[TÌM HIỂU] Cấu tạo & nguyên lý hoạt động van 1 chiều máy nén khí

10 Tháng Tư, 2021 0 Thu Trà

Van 1 chiều máy nén khí đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy khí nén. Vậy bộ phận này có chức năng như thế nào? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của linh kiện này ra sao? Đây chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều quan tâm tới vấn đề này. Để trả lời câu hỏi này, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!

van 1 chiều máy nén khí là gì

Van 1 chiều máy nén khí là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?

Van một chiều máy nén khí là gì?

Van một chiều máy nén khí là bộ phận dùng để bảo vệ các đường ống dẫn khí. Nó có tác dụng điều phối khí nén đi theo 1 chiều nhất định, đồng thời ngăn cản dòng khí nén đi theo hướng ngược lại. Hơn thế, việc sử dụng van 1 chiều còn ngăn chặn được tình trạng rò rỉ, thất thoát khí nén. Điều này giúp đảm bảo lượng khí cung cấp cho các thiết bị dùng khí nén có thể vận hành một cách tốt nhất.

Trong trường hợp, doanh nghiệp sử dụng nhiều máy nén khí được nối song song với nhau. Và nếu một trong số những máy đó gặp phải trục trặc và phải ngừng hoạt động hoặc tụt áp thì khí nén từ máy khác sẽ bị tràn ngược vào máy, gây ra hư hỏng, hỏng hóc. Vì thế, việc sử dụng van một chiều còn hỗ trợ ngăn chặn được tình trạng này hoàn toàn.

Phân loại và cấu tạo van 1 chiều máy nén khí

Hiện nay, van hơi 1 chiều máy nén khí công nghiệp được thiết kế với 3 dạng chính:

phân loại van nén khí 1 chiều

Van nén khí 1 chiều có 3 loại chính: dạng trượt, cửa xoay và dạng bích

  • Van 1 chiều dạng trượt: Là loại van một chiều có cấu tạo đơn giản nhất. Loại van này được thiết kế với cấu trúc trục đường ống dẫn nằm vuông góc với trục mặt của đế đỡ.
  • Van 1 chiều dạng cửa xoay: Đặc trưng của loại van này là bộ phận trục mặt đế đỡ luôn được đặt trùng với trục của đường ống dẫn. Khi không có chất lỏng hoặc chất khí tới van thì mặt đế đỡ sẽ được đóng kín bởi bộ phận cửa xoay. Khi có khí tới bộ phận van thì cửa xoay sẽ xoay quanh trục và tạo một khe hở cho phép luồng khí nén đi qua van 1 cách dễ dàng.
  • Van 1 chiều dạng bích: Đối với loại van này thì người ta lại tiếp tục chia van thành 2 loại 1 loại là đĩa bích cửa đôi và đĩa bích lò xo. Đĩa bích lò xo có kích thước 15 – 200mm, còn loại van dạng cửa đôi sẽ có kích thước khoảng 50 – 700mm.

Vì thế, nếu bạn có nhu cầu lắp đặt van 1 chiều cho máy nén hơi thì bạn nên tham khảo người có kinh nghiệm trong công tác vận hành và hướng dẫn của nhà sản xuất đã đưa ra. Bên cạnh đó, để đảm bảo van có thể hỗ trợ thiết bị ổn định, trơn tru nhất thì người mua cần mua van chính hãng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Mô tả cách thức hoạt động của van 1 chiều máy nén khí

Nguyên lý làm việc của van nén khí 1 chiều cũng không quá phức tạp:

nguyên lý hoạt động của van nén khí một chiều

Nguyên lý hoạt động của van nén khí một chiều

  • Khi không có chất lỏng hay chất khí chảy qua van thì cửa van 1 chiều sẽ ở trạng thái đóng. Đến khi xuất hiện dòng chảy tới miệng van và dưới tác động của năng lượng dòng chảy sẽ khiến cho cửa xoay (phần tử trượt) bị đẩy khỏi vị trí đóng và chuyển sang trạng thái mở và cho phép dòng chảy đi qua van 1 cách dễ dàng.
  • Tại thời điểm vận tốc dòng chảy bằng 0 thì cửa xoay sẽ quay trở lại vị trí đóng. Lúc này, áp suất cửa ra của van sẽ tác động ngược lại lên phần tử trượt và giữ chặt phần tử trượt ở vị trí đóng. Từ đó ngăn cản dòng chảy chảy ngược trở lại.

Ba loại van một chiều có cấu tạo khác nhau nhưng chúng đều hoạt động giống nhau khi có lực tác động theo một chiều duy nhất. Bởi thế, tùy thuộc vào dòng thiết bị nén hơi mà người dùng có thể cân nhắc để lựa chọn loại van phù hợp.

Hướng dẫn cách lắp đặt van một chiều cho máy nén hơi

Van máy nén khí có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo chế độ vận hành của cả hệ thống nén khí. Nhưng để phát huy được tối đa hiệu quả và không gây tốn kém chi phí thì người dùng cần lắp đặt theo hướng dẫn dưới đây:

lắp đặt van nén khí 1 chiều

Cách lắp đặt van hơi một chiều cho thiết bị khí nén

  • Lắp đặt van 1 chiều từ thiết bị nén khí vào bồn chứa để khí nén sau khi được đưa xuống bình sẽ không chảy ngược theo hướng ngược lại khi máy dừng hoạt động.
  • Lắp van tại cửa ra của máy nén hơi với bộ phận ống trung chuyển để ngăn chặn tình trạng khí di chuyển ngược vào bên trong máy.
  • Để lắp đặt van 1 chiều máy nén khí piston thì bạn có thể lắp đặt van ở bên trong piston để điều khiển lưu lượng khí tới xy lanh. Còn đối với dòng máy nén khí trục vít thì sẽ lắp đặt van ở đầu ra của trục vít. 

Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể lắp đặt từ 1 – 2 chiếc, 5 chiếc van trên cùng một thiết bị nén khí, sao cho phù hợp với yêu cầu công việc.

Giá van 1 chiều máy nén khí?

Van hơi 1 chiều máy nén khí đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thiết bị vận hành ổn định nhất. Giá van 1 chiều sẽ tùy thuộc vào thương hiệu và nhà phân phối thiết bị. Thông thường, van 1 chiều máy nén khí Hitachi, Fusheng, Puma,… có mức giá dao động từ 150k – 400k. Dưới đây là bảng giá van 1 chiều máy nén hơi:

STT Loại van Giá
1 Van một chiều loại 1 phân vuông 150
2 Van một chiều loại 1 phân tròn 250
3 Van một chiều loại nửa phân 350

>> Xem thêm:

[GÓC GIẢI ĐÁP] Máy nén khí dùng để làm gì?

Đánh giá máy nén khí Atlas Copco hàng đầu của Thụy Điển

Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn thấy được vai trò của van 1 chiều máy nén khí cũng như cách thức vận hành và hoạt động của bộ phận này. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thể sử dụng van một chiều hiệu quả để đem lại hiệu suất làm việc cao và tránh những hư hỏng không đáng có. Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua linh kiện hoặc thiết bị nén hơi, hãy liên hệ với Điện máy Hoàng Liên 0989 937 282 để được mua hàng chất lượng với mức giá cạnh tranh nhất nhé!

Bài viết liên quan