Dị ứng xảy ra khi mà hệ thống miễn dịch trong cơ thể phát hiện ra những chất lạ gây hại cho cơ thể và phản ứng bằng cách đó là gây ra các hiện tượng như phát ban, tiêu chảy, mề đay,… Trên thực tế có rất nhiều các loại dị ứng khác nhau, một số thường xảy ra theo mùa, một số là quanh năm,… Hôm nay các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh dị ứng và các loại bệnh dị ứng thường gặp nhất qua bài viết sau đây!
Tìm hiểu về các loại bệnh dị ứng thường gặp nhất hiện nay
Nội dung bài viết
Tìm hiểu bệnh dị ứng là gì?
Dị ứng là một phản ứng của hệ miễn dịch đối với một số chất lạ mà chúng thường không gây hại cho cơ thể. Những chất lạ này sẽ được gọi là chất dị ứng hoặc dị nguyên bao gồm phấn hoa, một số loại thực phẩm, hạt bụi hoặc lông thú cưng. Tùy vào từng loại di nguyên mà cơ thể sẽ có các phản ứng dị ứng khác nhau như viêm, hắt hơi hoặc một số các triệu chứng khác.
Các loại bệnh dị ứng thường gặp
Dưới đây là 4 loại dị ứng thường gặp, các bạn hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây để hiểu thêm về các loại bệnh dị ứng nhé.
Dị ứng đường hô hấp
Dị ứng đường hô hấp tức đường hô hấp đang gặp phải vấn đề do tác nhân bên ngoài, khi gặp phải những triệu chứng sau đây thì khả năng cao các bạn đã bị dị ứng đường hô hấp.
- Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi
- Ngứa, đỏ và chảy nước mắt liên tục
- Cổ họng ngứa ngay, ho nhiều
- Giảm vị giác và khứu giác
- Làm trầm trọng hơn các triệu chứng của những người bị mắc bệnh hen suyễn, bao gồm cả ho và thở khò khè.
Dị ứng đường hô hấp gồm những loại sau đây:
Dị ứng thời tiết hay viêm mũi dị ứng là một loại dị ứng đường hô hấp thường gặp
Dị ứng thời tiết
Có vẻ lạ nhưng có rất nhiều người dị ứng thời tiết của các mùa như dị ứng mùa xuân, dị ứng mùa hè, dị ứng mùa thu và dị ứng mùa đông. Vì do đây là loại dị ứng thời tiết, vậy nên sẽ không có cách để chữa trị hoàn toàn, thế nhưng các bạn có thể sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn để có thể để giảm các triệu chứng bệnh.
Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết theo mùa này có thể là do các bạn dị ứng với một số loại hoa, cỏ dại nở vào mùa này hoặc cũng có thể do nấm mốc phát triển nhiều như mùa thu và mùa đông.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một loại rối loạn miễn dịch đặc trưng được sinh ra bởi phản ứng dị ứng với hạt phấn hoa hoặc các chất khác. Có hai loại viêm mũi dị ứng:
- Chỉ diễn ra theo mùa tức chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định trong năm khi một số cây thụ phấn
- Diễn ra quanh năm
Dị ứng với vật nuôi, thú cưng
Dị ứng với vật nuôi, thú cưng như chó, mèo thường có rất nhiều người mắc phải. Trong trường hợp các bạn bị dị ứng với cho, mèo thì các chất gây ra dị ứng có thể là lông, vảy, nước bọt hoặc thậm chí là nước tiểu của chúng. Khi hít thở phải lông hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng cơ thể sẽ có các phản ứng dị ứng.
Dị ứng thú cưng đặc biệt là lông chó, mèo là tình trạng nhiều người gặp phải
Các chất gây dị ứng có thể có trong không khí, lưu trên quần áo, bám dính trên các đồ nội thất hay giường ngủ hoặc ở lại trong môi trường giống như các hạt bụi mịn. Theo một số thống kê có khoảng 10% dân số Hoa Kỳ bị dị ứng với thú cưng và mèo chính là một trong những thủ phạm phổ biến nhất. Số người dị ứng với mèo cao gấp đôi số người dị ứng với chó.
Dị ứng phấn hoa
Dị ứng phấn hoa là bệnh dị ứng ít gặp ở Việt Nam, tuy nhiên ở nước ngoài có khá nhiều người bị. Điển hình như ở Mỹ có đến hơn 25 triệu người bị dị ứng với phấn từ cây hoa hoặc cỏ dại.
Dị ứng nấm mốc
Nấm mốc luôn tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta, và ta tiếp xúc với chúng hàng ngày nhưng không xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, với những người bị dị ứng với nấm mốc, có thể sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng nếu như có quá nhiều nấm mốc xung quanh.
Dị ứng bụi
Đối với những vật thể mà các bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường như bụi mịn cũng có thể gây ra rắc rối với những người bị dị ứng nó. Tuy nhiên, số người dị ứng với bụi có nhưng không quá cao.
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thực phẩm hay không dung nạp được thực phẩm là triệu chứng mà con người rất dễ gặp.
Dị ứng thức ăn cũng khá thường gặp, điển hình như dị ứng hải sản
Tuy nhiên cần phân biệt dị ứng thực phẩm và không dung nạp được thực phẩm là 2 bệnh khác nhau, bởi cả hai có những triệu chứng khá tương đồng nhau nên rất nhiều người bị nhầm lẫn.
Không dung nạp được thực phẩm phản ánh tình trạng bất thường của cơ thể trong chức năng chuyển hóa liên quan đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Nó hoàn toàn không có liên quan tới phản ứng của hệ miễn dịch và cũng không đe dọa đến tính mạng như việc bị dị ứng thực phẩm.
Dị ứng thực phẩm có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, cơ quan này có sự nhầm lẫn thành phần có trong thực phẩm là kẻ xâm nhiễm gây hại, từ đó tạo ra kháng thể để chống lại thực phẩm đó.
Những loại dị ứng thực phẩm thường gặp nhất có thể kể đến như sau:
Dị ứng sữa
Nếu các bạn bị dị ứng với sữa vậy cần phải tránh xa sữa và những thực phẩm có sữa cũng như các sản phẩm được làm từ sữa, đây là cách duy nhất giúp các bạn ngăn chặn tình trạng bị dị ứng. Triệu chứng của dị ứng với sữa có thể diễn ra ngay sau khi các bạn dung nạp sữa vào cơ thể và có các biểu hiện như thở khò khè, nôn mửa hoặc nổi mề đay.
Để tránh tình trạng dị ứng thức ăn bạn cần biết rõ đồ ăn mình bị dị ứng và tránh xa
Dị ứng Casein
Nếu một ly sữa hoặc một miếng bánh Pizza có thể gây ra sưng môi hay nổi mề đay hoặc xuất hiện các triệu chứng khác, vậy có khả năng cơ thể bạn bị dị ứng với Casein, đây là một loại protein có nhiều trong sữa. Một protein sữa khác cũng có thể gây dị ứng Casein đó là váng sữa.
Dị ứng trứng
Dị ứng với trứng thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ hơn là người lớn, phản ứng dị ứng có thể diễn ra từ nhẹ đến nặng.
Dị ứng lúa mì
Dị ứng lúa mì là một loại dị ứng mà cơ thể tiết ra các kháng thể. Các kháng thể này gây ra phản ứng dị ứng với một trong các loại Protein có trong lúa mì. Những loại Protein có trong lúa mì có thể kể đến như: Globulin, Albumin, Glutenin, Gliadin, gluten.
Dị ứng với các loại hạt
Việc bị dị ứng với các loại hạt như đậu phộng, quả óc chó, hạt điều hay những thực phẩm có chứa các loại hạt là tình trạng không hiếm gặp. Để có thể phòng tránh dị ứng các loại hạt thì việc các bạn có thể làm duy nhất là tuyệt đối tránh xa chúng.
Dị ứng cá
Dị ứng với cá thường sẽ gây ra các biểu hiện ngoài da và tiêu hóa, nó sẽ xuất hiện ngay sau khi ăn. Nhiều người một khi đã bị dị ứng với một loại cá thì khả năng cao cũng sẽ dị ứng với các loại cá khác.
Dị ứng với cá hay những loại động vật có vỏ hoặc nhuyễn thể
Dị ứng động vật có vỏ
Các loại động vật có vỏ như cua, tôm, sò, ốc,… là loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến. Đa số những người đã bị dị ứng với loại động có vỏ này cũng sẽ dị ứng với các loại nhuyễn thể khác như hến, trai, dắt, ngao, mực, bạch tuộc,…
Có một số người chỉ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng số khác lại bị dị ứng cả đời.
Dị ứng với những thực phẩm có chứa Sulfite
Sulfites là một nhóm các hợp chất có chứa lưu huỳnh trong tự nhiên hoặc được thêm vào thực phẩm, nó đóng vai trò là một chất bảo quản giúp thực phẩm tươi ngon và đẹp mắt hơn. FDA ước tính rằng cứ khoảng 100 người thì sẽ có 1 người dị ứng với các thực phẩm có chứa hợp chất sulfites này.
Dị ứng đậu nành
Nếu những bạn có dấu hiệu dị ứng với đậu nành thì các bạn cần tránh xa đậu nành cùng với đậu phụ và nước tương để không bị dị ứng.
Dị ứng da
Da dị ứng chính là tình trạng da phản ứng khi hàng rào bảo vệ da bị rối loạn, điều này khiến cho da bị viêm nhiễm. Có nhiều tác nhân gây nên bệnh di ứng da, ví dụ như: bụi bẩn, phấn hoa, lông thú vật, thực phẩm, vắc xin hoặc …
Dị ứng da là tình trạng dị bị kích ứng, nổi mẩn, hình thành các vết lạ trên da
Ngoài ra, dị ứng da, khiến cho da bị viêm nhiễm, nguyên nhân còn có thể đến từ bệnh lý do chức năng gan bị suy giảm, khả năng thanh lọc cũng như đào thải các chất độc và chất cặn bã trong cơ thể kém. Các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể lâu ngày không được thanh lọc gây ra nóng trong hoặc ngứa ngay da. Dị ứng da gồm những loại sau đây:
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc còn được gọi là chàm tiếp xúc, nguyên nhân đó là do chất mà các bạn tiếp xúc gây dị ứng trên da. Mức độ trầm trọng còn tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc, loại chất tiếp xúc và đặc biệt quan trọng nhất đó là là tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh khi bị viêm da tiếp xúc sẽ có triệu chứng như phát ban đỏ, ngứa ngáy vùng da nơi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Mày đay ( mề đay) cấp tính và phù mạch
Người bị mày đay hay còn gọi là mề đay cấp tính thường có các triệu chứng như sưng đỏ, có các vết loang lổ xuất hiện đột ngột trên da. Còn phù mạch sẽ xảy ra bên dưới da chứ không phải là biểu hiện trên bề mặt làn da.
Dị ứng da có thể do nhiều tác nhân như phấn hoa, ánh nắng mặt trời, mỹ phẩm,…
Dị ứng với cây sồi độc, thường xuân độc và cây sumac độc
Cây thường xuân độc, cây sumac độc hay cây sồi độc đều khiến cho nhiều người bị dị ứng bởi đây là những loại cây có chứa chất có tên gọi là trong nhựa cây, người bị dị ứng khi tiếp xúc sẽ cảm thấy khó chịu. Urushiol gây ra hiện tượng phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với da với các biểu hiện như phát ban, ngứa ngáy trong vài giờ hoặc có thể là vài ngày sau đó.
Dị ứng với vết đốt, cắn của côn trùng
Kiến lửa và ong bắp là 2 loại động vật gây ra dị ứng rất nhiều ở người, người dị ứng với chúng sẽ có biểu hiện lên da ngay sau khi bị đốt, cắn.
Dị ứng với ánh nắng mặt trời
Nguyên nhân chính khiến con người bị dị ứng mặt trời đó là do tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Người bệnh dị ứng với ánh nắng mặt trời thì khi tiếp xúc với tia cực tiếp trong ánh nắng sẽ gây ra các tổn thương tế bào và bị ảnh hưởng tới thành phần protein bên trong.
Dị ứng ánh nắng mặt trời chính là dị ứng do tia cực tím trong ánh nắng
Các protein ngay sau khi bị biến đổi bởi tia cực tím sẽ trở thành chật lạ đối với cơ thể, khi đó hệ miễn dịch sẽ thực hiện chức năng đào thải chất lạ này và dẫn đến đến các biểu hiện trên da như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, phồng rộp da,…
Dị ứng với mỹ phẩm
Một số sản phẩm làm đẹp có thể gây ra kích ứng da hoặc những phản ứng dị ứng khác. Nguyên nhân chính là do các sản phẩm này có chứa một số thành phần dễ khiến da bị dị ứng như chất tạo mùi hay chất bảo quản.
Dị ứng Niken
Dị ứng niken xảy ra khi làn da tiếp xúc trực tiếp với niken hoặc những vật phẩm có chứa kim loại.
Ngoài dị ứng da thì còn có dị ứng mắt và viêm kết mạc dị ứng, đây là những bệnh dị ứng phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng vậy nên dù dùng đúng liều hay dù thấp hơn liều được chỉ định vẫn có thể khiến cho cơ thể bị dị ứng. Tùy theo cơ địa mỗi người sẽ bị dị ứng những loại thuốc khác nhau, có nhiều người bị dị ứng ngay cả với những thuốc được xem như vitamin. Trường hợp dị ứng thuốc nặng, người dùng sẽ bị sốc thuốc hay còn gọi là choáng phản vệ có thể dẫn đến tử vong.
Dị ứng thuốc là tình trạng khá nguy hiểm, nếu nặng có thể đe dọa đến tính mạng
Rất nhiều loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và một số loại đó có thể gây ra dị ứng, tuy nhiên phổ biến nhất là 2 loại dưới đây:
Dị ứng với aspirin (Salicylate)
Nếu các bạn dị ứng với chất salicylat, vậy sẽ cần phải tránh tất cả những sản phẩm có chứa chất này, thường sẽ được ghi là salicylate hoặc aspirin trong thực phẩm, thuốc và các loại sản phẩm khác.
Dị ứng với Penicillin
Bắt đầu từ những năm 1940, penicillin đã được nghiên cứu ra với công dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, vậy nhưng nó lại được cảnh báo là loại thuốc dễ gây ra dị ứng.
Bệnh dị ứng có nguy hiểm không?
Dị ứng có nguy hiểm hay không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hầu hết bệnh dị ứng thường sẽ không nghiêm trọng, tuy nhiên một số tình trạng cũng có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng.
Ví dụ, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng khi các bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Hầu hết các trường hợp sốc phản vệ đều có liên quan đến thực phẩm, tuy nhiên, bất kỳ chất gây dị ứng nào cũng có thể dẫn đến các triệu chứng sau đây:
Dị ứng thường sẽ không nguy hiểm đến tính mạng trừ những trường hợp sốc phản vệ
- Hẹp đường hô hấp đột ngột
- Tăng nhịp tim
- Sưng lưỡi và miệng
Nếu như gặp tình trạng người bệnh bị dị ứng và sốc phản vệ các bạn cần phải ngay lập tức đưa ra các trung tâm y tế đề kịp thời điều trị.
Làm thế nào để có thể chẩn đoán bệnh dị ứng?
Để đánh giá xem các bạn có bị dị ứng hay không các bác sĩ sẽ làm như sau:
- Đặt ra các câu hỏi chi tiết về những dấu hiệu và triệu chứng
- Kiểm tra tổng quát thể chất
- Yêu cầu các bạn ghi lại những chi tiết về các triệu chứng cùng các yếu tố có thể gây ra dị ứng.
Ví dụ nếu các bạn bị dị ứng thực phẩm, các bác sĩ sẽ yêu cầu chi tiết về các loại thực phẩm mà bạn đã ăn trong hôm đó.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ đền nghị các bạn thực hiện một hoặc cả hai loại xét nghiệm sau đây.
- Xét nghiệm dị ứng da: Bác sĩ và y tá sẽ khoanh vùng một khoảng nhỏ trên da của các bạn sau đó cho tiếp xúc với một lượng nhỏ protein của các chất có nguy cơ gây ra dị ứng. Nếu như da có phản ứng lại như nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa ngáy vậy đó sẽ là loại thực phẩm gây ra dị ứng.
Xét nghiệm như xét nghiệm trên da hay xét nghiệm máu sẽ xác định được dị ứng
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu IgE (sIgE) còn thường được gọi là xét nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ, được viết tắt là RAST hoặc xét nghiệm ImmunoCAP. Mục đích xét nghiệm này là nhằm đo lường kháng thể gây ra dị ứng trong máu đó đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu (kháng thể immunoglobulin E (IgE).
Lưu ý rằng, các xét nghiệm dị ứng này có thể dương tính giả hoặc âm tính giả vậy nên kết quả chưa hoàn toàn là chính xác 100%
Nếu như các bác sĩ có nghi ngờ vấn đề mà các bạn gặp phải là do các nguyên nhân khác chứ không phải dị ứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm khác để có thể xác định đúng hoặc loại trừ những vấn đề sức khỏe khác.
Cần làm gì để hết được dị ứng?
Thông thường, việc điều trị dị ứng sẽ là tránh xa các chất gây dị ứng và sử dụng thuốc, cụ thể như sau:
- Tránh xa các chất gây ra dị ứng: Bác sĩ sẽ giúp các bạn thực hiện các bước để có thể xác định và tránh các tác nhân gây ra dị ứng. Đây là các bước quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa phản ứng dị ứng cũng như giảm các triệu chứng, đặc biệt là những triệu chứng dị ứng nặng.
Để chữa bệnh dị ứng cần tránh xa chất dị ứng, sử dụng thuốc, liệu pháp miễn dịch
- Thuốc: Việc điều trị dị ứng bằng thuốc sẽ tùy thuộc vào loại dị ứng, sử dụng thuốc có hiệu quả cao trong việc giảm các phản ứng của hệ miễn dịch và giảm bớt các triệu chứng. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị các bạn sử dụng thuốc không kê đơn hoặc là thuốc theo toa dưới dạng viên hoặc dạng nước, ngoài ra còn có thêm thuốc xịt mũi hay thuốc nhỏ mắt.
- Liệu pháp miễn dịch: Đối với những người bị tình trạng dị ứng không thuyên giảm hoàn toàn khi đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị hoặc bị dị ứng nặng, sẽ được bác sĩ đề nghị điều trị bằng liệu pháp miễn dịch dị ứng.
Một số khác của liệu pháp miễn dịch đó là sử dụng thuốc ngậm dưới lưỡi cho đến khi tan hoàn toàn để điều trị một số tình trạng, ví dụ như dị ứng phấn hoa.
Trên đây chúng tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề “Tìm hiểu về bệnh dị ứng và những loại bệnh dị ứng thường gặp nhất hiện nay”. Qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm về tình trạng dị ứng, biết được những loại dị ứng thường gặp, cũng như biết cách để có thể chữa trị hoặc hạn chế tình trạng dị ứng. Hy vọng, qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ các bạn sẽ hiểu thêm về bệnh dị ứng để từ đó hạn chế tối đa được tình trạng dị ứng!