắt nhường 2e tạo thành Fe++: nguyên tử sắt là chất khử. Sự tăng số oxi hóa của nguyên sắt được gọi là sự oxi hóa.
  • Số oxi hóa của Cu++ giảm từ +2 xuống còn 0, có nghĩa ion Cu++ là chất oxi hóa. Sự nhận e của ion Cu++ là giảm số oxi hóa được gọi là sự khử.
  • Chất khử có tính oxi hóa, và chất oxi hóa có tính khử.

Do đó, phản ứng giữa sắt và dung dịch đồng sunfat được gọi là phản ứng oxi hóa khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

phản ứng oxi hoá khử

Phản ứng giữa sắt và đồng sunfua là phản ứng oxi hóa khử điển hình

Một số phản ứng oxi hóa-khử khác thường xuyên bắt gặp trong đời sống:

C + O2 → CO2

(điều kiện nhiệt độ)

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

(phản ứng dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim)

4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

(sắt bị gỉ trong không khí ở điều kiện thường)

||Xem thêm: Điều Chế SO2 Trong Phòng Thí Nghiệm | Sơ đồ, phản ứng

Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử có đặc điểm gì

Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử sẽ thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:

  • Trong số các nguyên tố cấu tạo nên chất đó, sẽ có nguyên tố mang số oxi hóa trung gian. Ví dụ như FeSO4 có số oxi hóa của Fe là 2+ (giữa 0 và 3+).
  • Hợp chất chứa cả nguyên tố có tính khử và tính oxi hóa. Ví dụ như FeCl3 có Fe+++ có tính oxi hóa, và CL- có tính khử.

Một số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử: Cl2, SO2,  Fe2+,  Mn2+,…

những chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

FeSO4 là chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Ý nghĩa quan trọng của phản ứng oxi hóa khử đối với đời sống

Phản ứng oxi hóa khử là một trong những phản ứng quan trọng nhất của tự nhiên.

  • Góp phần vào quá trình quang hợp của thực vật (là quá trình hấp thụ khí cacbonic và giải phóng khi oxi), quá trình trao đổi chất và hàng loạt những phản ứng sinh hóa khác.
  • Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, quá trình điện phân hay những phản ứng xảy ra trong pin và ắc quy đều bao gồm các phản ứng oxi hóa khử.
  • Phản ứng oxi hóa khử được ứng dụng trong quá trình sản xuất luyện kim, chế tạo hóa chất, dược phẩm, chất dẻo, phân bón hóa học,… đều không thể diễn ra nếu thiếu phản ứng oxi hóa khử.
hợp chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Ý nghĩa phản ứng oxi hóa khử trong cuộc sống

Có thể thấy, phản ứng oxi hóa khử đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống xung quanh chúng ta. Mong rằng bài viết giúp bạn nắm được cách xác định chất oxi hóa, chất khử cũng như biết được các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử có đặc điểm gì. Chúc bạn áp dụng những kiến thức này vào việc học tập và cuộc sống thật hiệu quả.

||Bài viết liên quan khác:

Nguồn: https://kienthuctonghop.vn

Bài viết liên quan