[GIẢI ĐÁP] Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?

23 Tháng Mười Hai, 2021 0 Thu Trà

Kim loại là một trong những vật liệu phổ biến xung quanh chúng ta. Vậy kim loại là gì? Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? Hãy cùng Kiến thức Tổng hợp đi tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại

Kim loại là gì?

Khái niệm kim loại: Kim loại là những nguyên tố hóa học có thể tạo ra các ion dương và có các liên kết kim loại. Cùng với á kim, phi kim thì kim loại cũng được phân biệt bởi các mức độ ion hóa. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì kim loại chiếm khoảng 80%, còn á kim và phi kim chiếm khoảng 20%.

Trong tự nhiên, phi kim chiếm số lượng nhiều hơn, dù trên bảng tuần hoàn thì các vị trí của kim loại là đa số. Những kim loại phổ biến có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống như sắt, đồng, nhôm, bạc, vàng, kẽm,…

Cấu tạo kim loại

Cấu tạo của kim loại bao gồm cấu tạo tinh thể và cấu tạo nguyên tử:

Cấu tạo của kim loại

Cấu tạo của kim loại

  • Cấu tinh thể: Trừ Hg ở thể lỏng, ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể rắn và chúng có cấu tạo tinh thể. Các hạt nhân liên kết kém với các electron hóa trị, vì thế nó có thể dễ tách khỏi nguyên tử cùng các e di chuyển tự do trong mạng tinh thể kim loại. Mạng tinh thể kim loại bao gồm: lập phương tâm khối Na, Li, K,…; lập phương tâm diện Au, Cu, Ag,…
  • Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử của đa số các nguyên tố kim loại có rất ít e ở lớp ngoài cùng, chỉ có 1, 2 hoặc 3e.

Phân loại kim loại

Hiện nay, kim loại được phân thành 3 loại chính:

  • Kim loại cơ bản và hiếm: Kim loại cơ bản là loại dễ bị ăn mòn và oxy hóa, kim loại hiếm ít bị ăn mòn và ít gặp như bạch kim, vàng.
  • Kim loại màu và đen: Kim loại màu có ánh kim cùng các màu như vàng, bạc, đồng, kẽm,… Kim loại đen có màu đen gốm như crom, sắt, titan cùng nhiều kim loại khác,…
  • Kim loại nhẹ và nặng: Kim loại nhẹ là những kim loại có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3 như Na, Al, K, Mg,…. Còn những kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 như Fe, Cu, Ag, Au, Pb,…

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?

Dưới đây là những kiến thức cơ bản về tính chất hóa học đặc trưng của kim loại, các bạn hãy cùng theo dõi để nắm được kiến thức lý thuyết nhé!

Kim loại có những tính chất hóa học đặc trưng nào

Kim loại có những tính chất hóa học đặc trưng nào?

Tác dụng với oxi

Đa số các kim loại đều có thể tác dụng được với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao để tạo thành oxit. Tuy nhiên, cũng có 1 số kim loại không phản ứng với oxi là Ag, Au, Pt,…

3Fe + 2O2 → Fe3O4 

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

Tác dụng với phi kim khác

Đa số các kim loại đều phản ứng với phi kim ở điều kiện nhiệt độ cao và tạo thành muối. 

2Al + 2S → Al2S3 

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Tác dụng với dung dịch axit

Kim loại phản ứng với dung dịch axit như HCl, HNO3, H2SO4,… để tạo thành muối và khí H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + 2HNO3 → Mg(NO3)2  + H2

Tuy nhiên, khi tác dụng với axit trong điều kiện đặc, nóng thì nó có thể tạo thành nhiều khí khác nhau.

A + HNO3 → A(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) +  H2O

A + H2SO4 → A2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O

Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động mạnh phản ứng với muối của kim loại yếu và kết quả tạo ra muối mới và kim loại mới. Tuy nhiên, trừ các kim loại Na, Ba, K,… bởi trong điều kiện thường thì kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ có thể tan trong nước.

2Al + 3FeSO4 →  3Fe + Al2(SO4)3

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Mg + FeCl2 → Fe + MgCl2

Các kim loại mạnh bao gồm: Na, K, Ca, Li, Sr, Ba,… có thể dễ dàng tác dụng với nước trong điều kiện thường để tạo ra dung dịch bazơ.

A + nH2O →H2 + A(OH)n

Kim loại trung bình gồm Mg, Zn, Fe, Al,… trong điều kiện nhiệt độ cao có thể phản ứng với hơi nước và tạo ra khí Hidro cùng oxit kim loại tương ứng.

3Fe + 4H2O hơi → 4H2 + Fe3O4

||Xem thêm: Cách nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại, phi kim

Ứng dụng của kim loại trong sản xuất và đời sống

Ngày nay, kim loại xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống và được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp cho tới dân dụng. Nó cũng là nguyên liệu chính để tạo ra những sản phẩm thiết yếu để phục vụ cho việc sản xuất và cuộc sống hàng ngày.

Dưới đây là 1 số ứng dụng phổ biến của kim loại như:

  • Trong sản xuất: Kim loại được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất và luyện kim, chế tạo máy móc, gia công cơ khí, chế tạo thiết bị, máy móc,… Còn những hợp kim của chúng như inox,… thường được sử dụng để tạo ra nhiều phụ kiện, chi tiết, chế tạo phôi, khuôn đúc,…
tính chất hóa học đặc trưng của kim loại

Kim loại được sử dụng để phục vụ cho các công trình xây dựng

  • Trong xây dựng: Kim loại cơ bản, kim loại đen thường dùng để phục vụ cho những công trình xây dựng như tòa nhà, nhà ở, cầu đường, công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau,…
  • Giao thông vận tải: ứng dụng làm vỏ các loại máy móc, chi tiết máy móc, thiết bị, phụ kiện trong hầu hết các phương tiện từ xe đạp, xe máy, xe tải, ô tô, tàu thủy, máy bay, xe tải,…
  • Trong gia dụng: Kim loại được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nhằm phục vụ đời sống như cửa, cầu thang, bàn ghế, dụng cụ bếp, cổng,…
tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì

Kim loại được sử dụng để chế tạo các vật dụng trong đời sống

  • Thiết kế – trang trí: Nhờ tính dễ gia công và tạo hình nên kim loại có thể dễ dàng uốn, cắt được nhiều họa tiết, hoa văn đặc sắc, giúp sản phẩm vừa có tính ứng dụng thực tiễn mà lại vừa làm đẹp cho không gian.
  • Trong hóa học: Kim loại được sử dụng để phân tích, nghiên cứu những phản ứng hóa học, từ đó giúp các nhà khoa học có thể phát triển thêm nhiều vật liệu hữu ích khác dựa trên nền tảng của những nguyên tố kim loại nhằm phục vụ cho đời sống.

Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ về tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì và những tính chất hóa học đặc trưng của nó. Nếu thấy bài viết hay đừng quên like và theo dõi Kiến thức tổng hợp thường xuyên nhé!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan