Hiện tượng bóng đè khi ngủ xảy ra khá phổ biến hiện nay. Nếu bạn từng rơi vào trạng thái tỉnh táo nhưng bản thân không thể cử động thì bạn đã từng bị bóng đè rồi đấy! Vậy bóng đè là gì? Bóng đè có phải một bệnh lý không? Nguyên nhân tình trạng bóng đè là gì? Khi bị bóng đè thì làm thế nào? Hãy cùng kienthuctonghop.vn tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Bóng đè là gì? Bóng đè có phải là một bệnh lý không?
Bóng đè hay chứng liệt thân khi ngủ (sleep paralysis), là tình trạng con người trong trạng thái tỉnh táo nhưng không thể cử động cơ thể. Dân gian còn có những lý giải cho rằng bóng đè là do “thế lực ma quỷ” đang quấy rối con người.
Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học, giải thích hiện tượng bóng đè thực chất là do sự đứt quãng của “vòng tuần hoàn giấc ngủ”.
Nghiên cứu khoa học chỉ rằng giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ chia hai pha: Pha ngủ nhanh (giấc ngủ REM) và pha ngủ chậm (NREM). “Bóng đè” xảy ra ở pha ngủ nhanh (REM), khi sự bất động trong cơ thể vẫn đang xảy ra nhưng não bộ đã hoàn toàn tỉnh giấc.
Giải thích hiện tượng bóng đè dễ hiểu hơn, khi ngủ cơ thể sẽ tiết ra loại Hoóc-môn giúp con người rơi vào trạng thái tê liệt tạm thời, tránh việc trong giấc ngủ con người vô tình tự làm tổn thương mình. Khi quá trình “tê liệt tạm thời” chưa kết thúc nhưng não bộ lại “tỉnh giấc” trước sẽ gây nên hiện tượng bóng đè.
Bóng đè là tình trạng rối loạn không thực tổn – không gây tổn thương cho cơ thể nên không được coi là một dạng bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bạn bị bóng đè nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây căng thẳng thần kinh và kéo theo nhiều bệnh lý sau đó. Vì vậy, không nên chủ quan mà hãy tìm cách khắc phục tình trạng bóng đè.
||Xem thêm bài viết: Cây xương rồng nên đặt ở đâu để có thể xua đuổi tà khí?
Những hiện tượng bóng đè khi ngủ
Khi bị bóng đè, con người sẽ ở trong trạng thái tỉnh táo về ý thức nhưng lại không thể đưa ra phản ứng vật lý nào với môi trường. Cụ thể, một số biểu hiện khi bị bóng đè gồm:
- Hoàn toàn không thể cử động cơ thể được.
- Khó thở, cảm giác bị vật nặng đè lên ngực.
- Tưởng tượng có người đang muốn làm hại mình nhưng không thể phản kháng.
- Cảm thấy bất an, hoảng sợ.
- Đổ nhiều mồ hôi.
Bóng đè thường xảy ra không quá lâu, trong vài phút khi vừa chợp mắt hoặc trước khi tỉnh dậy. Tuy nhiên, bóng đè khiến con người bị mất giấc ngủ, tỉnh dậy trong trạng thái căng thẳng, nếu kéo dài sẽ khiến tâm lý con người rơi vào lo lắng, bất an, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân bị bóng đè là gì?
Giấc ngủ là một phần hết sức quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân. Giấc ngủ ngon giúp não bộ nghỉ ngơi và tránh các bệnh/tai biến về thần kinh. Vì vậy, khi bị bóng đè làm ảnh hưởng giấc ngủ, bạn cần nghiêm túc tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Bóng đè thường xuất hiện khi con người mắc phải các vấn đề sau:
- Mất ngủ hay thiếu ngủ trong khoảng thời gian dài.
- Stress, áp lực cao trong học tập, công việc và cuộc sống.
- Ngủ không đều giấc, hay thức khuya.
- Người mắc chứng ngủ rũ, hay ngủ gật vào ban ngày, bị rối loạn giấc ngủ.
- Tư thế ngủ sai, nằm sấp khi ngủ.
- Từng bị các chấn thương tâm lý, trầm cảm.
- Người có tính cách nhút nhát, hay lo sợ viển vông.
Bị bóng đè thì làm thế nào?
Hầu hết người bị bóng đè đều cố gắng thoát ra khỏi tình trạng này. Tuy nhiên hoảng loạn và gấp gáp sẽ càng khiến họ khó khăn hơn để thoát khỏi bóng đè. Vì vậy, khi gặp bóng đè hãy cố gắng:
- Bình tĩnh, điều tiết hơi thở từ từ, hít thở sâu hơn.
- Nhẹ nhàng thử chuyển động các chi, đừng cố gắng bật dậy luôn mà hãy đánh thức các cơ quan từ từ như chuyển động ngón tay, chớp mắt.
- Cố gắng nói chuyện: Khi bị bóng đè, con người không thể phát ra tiếng nói và cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, hãy cố gắng ho một tiếng để đánh thức cơ thể.
- Khi bạn có cảm giác như bị vật/người đè lên mình, cố gắng chống cự sẽ khiến bạn càng sa vào cảm giác khó thở, tức ngực. Hãy hít thở sâu và trấn an bản thân trước.
Làm sao để hết bị bóng đè?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bóng đè là do con người chịu căng thẳng và giờ giấc sinh hoạt không điều độ. Vậy nên muốn tránh bị bóng đè, bạn cần:
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lý, dành 7 – 9 tiếng ngủ mỗi ngày.
- Giảm bớt áp lực cuộc sống thông qua việc chia sẻ với người thân, dành ra những ngày nghỉ thư giãn cơ thể.
- Sửa tư thế ngủ khi đi vào giấc ngủ. Nằm ngủ nghiêng về bên trái là tư thế ngủ được bác sĩ khuyến cáo. Ngủ nghiêng bên trái giúp điều hòa hơi thở, tránh bị “ngáy” và ợ nóng (trào ngược axit), tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
- Giữ tâm lý luôn thoải mái, đọc những cuốn sách nội dung gây cười, phản ánh tích cực về cuộc sống trước khi ngủ.
- Trang trí lại phòng ngủ để có một không gian nghỉ ngơi tuyệt vời hơn, giúp bạn có một không gian ngủ thoải mái nhất. Để đèn ngủ với ánh sáng vừa đủ, đặt một chậu cây giúp căn phòng có sức sống và thẩm mỹ hơn cũng là gợi ý hay.
Xây dựng lối sống và không gian ngủ phù hợp giúp tránh khỏi hiện tượng “bóng đè”
Bóng đè thực chất không hề đáng sợ nếu bạn hiểu về nó. “Ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng, không khí lưu thông, có tư thế nằm thoải mái, quần áo ngủ đủ rộng để máu lưu thông điều hòa, hạn chế thức khuya ngủ ngày” là những lời khuyên từ tác giả Sharpless BA – Đại học Washington (Mỹ). Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu bóng đè là gì, khắc phục được tình trạng bóng đè để có những giấc ngủ ngon nhất!
||Tham khảo bài viết liên quan khác:
- La bàn là gì? Cách sử dụng la bàn phong thủy xem hướng nhà
- Top 15 cây phong thủy cho người mệnh hỏa
- Nhà hướng tây nên trồng cây gì? 12 loại cây vừa đẹp vừa tốt
- Xác định hướng nhà như thế nào chuẩn phong thủy nhất?
- Cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong thủy cho gia chủ