Từ Ngữ Địa Phương 3 Miền Bắc Trung Nam

19 Tháng Ba, 2022 0 Doãn Rần

Tiếng Việt có sự phân hóa khác nhau để dần hình thành nên từ ngữ địa phương 3 miền Bắc Trung Nam. Vậy từ ngữ địa phương là gì? Tại sao lại sự khác nhau giữa 3 miền Bắc Trung Nam? Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết để có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này nhé!

Từ ngữ địa phương là gì?

Để hiểu được khái niệm từ ngữ địa phương thì trước tiên chúng ta cần tìm biết về khái niệm từ ngữ toàn dân. Cụ thể, từ ngữ toàn dân là loại từ được sử dụng rộng rãi và thống nhất với tất cả người dân trên toàn đất nước.

Từ ngữ địa phương 3 miền Bắc Trung Nam

Bản đồ phân bố từ ngữ địa phương 3 miền tại Việt Nam

Suy ra, từ ngữ địa phương hay phương ngữ là loại từ ngữ được hình thành từ chính cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương ở nước ta. Các từ ngữ địa phương này sẽ khác nhau chủ yếu về ngữ âm đến từ vựng và cuối cùng là một chút khác biệt về ngữ pháp.

Các loại từ ngữ địa phương ở nước ta

Như đã nói ở trên, hiện nay thì người ta chia từ ngữ địa phương theo 3 vùng miền. Cụ thể là:

  • Từ ngữ địa phương Bắc Bộ: Được sử dụng phổ biến ở các địa phương miền Bắc, ví dụ một số từ đặc trưng như u – mẹ, giời – trời,…
  • Từ ngữ địa phương Trung Bộ: Sử dụng phổ biến ở các địa phương miền Trung, ví dụ một số từ đặc trưng như mô – nào, chỗ nào; rứa – thế; răng – sao, thế nào;…
  • Từ ngữ địa phương Nam Bộ: Sử dụng phổ biến ở các địa phương miền Nam, với một số từ đặc trưng như heo – lợn; thơm – dứa; ghe – thuyền; honda – xe máy;…

Các kiểu từ ngữ địa phương phổ biến

1. Từ ngữ địa phương nghĩa tương đương với nghĩa từ ngữ toàn dân

Từ ngữ địa phương 3 miền Bắc Trung Nam

Sự khác nhau trong cách gọi của các vùng miền

  • Miền Trung: Mô – chỗ nào, đâu; tru – trâu; tê – kìa;…
  • Miền Nam: Cây viết – cây bút; chạy honda – chạy xe máy; tô – bát,…

2. Từ ngữ địa phương trở thành từ ngữ toàn dân

Một số từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng để chỉ sự vật, hiện tượng tại nơi nhất định nhưng sau khi được phổ biến thì chúng trở thành từ ngữ toàn dân. Tuy nhiên, về thực chất thì chúng vẫn là từ ngữ địa phương. Ví dụ như:

  • Ở Bắc Bộ: “Thúng” (một đơn vị để đong thóc, gạo); nia, dần, sàng (đồ dùng để sẩy thóc, gạo); bò, bơ (dùng để đong gạo),…
  • Ở Trung Bộ: Nhút; chẻo – nước mắm;…
  • Ở Nam Bộ: Chôm chôm; sầu riêng; mãng cầu;…

Tại sao lại có sự khác nhau giữa 3 miền Bắc Trung Nam?

Có rất nhiều nguyên nhân được xác định là tạo nên sự khác nhau giữa về từ ngữ địa phương giữa 3 miền Bắc Trung Nam. Cụ thể:

  • Thứ nhất, là do thời gian. Thời gian kéo theo sự tự thay đổi của tiếng Việt. Có thể nghe thì rất vô lý nhưng thực tế thì nó lại cực kỳ có lý. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là cùng với sự vận động, phát triển theo thời gian thì các thế hệ con người cũng dần thay đổi về nhận thức, cách truyền đạt. Khi mà thế hệ sau đã quá “trai dần” với từ ngữ của thế hệ trước thì hệ quả cuối cùng là từ gốc sẽ bị thay đổi. 
Từ ngữ địa phương 3 miền Bắc Trung Nam

Tại sao lại có sự khác nhau giữa 3 miền Bắc Trung Nam?

  • Thứ hai, là do khoảng cách địa lý. Từ ngữ địa phương của 3 miền bị ngăn cách, nó giống như việc đèo Tam Điệp ngăn miền Bắc với miền Trung và đèo Hải Vân ngăn miền Trung với miền Nam.
  • Thứ ba, là do quá trình giao thoa ngôn ngữ. Việc tiếp xúc với người bản địa khiến quá trình giao thoa và đan xen ngôn ngữ khiến cho ngôn ngữ dần bị khác đi kể cả cách phát âm lẫn cách dùng từ.
  • Thứ tư, là do khí hậu và thổ nhưỡng. Kiểu khí hậu cũng như các yếu tố liên quan đến thổ nhưỡng, nguồn nước có ảnh hưởng đến âm sắc, chất giọng dẫn đến ảnh hưởng về từ vựng. Về lâu về dài thì những thay đổi sẽ được hình thành qua nhiều năm và tạo nên sự khác biệt như hiện nay.

Như vậy bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về từ ngữ địa phương 3 miền Bắc Trung Nam cũng như nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa 3 vùng miền. Hy vọng là thông tin của bài viết đã giúp ích được cho bạn.

Bài viết liên quan