Trái Đất hình thành như thế nào: sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ

12 Tháng Mười Hai, 2020 0 Hồng Nhung

Là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời, Trái Đất đang là hành tinh duy nhất được ghi nhận là có sự sống. Kể từ khi hình thành đến nay, có rất nhiều sự thay đổi trên hành tinh của chúng ta. Bạn có bao giờ thắc mắc Trái Đất hình thành như thế nào không?

Bài viết nổi bật:

Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá sự hình thành Trái Đất. Cùng theo dõi lịch sử tạo nên địa cầu  nhé!

Lịch sử hình thành Trái Đất có gì đặc biệt?

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng địa cầu đã tồn tại gần 4,6 tỷ năm. Vậy thực sự Trái Đất được hình thành như thế nào? Đây là câu hỏi đang được nghiên cứu làm sáng tỏ.

Trái Đất hình thành như thế nào: sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ

Trái Đất hình thành như thế nào: sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ

Các nhà khoa học giả sử, nếu Mặt trời hình thành trong 24 giờ thì Trái Đất của chúng ta chỉ mất vỏn vẹn 1 phút 30 giây để thành hình. Và quá trình hình thành Trái Đất đã được ghi nhận như sau:

Sự hình thành Trái Đất bắt nguồn từ gần 4,6 tỷ năm trước đây

Địa cầu được cho là hình thành cùng với Mặt trời. Ban đầu, Trái Đất tồn tại như một đám mây bụi và khí lớn. Đám mây này quay tròn và có dạng đĩa do Mặt trời tạo ra . Nó được tạo ra bởi hydro và heli từ một Big Bang (một vụ nổ lớn). Bên cạnh đó, nó còn chứa các nguyên tố hóa học từ các ngôi sao đã chết khác.

Đám mây đó quay và khiến cho phần khối lượng tập trung ở giữa bắt đầu nóng lên. Nó làm cho vật chất xung quanh các hạt bụi bị cô đặc lại. Những mảnh nằm trong vòng khoảng 150 triệu kilomet từ trung tâm đám mây tạo thành Trái Đất của chúng ta.

Trước đây, người ta cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng

Trước đây, người ta cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng

Quá trình hình thành Trái Đất được tính toán là khoảng từ 10 đến 20 triệu năm. Ban đầu, địa cầu là dạng nóng chảy. Sau đó, phần vỏ ngoài nguội và trở thành chất rắn. Cùng với quá trình đó là sự hình thành nước trong khí quyển.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng Mặt Trăng cũng là “đứa con” được tách ra từ Trái Đất sau một va chạm của địa cầu với một tiểu hành tinh khác. Mặt trăng được hình thành khoảng 4,53 tỷ năm trước. Nó có các thành phần hóa học gần tương tự như ở Trái Đất.

Mầm sống trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Song song với việc tìm hiểu Trái Đất hình thành cách đây bao nhiêu năm, người ta còn quan tâm xem sự sống bắt đầu trên hành tinh từ khi nào.

Sự tiến hóa của sinh vật trên địa cầu diễn ra trong hàng trăm triệu năm

Sự tiến hóa của sinh vật trên địa cầu diễn ra trong hàng trăm triệu năm

Những mẫu hóa thạch lâu đời nhất được các nhà khảo cổ tìm ra có tuổi thọ khoảng 3,5 tỷ năm. Điều này chứng tỏ mầm sống đầu tiên sẽ xuất hiện từ trước đó. Sau đó, cách ngày nay khoảng 3,4 tỷ năm, các vi sinh vật đầu tiên đã bắt đầu tiến hóa. Chúng tổng hợp đường từ nguồn năng lượng từ ánh sáng Mặt trời. Đó là sự quang hợp đầu tiên trên Trái Đất.

Những vi khuẩn đầu tiên có Mặt trên địa cầu đã thực hiện quang hợp. Nhưng thứ mà chúng tạo ra chỉ là đường chứ không có khí Oxy. Điều này khiến cho bầu khí quyển của Trái Đất còn khá nguy hiểm. Nó không phù hợp với con người hoặc các loài sinh vật khác.

Về sau, các vi khuẩn đã “học” được cách tổng hợp đường từ CO2, nước và ánh sáng Mặt trời. Và kết quả của quá trình, chúng thải Oxy ra ngoài khí quyển.

>>> Xem thêm: Cách tính giờ trên Trái Đất có gì đặc biệt? Công thức tính giờ

Các tế bào và sinh vật đa bào trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Sự sống trên Trái Đất hình thành dưới đại dương

Sự sống trên Trái Đất hình thành dưới đại dương

Từ 2,1 tỷ năm trước, sự xuất hiện của các tế bào phức hợp đã đánh dấu cho sự phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Thời gian này, sự sống trên địa cầu vẫn còn rất đơn giản. Tuy nhiên, chúng có cấu trúc rất đơn giản. Sau đó, nhờ sự tiến hóa, các vi khuẩn đã có cấu trúc phức tạp hơn. Chúng đã xuất hiện các cơ quan chuyên biệt bên trong. Nhân tế bào đã có màng riêng để tách biệt nó với phần còn lại của tế bào.

Các vi khuẩn tiến hóa này bắt đầu quá trình tìm “cộng sự”. Những cộng sự này sẽ giúp chúng chuyển hóa năng lượng từ các chất hữu cơ trở thành ATP. Đây là mầm mống đầu tiên cho sự cộng sinh sau này. Điều này giúp chúng có thể tạo ra  năng lượng cho quá trình phát triển của mình. Mọi động vật và thực vật ngày nay đều có các tế bào nhân thực (eukaryote).

Cá hóa thạch niên đại 2,1 tỷ năm trước đều tồn tại dưới dạng đơn bào. Cho đến tận 1 tỷ  năm trước, các sinh vật đa bào đầu tiên mới xuất hiện. Các nhóm sinh vật đã tiến hóa theo những hướng đa bào một cách độc lập.

Lớp vỏ Trái Đất là những mảng kiến tạo trượt trên phần manga nóng chảy

Lớp vỏ Trái Đất là những mảng kiến tạo trượt trên phần manga nóng chảy

>>> Xem thêm: Lõi Trái Đất hay Mặt trời nóng hơn? Mất bao lâu để lõi Trái Đất nguội?

Sự trôi dạt của các lục địa trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Người ta nghiên cứu, bề mặt lục địa của hành tinh bắt đầu thay đổi vào khoảng 3 tỷ năm trước. Vỏ Trái Đất thực tế là các mảnh địa chất trôi trên phần manga nóng chảy. Khi những mảng địa chất này va chạm nhau, một phần của mảnh này sẽ bị đè xuống bên dưới mảng còn lại.

Khoảng 260 triệu năm trước đây chỉ có một lục địa lớn nhất tồn tại. Sau đó, nó bị “vỡ” ra và di chuyển về nhiều hướng khác nhau. Quá trình này diễn ra và tạo nên các lục địa như hiện nay. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, hiện nay quá trình kiến tạo mảng này vẫn đang diễn ra. Chỉ là nó chậm và không rõ ràng để con người có thể cảm nhận trực tiếp.

Sự trôi dạt lục địa là lý do tại sao người ta tìm thấy các hóa thạch ở rìa Brazil và Nam Phi lại có nét tương đồng. Hoặc khi ghép các rìa lục địa hai bên Đại Tây Dương chúng ta lại thu được một phần tương đối khớp với nhau.

Các lục địa của Trái Đất từng "thuộc về một mối"

Trước khi tách nhau, các lục địa của Trái Đất từng “thuộc về một mối”

Sự sống tiến hóa trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Từ 630 đến 850 triệu năm trước, hành tinh bị đóng băng

Trái Đất đã từng bị đóng băng trong suốt 200 triệu năm. Băng đã phủ kín lục địa từ hai cực cho đến Xích đạo. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân của lần hành tinh lại “hóa đá” này. Kỳ băng gia  này đã ảnh hưởng rất lớn đến những loài sinh vật có cấu tạo phức tạp, đa bào đầu tiên.

Đồng thời, nó cũng mở ra một kỷ mới cho sự phát triển của Trái Đất. Đó là kỷ Ediacara.

Thời kỳ kỷ Cambri

Kỷ Cambri diễn ra vào khoảng 535 triệu năm trước. Đây là thời kỳ “bùng nổ dân số” của các loài sinh vật trên Trái Đất. Theo thống kê, cứ 10 triệu năm lại có sự xuất hiện của một nhóm loài mới trên hành tinh. Các loài động vật trong kỷ Cambri đều có vỏ cứng. Điều này giúp cho việc hình thành hóa thạch dễ dàng hơn trước đó rất nhiều.

Người ta mô phỏng các loài sinh vật phong phú kỷ Cambri

Người ta mô phỏng các loài sinh vật phong phú kỷ Cambri

Sau đó khoảng 45 triệu năm, Trái Đất xảy ra sự kiện Phân hóa Sinh giới  kỷ Ordovic. Giai đoạn này ghi nhận sự bùng nổ số loài trong từng nhóm động vật trên địa cầu.

Đến những cư dân đầu tiên trên đất liền

Kể từ khi hình thành, nước tại các đại dương chính là cái nôi của sự sống đầu tiên. Khoảng 500 triệu năm trước, một số loài động vật mới tìm đến đất liền. Sự tiến hóa này giúp chúng tránh xa một số kẻ thù trước đó dưới biển. Trong khi đó, thực vật lại là những cư dân đầu tiên của đất liền. Tảo chính là loài thực vật đầu tiên trên đất liền. Sau đó, chúng tiến hóa và phân nhánh thành các loài khác nhau.

Giai đoạn kỷ băng hà Andean-Saharan trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Sau khi kỷ Ordovic kết thúc, hành tin của chúng ta lại đứng trước một thời kỳ tuyệt chủng. Nó đã làm giảm đi đáng kể số lượng các loài. Con số này gần bằng các loài đã được sinh ra trước đó.

Các kỷ băng hà dù ngắn hay dài cũng đánh dấu sự biến mất của rất nhiều loài sinh vật

Các kỷ băng hà dù ngắn hay dài cũng đánh dấu sự biến mất của rất nhiều loài sinh vật

Kỷ băng hà Andean-Saharan bắt đầu khoảng 430 đến 460 triệu năm trước. Cuối kỷ Ordovic – Silur nhiệt độ của Trái Đất bị giảm xuống nhanh chóng. Băng từ hai cực bao phủ phần lớn diện tích bề mặt lục địa. Điều này đã làm cho kỷ băng hà ngắn Andean-Saharan diễn ra. Tên này được các nhà khoa học đặt theo hai địa danh phát hiện dấu tích của thời kỳ này là núi Andes (châu Mỹ) và sa mạc Sahara (châu Phi).

Đây là giai đoạn đánh dấu đợt tuyệt chủng “diện rộng” hàng loạt lớn thứ 2 trong các đợt tuyệt chủng được ghi nhận trong lịch sử hình thành Trái Đất. Người ta thống kê có khoảng 85% loài sinh vật biển đã bị gạch tên khỏi Trái Đất. Sau kỷ này, tốc độ phát triển của các loài trên Trái Đất tăng một cách chóng mặt.

Sau đó là sự phát triển của khủng long. Loài động vật to lớn này xuất hiện khoảng 231 triệu năm trước. Chúng thống trị Trái Đất trước khi bị tuyệt chủng vào kỷ Phấn trắng – cũng là thời gian kết thúc của Đại Trung sinh. 

Sau rất  nhiều kỷ băng hà, sự tuyệt chủng và mở rộng của các loài, sự kiến tạo của các mảng địa chất đã tạo nên một Trái Đất như hiện tại. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã có thể hình dung ra Trái Đất hình thành như thế nào. Hãy theo dõi kienthuctonghop.vn để có thể tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về hành tinh của chúng ta.

Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan