Ca trù là loại hình nghệ thuật độc đáo tại Việt Nam. Lối kể chuyện cùng kết hợp âm nhạc tạo nên những giá trị sâu sắc cho ca trù. Vậy loại hình này có điều gì đặc biệt? Tại đây, kienthuctonghop.vn sẽ mang đến những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về ca trù Việt Nam đến quý độc giả.
Nội dung bài viết
Khái quát về ca trù
Ca trù Việt Nam được hình thành với tư cách là một thể loại ca nhạc có tính đặc trưng và phong cách riêng vào khoảng thế kỷ 15. Đối với từng địa phương, từng không gian diễn xướng khác nhau, ca trù cũng có những tên gọi khác nhau. Ca trù có nguồn gốc từ dân ca kết hợp cùng với một số trò diễn và múa dân gian. Vì vậy, ca trù là bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa dạng, tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc.
Lịch sử hình thành
Ca trù có nguồn gốc xa xưa, theo Sử sách thì có từ 700 năm trước. Qua thời gian hình thành và phát triển thì loại hình này phát triển nhất là từ thế kỷ 15. Đây được xem là một loại hình nghệ thuật trong cung đình và được giới hoàng tộc yêu thích.
Vào thời nhà Lê, ca trù chính thức có tên gọi và là loại hình nghệ thuật phổ biến lúc bấy giờ. Có nguồn tin cho rằng sau khi Đinh Lễ sáng chế ra cây đàn đáy thì cũng là thời điểm ca trù phát triển mạnh từ Việt Nam. Nó là loại nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể loại văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm. Thậm chí văn chương phổ biến nhất là Hát nói. Từ đó nghệ thuật ca trù có sức lan tỏa lớn đến nền nghệ thuật Việt Nam.
Lần đầu tiên, ca trù Việt Nam được thế giới biết đến lần đầu tiên qua tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ (1909 – 2001). Sau đó, nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ các học giả nước ngoài tìm và theo học. Trải qua quá trình hình thành và phát triển thăng trầm cùng với những biến cố của lịch sử. Cho tới thời điểm này, ca trù đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao và được khẳng định vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới.
Hiện nay, ca trù có ở 14 tỉnh/ thành trong cả nước. Cụ thể miền Bắc bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, có một số địa phương có phường ca trù ở châu thổ Bắc Bộ hiện vẫn có đền thờ tổ Ca trù. Cụ thể hơn như làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) có đình ca công. Đồng thời còn xuất hiện ở làng Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) có đền Tổ Cô đầu hay đền Bạch Hoa công chúa; làng Phượng Cách (Quốc Oai, Hà Nội).
Đặc điểm của ca trù
Hát ca trù được phân ra làm 5 không gian trình diễn chính. Đó là hát cửa đình (hát thờ), hát cửa quyền (hát cung đình hay hát chúc hỗ), hát tại gia, hát thi và hát ca quán (hát chơi). Tùy vào không gian khác nhau mà người nghệ sĩ sẽ có một lối hát và cách thức trình diễn riêng. Được biết đến ca trù xưa nay được tổ chức chặt chẽ thành phường, các giáo phường. Các giáo phường này do trùm phường và quản giáp cai quản. Ca trù có quy định về sự truyền nghề, cách học đàn, học hát, việc cho phép đào nương vào nghề, việc chọn đào nương đi thi hát.
Đối tượng tham gia
Để tham gia biểu diễn ca trù thì cần có ít nhất 3 người.
- Một nữ ca sĩ gọi là “đào nương” hay “ca nương” hát theo lối nói và gõ phách lấy nhịp.
- Một nam nhạc công thường gọi là “kép” đệm đàn đáy cho người hát.
- “Quan viên” là tên gọi tiếp theo của thành viên tổ biểu diễn.
Ca nương là nhân vật nữ, thường đóng vai trò quan trọng trong nhóm. Để trở thành một người ca nương được mọi người công nhận, người nghệ sĩ cần phải trải qua quá trình học hỏi, luyện tập.
Chất liệu trong nghệ thuật ca trù
Phần lớn chất liệu được khai thác trong ca trù Việt Nam được lấy từ nghệ thuật dân ca. Các thể loại này có nhiều làn điệu, nhiều thể ca trù sử dụng các thể loại thơ quen thuộc. Các thể loại thơ như thơ lục bát, song thất lục bát. Có 34 thể ca trù đã được thư tịch Hán Nôm ghi nhận về lời thơ. Các thể thơ này thường được dùng trong ca trù bao gồm thể lục bát (17 thể ca trù), thể song thất lục bát (ở 1 thể ca trù). Thể thơ 7 chữ và một câu lục cuối bài (3 thể ca trù), thể thơ Đường luật (thất ngôn, tứ tuyệt),….
Đặc biệt chất liệu phổ biến nhất trong các thể thơ dùng trong ca trù thì thể hát. Ca trù thì được nói là có số lượng nhiều nhất và được ưa chuộng nhất. Hát nói đã gắn bó với các tên tuổi lớn trong lịch sử văn học Việt Nam như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tản Đà,…
Hình thức biểu diễn
Mỗi điệu có thể là một bài hát nhưng cũng có thể bao gồm nhiều bài. Mỗi bài thường có lời ca với tên gọi riêng của nó. Cách thể hiện mỗi tiết mục cũng khác, cách tạo ra tiết mục múa hoặc diễn xướng. Thậm chí, nghi lễ trong trình diễn ca trù được sử dụng trống hoặc đàn. Trong nghệ thuật biểu diễn ca trù, số thể cách có sự thêm bớt thành các biến cách giúp cho phong cách Ca trù trở lên phong phú.
Trong nghệ thuật biểu diễn ca trù có 3 nhóm:
- Nhóm hát thuần túy gồm 66 làn điệu, bao gồm 5 nhóm nhỏ là hát, đọc, nói, ngâm, thổng
- Nhóm kết hợp hát – múa – diễn gồm 19 thể cách
- Nhóm nghi lễ và trình diễn nghề trong thi cử gồm 14 thể cách
Giá trị trong nghệ thuật biểu diễn ca trù
Nhằm tôn vinh giá trị trong nghệ thuật hát ca trù, hội đồng thẩm định di sản của UNESCO đã đánh giá như sau:
– Lịch sử ca trù Việt Nam được trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay. Nó được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Loại hình nghệ thuật này thể hiện ý thức về bản sắc và sự kế tục trong biểu diễn nghệ thuật, có tính sáng tạo. Nó được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Giáo phường đã có sự liên kết với các cộng đồng và có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động về lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật độc đáo của nó đối với văn hóa Việt Nam.
– Loại hình biểu diễn độc đáo, có không gian biểu diễn riêng. Về nội dung thơ ca cũng xuất phát từ những thể thơ riêng biệt. Theo các nghệ nhân dân gian, ca trù có nhiều thể thức hoặc giai điệu khác nhau. Kỹ thuật hát tinh tế, công phu. Ca trù được xuất phát từ thể thơ độc đáo đã ra đời, lấy nguồn cảm hứng sáng tác từ thể loại văn học dân tộc. Qua đó, loại hình nghệ thuật này mang giá trị lớn về tinh thần dù có trải qua cả quá trình hình thành và phát triển.
– Về nhạc cụ biểu diễn, ba loại nhạc cụ được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau trong loại hình nghệ thuật. Đó là đàn đáy, phách và trống. Sự kết hợp âm thanh từ những nhạc khí đặc trưng của ca trù. Điều này góp phần đưa ca trù trở thành thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Đây là một trong những điều đặc biệt ở thể loại này, ca trù trở thành một loại hình biểu diễn chỉ có 3 người có cả nhạc cụ dân tộc truyền thống phối hợp cùng thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu,…
Vì sao Google Doodle lại vinh danh ca trù Việt Nam?
Vào ngày 23/2/2020 (âm lịch 1/2/2020), Google thay đổi hình ảnh Doodle do nghệ sĩ đồ họa Xuân Lê thiết kế hình ảnh về ca trù để ghi nhớ ngày giỗ tổ nghiệp ca trù Việt Nam. Theo đó, hình ảnh được vinh danh đã vẽ ra một buổi chầu hát ca trù của các nghệ sĩ.
Cụ thể giao diện của Google với những màu sắc rất Việt Nam. Bao gồm 3 thành viên không thể thiếu trong một chầu biểu diễn ca trù. Bố cục bức tranh có người ngồi giữa là một nữ ca sĩ gọi là “đào” hay “ca nương”. Nữ ca nương vừa hát vừa sử dụng nhạc cụ. Bên phải là một nam nhạc công, thường gọi là kép chơi đàn đáy phụ họa cho đào nương. Nhạc công đàn đáy có thể lúc hát lúc thể hiện theo cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát.
Cuối cùng, người thứ 3 bên trái giữ vai trò người thưởng ngoạn, còn gọi là “quan viên”. Thông thường là tác giả bài hát đồng thời cũng là người đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ những lúc cao trào bằng tiếng trống đồng.
Qua bức họa tôn vinh nghệ thuật ca trù, đã thể hiện rõ quan điểm về việc nâng cao nhận thức và sự quan tâm của công chúng đối với loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống. Sau một thời gian, ca trù tưởng chừng đang dần mai một. Nhưng chính lòng đam mê với nghề, những người còn gắn bó với ca trù ngày càng sáng tạo trong cách thể hiện, đa dạng trong việc tiếp cận với thế hệ trẻ. Đồng thời bức họa còn tôn vinh người xem cảm giác tự hào và tinh thần dân tộc, nuôi dưỡng và phát huy truyền thống dân tộc đến với thế hệ trẻ.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ca trù Việt Nam – loại hình nghệ thuật độc đáo. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, có những lúc ca trù tưởng chừng như mai một. Nhưng hiện nay, những người nghệ sĩ trẻ đam mê với nghệ thuật hát ca trù đang dần tìm kiếm hướng đi mới cho loại hình nghệ thuật này. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về một phần của lịch sử văn hóa dân tộc.
Nguồn: Kiến thức tổng hợp