Xả e máy phát điện – Thời gian và quy trình thực hiện

11 Tháng Hai, 2022 0 xuanthanh

Xả gió, xả e máy phát điện là việc bạn cần làm nếu máy phát sinh một số sự số. Vậy khi nào cần thực hiện việc làm này, các thao tác thực hiện ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

xa-e-may-phat-dien

Quy trình và những lưu ý khi xả e máy phát điện

Xả e máy phát điện là gì?

Xả e máy phát điện (hay xả air, xả khí) là việc làm khi trong dầu máy có chứa bọt khí, hơi nước làm giảm hiệu suất truyền lực trong hệ thống và nhanh hỏng dầu. Khi đó việc xả e được thực hiện để đẩy không khí ra khỏi nhiên liệu, giúp máy vận hành hiệu quả hơn. Việc xả e chỉ nên thực hiện khi tháo rời các chi tiết, thay dầu mới hay gặp sự cố máy phát điện không hoạt động.

Được biết, dầu máy là chất giúp bôi trơn các linh kiện, chống mài mòn, giảm ma sát cho các chi tiết của động cơ. Đồng thời dầu còn tạo thành chất làm kín giữa các piston, xéc măng và thành xilanh, từ đó duy trì áp suất buồng đốt, giảm thiểu các chất khí cháy thành mạt lọt xuống cacte gây tổn hại cho động cơ máy. Việc cung cấp dầu nhớt cho máy giúp bảo vệ các bề mặt tiếp xúc, làm sạch, chống cặn đóng trong máy ở những bộ phận bên trong.

Thông thường, những máy phát điện công suất lớn sẽ đi kèm với bình chứa dầu riêng biệt. Bình chứa dầu là nơi chứa các cặn và tạp chất. Khí sẽ lơ lửng trong đó tránh tạo nên những cặn bã với kích thước lớn có thể làm nghẹt lọc nhớt. Do đó chúng ta cần xả e định kỳ để loại bỏ những bụi bẩn, nước và không khí bên trong máy phát điện, đồng thời thêm dầu nhớt để tăng khả năng vận hành bền bỉ cho máy.

xa-e-may-phat-dien-la-gi

Xả e máy phát điện là gì?

Khi nào nên xả e cho máy phát điện

Công việc xả e, xả khí cho máy phát điện thường được thực hiện với loại máy phát điện chạy dầu diesel. Theo đó, sau một thời gian sử dụng, người dùng thường không chú ý tới tình trạng dầu máy. Đôi khi bạn đổ nhiều dầu nhưng khi đề, nổ máy khởi động rất chậm. Đây chính là khi bạn cần thực hiện việc xả dầu vì trong ống dẫn dầu đã chứa không khí làm cho buồng đốt không cháy được.

Chúng ta sẽ thực hiện xả và loại bỏ toàn bộ không khí ra ngoài bình chứa. Thông thường, chúng ta sẽ thực hiện việc này ngay lần đầu tiên sử dụng hoặc khi máy chạy hết dầu.

Các thao tác xả e máy phát điện đúng chuẩn

Tùy vào từng loại máy phát điện mà chúng ta sẽ có quy trình xả e khác nhau, tuy nhiên nhìn chung vẫn cần trải qua các bước chính sau đây:

  • Khử không khí bằng cách tháo ống chứa nhiên liệu và đấu lại.
  • Dùng bơm cấp nhiên liệu trên đầu lọc để khử không khí. Thao tác bằng cách ấn bơm để đẩy không khí ra ngoài.
  • Kiểm tra phần đệm lò xo.
  • Tháo đệm lò xo bằng cách dùng chìa vặn của bầu lọc.
  • Rửa sạch bộ lọc, bôi lên đó một chút dầu mỏng và lắp lại. Chú ý khi lắp bộ lọc không nên siết chặt quá.
  • Khi thay đệm lò xo, đồng thời đẩy không khí từ ống cấp nhiên liệu ra.

 

xa-e-may-phat-dien-nhu-the-nao

Các thao tác xả e máy phát điện đúng chuẩn

Xem thêm sản phẩm máy phát điện công nghiệp khác: https://yenphat.vn/may-phat-dien-elemax.html

Một số lưu ý để máy phát điện sử dụng hiệu quả và bền lâu

Xả e máy phát điện chỉ là một trong những bước bảo trì, bảo dưỡng thiết bị này. Bên cạnh việc bảo trì máy phát thường xuyên, cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Khi thực hiện xả e hay bất kỳ thao tác bảo dưỡng nào, cần đảm bảo bề mặt và xung quanh máy phát điện sạch sẽ, không có các vật thể không liên quan nằm trong hoặc ngoài máy. Đồng thời loại bỏ toàn bộ dầu, chất bẩn và bất cứ vật gì chắn đường thoát khí làm tăng nhiệt độ máy.
  • Sau mỗi lần vận hành, cần làm sạch và siết chặt lại toàn bộ ốc vít bị lỏng, đồng thời kiểm tra nhớt, nước làm mát cũng như dây đai của hệ thống.
  • Sau 20 giờ đầu sử dụng máy phát điện cũ hoặc lâu ngày không dùng, cần thay dầu bôi trơn, làm sạch bộ lọc nhiên liệu và lọc sạch nhiên liệu trong bình.
  • Cần thay dầu bôi trơn đúng thời gian quy định, định kỳ 20 giờ, 50 giờ, 100 giờ, 200 giờ, 300 giờ, 400 giờ,….
  • Khi máy đã vận hành được khoảng 200 giờ, phải thay lọc dầu bôi trơn, lọc gió và lọc dầu nhiên liệu. Tiếp sau đó, cứ 2 lần thay dầu cho máy thì bạn lại thay các bộ phận này 1 lần để đảm bảo chất lượng tối đa cho máy.
  • Nếu bạn sử dụng thiết bị với tần suất ít, khoảng 10 ngày cần vận hành máy 1 lần trong khoảng 10 phút để dầu bôi trơn có thể được đưa đi để bảo vệ các chi tiết máy.
quy-trinh-xa-e-may-phat-dien

Những lưu ý khi vận hành và bảo dưỡng máy phát điện

  • Khi vận hành máy, cần chú ý quan sát và ghi lại những thông số làm việc như hiệu suất, cường độ, tần số, công suất,… hiển thị trên bảng điều khiển để nắm được máy có chạy bình thường hay không. Nếu máy phát hiện bất thường cần dừng lại và kiểm tra ngay lập tức để kịp khắc phục những hư hỏng.
  • Không cho phép tăng hoặc giảm tải quá nhiều cùng 1 lúc khi vận hành và không để máy chạy quá tải trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin về quá trình xả e máy phát điện, cùng những lưu ý khi vận hành và bảo dưỡng máy. Nếu bạn chưa có chuyên môn trong lĩnh vực này, có thể sử dụng những dịch vụ bảo hành hoặc nhờ sự trợ giúp từ những người có chuyên môn để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

Bài viết liên quan