[Lời Giải] Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?

25 Tháng Mười Một, 2021 0 Thu Trà

Xu thế toàn cầu hóa là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong nền kinh tế hiện đại. Vậy xu thế toàn cầu nó là gì, nó bắt nguồn từ đâu? Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Kiến thức Tổng hợp giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của

Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của?

Toàn cầu hóa là gì? 

Toàn cầu hóa là sự phổ biến của các sản phẩm, thông tin, công nghệ và việc làm xuyên biên giới và văn hóa quốc gia. Nói chung, toàn cầu hóa là việc chính phủ các quốc gia sẽ ngày càng cho phép công dân của họ có thể làm việc xuyên biên giới.

Bản chất của toàn cầu hóa được đánh giá như 1 quá trình làm tăng lên mạnh mẽ các mối quan hệ và sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa các quốc gia, khu vực và toàn dân tộc trên thế giới.

Hơn thế, nó còn chính là cầu nối cho các nước trong khu vực, con người trên thế giới có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.

xu thế toàn cầu hóa trên thế giới là hệ quả của

Toàn cầu hóa là cầu nối để các nước có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn

Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?

Khi đã hiểu rõ về bản chất của toàn cầu hóa thì chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi “Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?” –  Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng KH – CN diễn ra từ năm 80 của thế kỷ XX và đặc biệt là sau thời điểm chiến tranh lạnh.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ chính là tên gọi của giai đoạn 2 của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 cho tới nay. Cuộc cách mạng khoa học này đã thúc đẩy năng suất lao động tăng, từ đó mức sống và chất lượng cuộc sống của con người nhờ đó cũng được tăng lên. 

Điều này đã giúp cho cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi về giáo dục, đào tạo nghề nghiệp đã có sự thay đổi lớn. Cho nên, có thể nói rằng cuộc cách mạng công nghệ – khoa học đã khiến con người bước sang nền văn minh mới – văn minh thông tin. Nhờ vậy, vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX thị trường thế giới cùng xu thế toàn cầu hóa đã được hình thành.

Biểu hiện của toàn cầu hóa

Xu thế toàn cầu hóa có những biểu hiện sau:

xu thế toàn cầu hóa tạo ra hiện tượng gì

Một số biểu hiện của toàn cầu hóa

 – Sự phát triển của các mối quan hệ thương mại quốc tế

Kể từ sau thời điểm chiến tranh thế giới thứ II cho tới cuối thập kỷ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã có sự tăng lên 12 lần. Thương mại quốc tế tăng cho thấy nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ ngày càng chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Và tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới cũng sẽ tăng lên.

 – Sự phát triển, tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

Dựa trên số liệu của Liên Hợp Quốc, hiện nay có trên 500 công ty xuyên quốc gia kiểm soát lên tới 25% tổng sản phẩm thế giới. Và sự trao đổi của các công ty này cũng tương đương với ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

 – Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành tập đoàn lớn

Xu hướng toàn cầu hóa đã dẫn tới sự sáp nhập của các công ty thành những tập đoàn lớn, đặc biệt là những công ty khoa học – kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

Và làn sóng sáp nhập này cũng đã có sự tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỷ XX.

hệ quả quan trọng nhất của toàn cầu hóa kinh tế là

Sự sáp nhập, hợp nhất của các công ty đa quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa

 – Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, kinh tế, tài chính

Nhờ xu thế toàn cầu hóa đã hình thành các tổ chức liên kết thương mại, kinh tế và tài chính. Một số tổ chức như quỹ tiền tệ quốc tế, Liên minh châu Âu, Ngân hàng thế giới, tổ chức thương mại thế giới,…

Những tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của khu vực và thế giới.

Vì thế, toàn cầu hóa chính là xu thế khách quan không thể đảo ngược được.

Tác động của xu thế toàn cầu hóa tới thế giới

Có thể nói toàn cầu hóa chính là xu thế khách quan không thể đảo ngược. Bên cạnh những tác động tích cực thì nó cũng gây ra một số tác động tiêu cực đối với thế giới. Cụ thể như sau:

biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa

Tác động tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa

Tác động tích cực

  • Đem lại cơ hội phát triển lớn mạnh và đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế. Đồng thời, lực lượng sản xuất sẽ có nhiều điều kiện để phát triển và từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa.
  • Mở ra nhiều cơ hội giao lưu, học tập và tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, các nước còn được hỗ trợ nhiệt tình từ các tổ chức, liên minh đã tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
  • Cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển hóa nhất định và kèm theo là những cải cách thiết thực để nâng cao hiệu quả phát triển cùng quá trình cạnh tranh trên thị trường của các nước và khu vực hiện nay.

Tác động tiêu cực

Ngoài những tác động tích cực thì toàn cầu hóa cũng gây ra một số tác động tiêu cực như:

  • Phân hóa sự giàu nghèo trong xã hội trở nên sâu sắc hơn. Chính sự ngăn cách giữa giàu nghèo càng lớn thì xã hội sẽ ngày càng bị chi phối bởi đồng tiền.
  • Tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn trật tự xã hội; thậm chí là mất đi sự tự chủ và bản sắc dân tộc vốn có
  • Thách thức lớn đối với các quốc gia đang trong quá trình phát triển. Sự cạnh tranh kinh tế với các quốc gia lớn gây khó khăn cho các nước đang phát triển và đòi hỏi các quốc gia này cần nắm bắt chuẩn xác thời cơ và tận dụng nguồn lực tối đa để không bị các nước bỏ xa.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa

Xu thế toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, bên cạnh những cơ hội mở rộng thì nó cũng tạo ra không ít thách thức rào cản.

hệ quả quan trọng nhất của toàn cầu hóa kinh tế là

Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa

Cơ hội 

Xu thế toàn cầu hóa mở ra rất nhiều cơ hội cho Việt Nam như:

  • Tự do hóa thương mại và bãi bỏ hàng rào thuế quan giúp hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam được lưu thông rộng rãi nhất. 
  • Đón đầu xu thế nền công nghiệp hiện đại và có thể áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
  • Giúp chuyển giao về thành tựu công nghệ, khoa học về hình thức quản lý và tổ chức tới tất cả các nước
  • Thực hiện chủ chương đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, chủ động khai thác về thành tựu khoa học – công nghệ theo các nước tiên tiến khác.

Thách thức 

Bên cạnh những cơ hội trên thì xu thế toàn cầu hóa cũng tạo ra không ít thách thức tới sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam như:

  • Gặp áp lực về sự cạnh tranh giá cả và chất lượng của sản phẩm/ hàng hóa
  • Đòi hỏi nhân lực có tay nghề cao, nguồn vốn lớn và làm chủ được ngành kinh tế mũi nhọn.
  • Gây nên áp lực nặng nề đối với tự nhiên và ảnh hưởng tới môi trường quốc gia
  • Sự cạnh tranh của thị trường thế giới cùng những quan hệ trong nền kinh tế quốc dân có thể gây ra nhiều bất bình đẳng và thiệt hại cho nước phát triển như Việt Nam.

Bài viết trên đây Kiến thức tổng hợp đã chia sẻ với bạn đọc về vấn đề xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào, cùng những tác động của nó tới thế giới. Hy vọng chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn và đừng quên truy cập website kienthuctonghop.vn để khám phá, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nữa nhé!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan