|Kiến thức| Nguyên lý vận hành và hướng dẫn sử dụng tủ ATS máy phát điện

28 Tháng Mười, 2021 0 duong55

Tủ ATS là bộ phận vô cùng quan trọng, đóng vai trò đảm bảo nguồn điện liên tục khi phát sinh sự cố mất điện từ lưới điện. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về tủ ATS máy phát điện, để có cái nhìn chuyên môn đầy đủ và đúng đắn về sản phẩm này nhé!

Kiến thức về tủ ATS cho máy phát điện

Kiến thức về tủ ATS cho máy phát điện

Hệ thống tủ ATS là gì?

ATS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Automatic Transfer Switches, đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện tự động khi lưới điện mất đi và ngược lại. Tủ ATS được sử dụng để đảm bảo sự ổn định liên tục của hệ thống điện, sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hay các tòa chung cư hiện nay.

Bên cạnh đó, hệ thống tủ ATS máy phát điện còn có chức năng bảo vệ an toàn cho điện lưới và máy phát khỏi những sự cố mất trung tính, mất pha, quá áp,…

Các chủ doanh nghiệp đều ý thức được rằng bất cứ sự cố nào về điện đều gây ra những thiệt hại nhất định về kinh tế. Do đó, việc trang bị hệ thống tủ ATS là điều hết sức cần thiết.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống tủ ATS

Một hệ thống tủ ATS hoàn thiện sẽ bao gồm máy phát điện công nghiệp và hệ thống chuyển đổi nguồn điện. Máy phát điện sẽ luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động và tự động chuyển mạch ở những nơi cần cung cấp nguồn điện cho tải từ 2 nguồn khác nhau.

Tủ ATS máy phát điện với chức năng cung cấp dòng điện ổn định và liền mạch cho hệ thống

Tủ ATS máy phát điện với chức năng cung cấp dòng điện ổn định và liền mạch cho hệ thống

  • ATS chuyển đổi điện năng từ lưới điện chính, cung cấp cho phụ tải từ máy phát điện khi có sự cố mất điện.
  • Khi lưới điện hoạt động ổn định trở lại, ATS sẽ kết nối phụ tải với nguồn điện chính, đồng thời ngắt máy phát điện dự phòng.
  • Việc chuyển đổi có thể hoạt động theo 2 chế độ: tự động hoặc bằng tay.
  • Bên cạnh đó, tủ ATS còn có chức năng hòa đồng bộ nhiều máy phát điện, cung cấp công suất điện phù hợp đề phòng những rủi ro khi gặp sự cố về máy phát điện.

Ngày nay, máy ATS smart còn được tích hợp mạch tự động chuyển đổi nguồn khi mất điện Nhờ đó mà máy có thể hoạt động một cách trơn tru mà không cần sự tác động trực tiếp của con người khi có sự cố.

Phân loại hệ thống tủ ATS

Tủ ATS được phân loại dựa trên số lượng nguồn kết nối chính và nguồn điện dự phòng, bao gồm các loại chính sau:

  • Hệ thống ATS chuyển đổi 2 nguồn: sẽ bao gồm 1 nguồn điện lưới và 1 máy phát. Loại này được sử dụng khá phổ biến tại các nhà máy, chung cư hay cao ốc. Nguồn điện dự trữ ở đây sẽ là máy phát điện Diesel.
  • Hệ thống ATS chuyển đổi 3 nguồn: bao gồm 2 nguồn điện lưới chính là một nguồn dự phòng. Sản phẩm thường được sử dụng tại các khu công nghiệp lớn, luôn luôn có 2 nguồn độc lập phân phối luân phiên nhau để bảo trì và sửa chữa.
ATS chuyển đổi nguồn 3 pha

ATS chuyển đổi nguồn 3 pha

Đối với những ATS cung cấp nguồn điện với công suất nhỏ trong khoảng 100-400A, tủ ATS thường sử dụng contactor. Công suất từ 800A trở lên đến hàng ngàn ampe sẽ sử dụng ACB (Air Circuit Breaker) hay còn gọi là máy cắt không khí, cho khả năng chịu đựng dòng điện lớn và bền bỉ hơn.

Quy trình vận hành tủ ATS máy phát điện

Giới thiệu về bảng điều khiển máy phát điện

Để nắm được quy trình vận hành máy phát điện, trước tiên cần nắm được vị trí và chức năng của bảng điều khiển.

Bảng điều khiển tủ ATS máy phát điện

Bảng điều khiển tủ ATS máy phát điện

Đối với bảng điều khiển trên, ta sẽ có các nút bấm tương ứng với những chức năng sau:

  • Phím bấm trái: Dùng để di chuyển vị trí làm việc sang trái hoặc thay đổi các chế độ. Nút này chỉ có thể hoạt động khi màn hình chính có chế độ chỉ báo được hiển thị.
  • Phím bấm phải: Di chuyển sang phải.
  • Phím xóa cảnh báo, báo động còi: tắt còi khi xảy ra lỗi.
  • Phím xóa lỗi: xóa các lỗi sau khi đã phát hiện nguyên nhân lỗi và xử lý xong.
  • Phím di chuyển lên trên: di chuyển lên trên trong các trang.
  • Phím lựa chọn cài đặt, hiển thị.
  • Phím di chuyển xuống dưới: di chuyển xuống dưới trong các trang.
  • Phím di chuyển giữa các trang hiển thị hoặc xác nhận giá trị cài đặt.
  • Phím khởi động: khởi động động cơ (chỉ hoạt động cơ chế độ tay).
  •  Phím dừng: dừng động cơ.
  •  Phím bấm GCB: mở hoặc đóng GCB (chỉ hoạt động ở chế độ MAN hoặc TEST).
  •  Phím bấm MCB: mở hoặc đóng MCB.
  •  Phím hiển thị trạng thái máy phát điện, xem máy hoạt động bình thường (đèn xanh) hoặc lỗi (màu đỏ). Nếu điện áp của máy phát nằm trong giới hạn, đèn LED màu xanh sẽ sáng, ngược lại đèn sẽ hiển thị màu đỏ nhấp nháy mỗi khi gặp sự cố. Sau khi tiến hành sửa chữa và nhấn nút FAULT RESET, đèn sẽ tắt nếu lỗi được khắc phục hoàn toàn, hoặc không nhấp nháy nếu vẫn còn lỗi.
  •  Phím hiển thị trạng thái điện lưới, hiển thị tương tự như đèn báo máy phát điện.
  •  Màn hình hiển thị.
  •  Hiển thị trạng thái GCB. Đèn LED màu xanh sẽ sáng nếu GCS ở trạng thái đóng. Nút hiển thị này được điều khiển bởi đầu ra GCB hoặc bằng tín hiệu phản hồi GCB.
  • Hiển thị trạng thái MCB.
Phía trong tủ ATS cho máy phát điện

Phía trong tủ ATS cho máy phát điện

Quy trình vận hành tủ ATS cho máy phát điện

  • Nổ máy

Chúng ta có nhiều cách để nổ máy: bằng tay, nổ máy tự động hoặc nổ máy theo chế độ chạy định kỳ.

Nổ máy bằng tay

– Vặn chìa khóa hoặc aptomat nguồn sang vị trí ON. Sau đó bấm phím mũi tên sang trái hoặc phải để chuyển chế độ hoạt động từ BLOCK hoặc AUTO sang chế độ MANUAL.

– Nhấn nút khởi động, sau 3-5 giây động cơ sẽ nổ.

– Khi máy vận hành, phải thường xuyên kiểm tra xem có bị rò rỉ nước, dầu, nhớt hay không, nếu có cần có những biện pháp khắc phục nhanh chóng.

– Kiểm tra các thông số đã đạt tiêu chuẩn chưa, bao gồm nhiệt độ nước (70-90 độC), áp suất nhớt (2,5-6kg), điện áp (đối với máy 1 pha là 230V, máy 3 pha là 380-400V), tần số (50-52Hz).

Nổ máy ở chế độ tự động

– Vặn aptomat hoặc chìa khóa sang trạng thái ON, chuyển chế độ hoạt động sang AUTO.

– Nếu không có điện lưới, máy phát điện sẽ tự động hoạt động.

– Khi có điện lưới trở lại, máy sẽ tự ngừng hoạt động sau khi chạy làm mát trong khoảng 60-120s.

Tổ máy đang hoạt động

Tổ máy đang hoạt động

Nổ máy ở chế độ chạy định kỳ để kiểm tra, bảo dưỡng

– Chuyển chế độ hoạt động sang AUTO hoặc TEST.

– Máy sẽ vận hành ngay cả khi lưới điện vẫn đang hoạt động, nhưng không chuyển nguồn máy phát sang tải.

– Để tắt máy, nhấn mũi tên trái/phải để chuyển chế độ từ TEST hoặc AUTO sang MANUAL hoặc BLOCK. Máy sẽ ngừng hoạt động sau 60-120s.

  • Khi phát sinh sự có về lưới điện, kỹ thuật viên cần đảm bảo cho thời gian giữa 2 công tắc chuyển mạch là ngắn nhất, để đảm bảo nguồn điện được cung cấp liên tục cho toàn hệ thống.
  • Sau khi sự cố về điện đã được khắc phục, ATS sẽ ngắt tải khỏi nguồn phát và nối vào lưới điện.

Các nguyên tắc lựa chọn hệ thống tủ ATS máy phát điện

Để chọn được tủ ATS phù hợp với nhu cầu sử dụng, cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Xác định công suất của trạm biến áp mà doanh nghiệp đang sử dụng.
  • Căn cứ theo công suất máy phát điện,kỹ thuật viên sẽ tính toán những khu vực ưu tiên như khối văn phòng, khu điều khiển trung tâm,…
  • Xác định điều kiện nơi lắp đặt hệ thống, bao gồm nhiệt độ, bụi bẩn, độ an toàn,…
  • Kết nối với hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp, tự động báo cáo những thông tin về sự cố cho bên kiểm soát.
Những lưu ý khi chọn mua và lắp đặt tủ ATS

Những lưu ý khi chọn mua và lắp đặt tủ ATS

Trên đây là những thông tin cần nắm chắc về tủ ATS máy phát điện. Nếu còn thắc mắc về dòng sản phẩm này, các bạn có thể để lại phản hồi cho chúng tôi hoặc gọi qua hotline 0967 998 982 để được trợ giúp.

Bài viết liên quan