Thủy triều là hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất mà con người đã từng chứng kiến. Có rất nhiều lý giải về hiện tượng tự nhiên đặc biệt này nhưng với nhiều người thuật ngữ thủy triều còn khá xa lạ. Vậy thủy triều là gì? Tại sao lại có thủy triều xảy ra trên Trái đất? Mời quý độc giả dành thời gian để khám phá thêm về thế giới tự nhiên ngoài kia.
Nội dung bài viết
Thủy triều là gì?
Chắc hẳn với nhiều người đi biển hoặc sống gần biển không quá xa lạ với hiện tượng thủy triều. Nhưng ngay cả khi người dân miền biển cũng chưa biết nó là hiện tượng như thế nào? Chỉ biết nó hình thành chu kỳ trong ngày về sự thay đổi của mực nước biển thì biết nó là thủy triều. Tại phần sau của bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ cho quý vị về khái niệm thủy triều.
Thủy triều được dịch sang nghĩa thuần Việt với nghĩa là nước dâng cao hoặc rút xuống. Chiết tự câu chữ như sau “thủy” có nghĩa là nước, “triều” là cường độ mực nước thay đổi lên – xuống. Hiểu đơn giản hơn, thủy triều là hiện tượng nước biển hoặc nước sông,… thay đổi lên xuống theo một chu kỳ dựa vào thiên văn.
Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng và các thiên thể khác như Mặt Trời tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất. Trong khi đó Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên và nước xuống vào khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
||Bạn có biết: Mưa axit là gì? Những tác hại của mưa axit đối với con người
Nguyên nhân xuất hiện thủy triều
Thủy triều được hình thành do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực li tâm gây ra. Có thể hiểu là thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình elip.
Theo chu kỳ ngày và đêm của Trái Đất, nó sẽ tự một mình quay quanh nó một vòng. Đồng nghĩa với việc khi ở một điểm nào trên Trái Đất có một lần hướng về Mặt Trời sẽ xuất hiện thủy triều. Có 2 loại thủy triều:
- Thủy triều bán nhật triều: Mỗi ngày Trái Đất sẽ có 2 lần nước dâng cao và 2 lần nước xuống
- Thủy triều toàn nhật triều: Chu kỳ mỗi ngày thủy triều dâng cao 1 lần và 1 lần thủy triều xuống.
– Mặt trời cũng có khả năng sinh ra lực hấp dẫn thủy triều. Tuy nhiên khả năng chỉ bằng 5/11 lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Nếu lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời trùng nhau thì nước thủy triều tăng lên cao hơn.
Đặc điểm của thủy triều
Thủy triều được chia làm các giai đoạn khác nhau:
- Nước biển dâng nhanh trong vài giờ, làm ngập cả vùng biển. Hiện tượng này gọi là ngập triều.
- Khi nước biển hạ thấp trong vài giờ, nước rút làm lộ ra vùng gian triều thì gọi là triều rút.
Vậy thủy triều xảy ra khi nào? Đây là câu hỏi trở thành thắc mắc chung của nhiều người. Phần nguyên nhân dẫn đến thủy triều do lực hấp dẫn của Mặt trăng và lực ly tâm đã tạo thời nó điểm cho mực nước thay đổi. Thời điểm nước dâng lên một điểm cao nhất thường gọi là triều cường.
Ngược lại khi nước hạ thấp thì thời điểm đó gọi là triều thấp.
Tại sao chúng ta lại cần đo thủy triều?
- Việc xác định thủy triều rất cần thiết trong cuộc sống. Đo thủy triều giúp điều hướng tốt hướng đi của các phương tiện giao thông đường thủy. Bởi tính được thời điểm triều cường lên xuống đảm bảo an toàn cho con người.
- Khi xác định khả năng xảy ra thủy triều, sẽ biết được sự chuyển động của nước. Có thể cung cấp nguồn năng lượng cho các hộ dân ở ven biển.
- Xác định thủy triều cũng dự báo được nguồn thức ăn cho sinh vật. Hoặc môi trường sinh thái biển cho một số loài động vật ven bờ.
Nhờ vào những vai trò và ảnh hưởng của thủy triều, việc xác định số liệu về thủy triều là cần thiết. Dựa vào những dữ liệu này mà con người có thể phân tích, đánh giá hiện tượng hoặc đưa ra hướng xử lý phù hợp với từng dạng biến đổi.
Ứng dụng của thủy triều trong đời sống
Từ xa xưa con người đã biết tận dụng hiện tượng thiên nhiên này vào thực tế cuộc sống. Tại Việt Nam việc quan sát thủy triều lên xuống đã mang lại những lợi ích với cùng to lớn. Một số ứng dụng của thủy triều trong đời sống – xã hội như sau:
- Đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc Việt Nam. Bạn còn nhớ chiến thắng quân Nam Hán và Mông Nguyên trên sống Bạch Đằng năm nào không? Yếu tố thủy triều đóng vai trò quyết định đến chiến thắng của quân ta.
- Từ xa xưa, con người sống dựa sông dựa biển nên đã biết cách tính theo con nước. Chu kỳ lên xuống của nó. Chính nhờ yếu tố tự nhiên mà con người tìm được nguồn lương thực lớn từ thủy triều. Biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá,…
- Mỗi lần chu kỳ của thuỷ triều xuất hiện, mang theo nguồn thuỷ hải sản phong phú. Do đó hoạt động đánh bắt cá phụ thuộc vườn điều kiện, thời gian kéo dài mỗi chu kỳ thủy triều.
- Con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp như sản xuất điện dựa vào triều cường. Góp phần to lớn cho ngành ngư nghiệp như đánh bắt hải sản. Tham gia vào quá trình nghiên cứu thủy văn.
- Con người tận dụng lợi thế thủy triều để đóng tàu thuyền.
Như vậy thủy triều không chỉ là một hiện tượng tự nhiên bình thường mà nó có vai trò lớn trong đời sống con người. Qua bài viết này, chúng tôi đã làm rõ khái niệm về “Thuỷ triều là gì” và nguyên nhân dẫn đến nó hiện tượng trên như thế nào? Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết thêm những thông tin bổ ích về môi trường tự nhiên ngoài kia.
Bạn có biết:
- Năng lượng gió là gì? Năng lương gió dùng để làm gì?
- Năng lượng tái tạo là gì? Khám phá các dạng năng lượng tái tạo
- Biến đổi khí hậu là gì và nguyên nhân của biến đổi khí hậu
- Những việc làm bảo vệ môi trường đơn giản hiệu quả
Nguồn: Kiến thức tổng hợp