Trú trọng hay chú trọng đúng chính tả? Mẹo phân biệt “tr” với “ch”

8 Tháng Bảy, 2021 0 Phạm Chinh

Trú trọng hay chú trọng là một trong các từ dễ gây nhầm lẫn về chính tả nhất. Mặc dù cách phát âm có vẻ giống nhau nhưng giữa chúng lại chỉ có một từ đúng duy nhất. Việc dùng sai chính tả khiến bạn gặp khó khăn trong học tập lẫn giao tiếp. Vì thế, bên cạnh việc tìm hiểu trú trọng hay chú trọng là đúng chính tả, hãy cùng Kiến thức tổng hợp tìm hiểu về cách phân biệt “tr” hay “ch” đúng nhất nhé!

Trú trọng hay chú trọng có nghĩa?

Trước tiên, để xác định chính xác từ trú trọng hay chú trọng đúng chính tả, chúng ta cần cắt nghĩ cụ thể các tiếng, để tránh việc xao nhãng, tiếp tục nhầm lẫn ở những lần sau:

Chú trọng là gì?

Chú trọng là một động từ mang ý nghĩa cụ thể: chỉ về một sự quan tâm đặc biệt, được chú ý hàng đầu về một sự vật, sự việc hơn là những sự vật, sự việc khác.

Trong đó, “chú” được lấy từ “chú ý”, “chú tâm”

Còn “trọng” ở đây là quan trọng, trọng điểm hay trọng tâm,… Tóm lại nó thể hiện một đặc điểm cần quan tâm, chú ý nhiều hơn những cái khác.

Chẳng hạn như:

“Ban giám đốc rất chú trọng trong lần đào tạo nhân viên này. Để đào tạo nên một lớp nhân viên vừa có chuyên môn cao, vừa có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật tốt”.

“Bảo vệ môi trường ngày càng trở thành vấn đề đáng chú trọng và triển khai”

“Nhà nước ta luôn chú trọng và quan tâm đến đời sống, tình hình người dân”

Trú trọng hay chú trọng

Trú trọng hay chú trọng đúng chính tả

Trú trọng là gì?

Từ “trú” trong tiếng Việt là một động từ mang nghĩa chỉ hành động. Được hiểu là việc “ở, cư ngụ” tại một địa điểm nào đó, có thể là tạm thời hoặc lâu dài. Việc giải nghĩa từ “trú” này phụ thuộc vào từ đi cùng với nó nữa.

Chẳng hạn như “trú mưa” là hạnh động ở tạm thời một lúc nào đó đợi cơn mưa qua. Còn “người dân cư trú ở đây” có nghĩa là sống ở một nơi nào đó có thể là lâu dài.

Trú trọng hay chú trọng đúng chính tả?

Mặc dù cả “trú” và “trọng” đều có nghĩa trong Tiếng Việt. Tuy nhiên, khi ghép với nhau, chúng lại hoàn toàn không có liên quan về nghĩa. Vì thế cũng không thể tạo thành một từ có ý nghĩa hoàn chỉnh. 

Như vậy, câu hỏi trú trọng hay chú trọng đúng chính tả thì “chú trọng” là chính xác nhé!

Tại sao người ta hay nhầm lẫn trú trọng hay chú trọng

“Ch”“tr” là hai âm tiết thường xuyên gây nhầm lẫn trong Tiếng Việt. Mặc dù theo cách phát âm chuẩn thì chúng có sự khác biệt. Cụ thể là cách đọc “cong lưỡi” âm “tr” mà khi đọc “ch” không có.

Nhưng trong văn phong hàng ngày thì sự khác biệt đó gần như được lược đi ở tất cả mọi người. Bởi cách đọc “cong lưỡi” gây khó khăn hơn trong giao tiếp, và có phần “thiếu tự nhiên”.

Bên cạnh đó, việc cả từ “chú” và “trú” khi tách riêng ra cũng đều mang nghĩa. Nên người ta mới nhầm lẫn và không biết cách nói nào mới là đúng.

Cách phân biệt “ch” với “tr” trong Tiếng Việt 

Việc nhầm lẫn những từ chính tả như trú trọng hay chú trọng sẽ không còn xảy ra nếu bạn nắm được những quy tắc viết chúng. Mặc dù khi mới làm quen, bạn có thể thấy chúng hơi dài dòng và khó nhớ. Nhưng đây là cách phân biệt chính tả “ch” và “tr” chính xác nhất. Phần thông tin này đã được Kiến thức tổng hợp tóm lược qua các dấu hiệu nhận biết “ch” hay “tr” như sau:

Trú trọng hay chú trọng

Cách nhận biết CH và TR

Mẹo thanh điệu trong từ Hán – Việt

Những từ Hán – Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với TR mà không đi cùng CH

– TR đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, trục lợi, trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc trụ sở, vũ trụ, thổ trạch,…

– TR đi với dấu huyền: Truyền thống, từ trường, phong trào, lập trường, trầm tích, trừng trị, trần thế, trù bị, trùng hợp,…

Mẹo láy âm đi với “ch” hay “tr”

CH láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước hoặc đứng sau nó. Còn TR không láy âm đầu với các phụ âm khác, trừ bốn ngoại lệ láy với “L” sau: Trọc lóc, trót lọt, trẹt lét, trụi lủi,…

– CH đứng ở vị trí thứ nhất: Chơi bời, chèo bẻo, chào mào, cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lọi, chểnh mảng, chộn rộn, chình rình, choáng váng, chạng vạng, chờn vờn, chon von, chót vót, chơi vơi, chênh vênh…

– CH đứng ở vị trí thứ hai: Loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng choạng, loai choai, lởm chởm,…

Mẹo đồng nghĩa tranh – giành

Khi bạn không biết viết từ đó là CH hay TR, mà biết nó có từ đồng nghĩa với từ viết bằng GI thì chắc chắn từ cần tìm được viết với TR

Ví dụ: Tranh – giành, nhà tranh – nhà gianh, trai – giai, trăng – giăng, trầu – giầu, tráo trở – giáo giở, trời – giời, trối trăng – giối giăng, tro – gio, trả – giả…

Bếu bạn để ý kỹ thì các từ âm “gi” này như một cách “nói lái” cho thuận miệng hơn. Chúng là những từ được dùng rất phổ biến trong văn nói dân gian ta.

Khi nào dùng “ch” và khi nào dùng ‘tr”

Mẹo trường từ vựng

– Mẹo cha – chú: Tức là những chữ chỉ quan hệ nhân thân thì được dùng với CH.

  • Ví dụ: cha, chú, cháu, chắt, chút, chít…

– Mẹo chum – chạn: Đồ dùng, nội thất gia đình được dùng với CH

  • Ví dụ:  chum, chạn, chậu, chõng, chổi, chuồng, chăn, chiếu,…
  • Ngoại lệ: cái tráp

– Mẹo kết hợp âm đệm: Chỉ có CH mới đi với các vần oa, oă, oe, TR không bao giờ đi cùng các vần đó

  • Ví dụ: chí chóe, loắt choắt, choang choảng,…

Trên đây là một số mẹo khắc phục lỗi hay nhầm lẫn chính tả “ch” với “tr”. Tuy nhiên, Tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, không thể dùng quy tắc mà đoán định hết. Còn rất nhiều từ ngữ mang tính chất ngoại lệ khi dùng CH hay TR. Ngay cả câu hỏi “trú trọng hay chú trọng” cũng gây nhiều khó khăn cho mọi người để phân biệt được. Cách duy nhất là phải thường xuyên trau dồi và ghi nhớ.

Trên đây là phần giải đáp trú trọng hay chú trọng đúng chính tả, đồng thời gợi ý cho bạn một số phương pháp phân biệt ch hay tr trong Tiếng Việt. Mong rằng bài viết mà Kiến thức tổng hợp mang đến thực sự bổ ích cho bạn!

Bài viết liên quan