Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn thực

8 Tháng Tư, 2021 0 Hồng Nhung

Những ngày lễ, tết cổ truyền của dân tộc chính là những nét đẹp trong văn hóa và tâm hồn người Việt. Trong những ngày đất trời đang chuyển mình từ xuân sang hạ, ngày Tết Hàn thực 3/3 là dịp rất được mong đợi. Vậy Tết hàn thực là gì và nó có phải là Tết Thanh minh hay không?

Theo dõi bài viết này của chúng tôi để biết được những điều thú vị về Tết Hàn thực bánh trôi bánh chay nhé!

Ý nghĩa Tết Hàn thực là gì?

3/3 Tết Hàn thực là ngày Tết được lưu truyền từ lâu đời theo quan niệm dân gian. Ngày Tết này phổ biến tại Trung Quốc, miền Bắc nước ta và cộng đồng người Hoa khắp nơi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu hết Tết Hàn thực có nghĩa là gì. Và liệu rằng Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh?

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn thực là gì

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn thực là gì?

Nguồn gốc của Tết Hàn thực 3/3?

+ Điển tích Tấn Văn Công và Giới Tử Thôi

Tết Thanh minhHàn thực đều có nguồn gốc từ nền văn hóa Trung Hoa lâu đời. Theo tiếng Trung thì Hàn có nghĩa là lạnh và thực có nghĩa là ăn. Tết hàn thực là thời gian mọi người cùng nhau ăn những món ăn lạnh. Điều này được xem là bắt nguồn từ điển tích giữa vua Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi. Câu chuyện xảy ra vào thời Xuân Thu chiến quốc (những năm 770 – 221 TCN).

Theo đó, khi vua Tấn Văn Công gặp khó khăn và phải bỏ nước lưu vong tại Tề, Sở. Giới Tử Thôi là hiền sĩ đã gắn bó và theo hầu Tấn Văn Công, hiến kế giúp vua.

Tương truyền, có lần trên đường lánh nạn, quân lương cạn kiệt nên Giới Tử Thôi đã cắt thịt từ chính đùi của mình để dâng vua. Tấn Văn Công hỏi ra mới biết sự tình thịt mình vừa ăn. Vua đã rất cảm kích tấm lòng của Giới Tử Thôi. Hiền sĩ đã theo phò vua trong 19 năm trời với không biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ.

Khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu ở nước Tấn đã trọng thưởng, hậu đãi cho những công thần. Nhưng khi ấy, ông đã quên mất người hiền sĩ năm xưa từng xẻ thịt cho bữa cơm của vua. Giới Tử Thôi không hề oán hận, trách than. Ông cho rằng việc làm đó là của phận bề tôi phải làm nên đã đưa mẹ về núi Điền Sơn.

Tết Hàn thực là gì?

Tết Hàn thực của Trung Quốc bắt nguồn từ điển tích vua Tấn Văn Công và Giới Tử Thôi

+ Tết Hàn thực nghĩa là gì với người Trung Quốc?

Sau, vua Tấn Văn Công cũng nhớ ra công lao và sự trung thành của Giới Tử Thôi. Vua cho người đi tìm kiếm và mời hiền sĩ ra nhận thưởng. Nhưng Giới Tử Thôi lúc bấy giờ đã ở ẩn và không chịu tuân mệnh vua. Vua hạ lệnh đốt rừng mục đích để dọa và ép mẹ con Giới Tử Thôi rời khỏi Điền Sơn. Nhưng thật không ngờ, hiền sĩ và mẹ nhất quyết ở lại và đã bị thiêu cháy. Tấn Văn Công vô cùng đau xót và hối hận nên đã lập miếu thờ. Vua cũng hạ lệnh kiêng đốt lửa và ăn đồ nguội trong ba ngày từ mùng 3 đến mùng 5 tháng 3 âm lịch.

Với như Trung Quốc thì Tết Hàn Thực như là ngày giỗ của Giới Tử Thôi. Người ta sử dụng điển tích này để mô tả cho nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn thực 3/3.

Vậy ý nghĩa Tết Hàn thực ở Việt Nam là gì?

Tết Hàn thực nói riêng và các ngày lễ, Tết khác như Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu,… không phải của riêng một mình Trung Quốc. Nó còn là nét văn hóa liên quan đến văn minh người Việt và các nước phương Đông khác.

tết hàn thực bánh trôi bánh chay

Tết Hàn thực ở Việt Nam là dịp gia đình quây quần, tưởng nhớ tổ tiên

Dù bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng khi du nhập vào nước ta, Tết Hàn thực lại mang ý nghĩa tâm linh hoàn toàn khác. Tết Hàn thực, Tết Thanh minh đã được Việt hóa với các ý nghĩa tâm linh, phong tục khác phù hợp với người Việt Nam hơn.

Thực chất, khi về tới Việt Nam, Tết Hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay. Nó thể hiện những nét đặc trưng văn hóa và lối sống của người Việt. Vào ngày này, người Việt không kiêng dùng lửa và các công việc nấu nướng vẫn được thực hiện bình thường. Ở nhiều nơi, 3/3 Hàn thực còn được gọi là Tết bánh trôi – bánh chay.

Không giống người Trung Quốc sử dụng ngày Tết này để tưởng nhớ tới Giới Tử Thôi. Tết Hàn thực bánh trôi bánh chay chủ yếu là để lễ Phật, cúng gia tiên để tưởng nhớ đến những người đã mất. Đây cũng là một trong những phong tục đẹp để con cháu hướng về cội nguồn.

tết hàn thực có nghĩa là gì

Những chiếc bánh tròn trịa, trắng ngần liên tưởng đến sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân

Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?

Sau khi tìm hiểu Tết Hàn thực là gì?, không ít người thắc mắc về câu hỏi Tết Hàn thực và Thanh minh có phải là một hay không. Cho đến nay, rất nhiều người còn nhầm lẫn về hai ngày Tết diễn ra tương đối gần nhau này. Trên thực tế, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh là hai ngày lễ hoàn toàn tách biệt với nhau.

Nói về nguồn gốc, ban đầu, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh đều bắt nguồn từ trung Hoa. Sau đó, được du nhập và được “đồng hoá” theo văn hoá nước ta.

Tết Thanh minh là được lấy là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh. Nó rơi vào ngày 23/2 âm lịch hàng năm. Tiết Thanh minh là một tiết khí trong 24 tiết khí của lịch phương Đông. Nó bắt đầu ngay sau tiết Xuân Phân và kết thúc trước tiết Cốc Vũ.

Mỗi địa phương, dòng họ sẽ có thể lựa chọn ngày Thanh minh cho phù hợp nhất. Vào ngày này, người ta thường tổ chức tảo mộ, thắp hương tại mộ phần và tại nhà. Đây là dịp để con cháu tu sửa phần mộ, tỏ lòng hiếu kính nhớ về tổ tiên, những người đã khuất.

Tết Hàn thực ngày bao nhiêu? Tết Hàn thực diễn ra chỉ trong vòng ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, hai ngày này đều được tổ chức để con cháu, gia đình sum họp, tề tựu bên nhau.

tết hàn thực 2021

Tết Hàn thực 2021 rơi vào ngày 14/3 (thứ tư)

Tết Hàn thực 2021 là ngày bao nhiêu?

Năm nay, Tết Hàn thực vào ngày nào? Năm 2021, ngày 3/3 âm lịch rơi vào ngày 14/4/2021. Năm nay, Tết Hàn thực vào ngày thứ 4 chứ không phải ngày nghỉ. Do đó, bạn nên chủ động thu xếp công việc để có thể chuẩn bị những đĩa bánh trôi và những bát bánh chay (chè trôi nước) cho gia đình.

Theo phong tục người Việt, Tết Hàn thực cúng gì?

Ngày Tết Hàn thực bánh trôi bánh chay là dịp để các món ăn truyền thống được chuẩn bị. Tết Hàn thực ăn món gì – món ăn được sử dụng để cúng trong ngày Tết Hàn thực tại Việt Nam đó là bánh trôi và bánh chay.

Người ta thường cúng 5 hoặc 3 bát bánh trôi và 3 hoặc 5 bát bánh chay. Hầu hết các gia đình chuẩn bị 2 món bánh này cùng với hương nhang, tiền vàng, hoa quả,…

Bánh trôi, bánh chay đều là các món bánh có tính hàn, được dùng khi chúng đã nguội. Khi từng miếng bánh tan trong miệng, chúng ta có thể cảm nhận cảm giác man mát tan dần. Đó là sự hòa quyện của các nguyên liệu với nhau một cách tài tình.

tết hàn thực cúng gì

Theo truyền thống, mâm cúng ngày 3/3 không cần quá cao sang nhưng bắt buộc có bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột nếp dẻo thơm, trắng ngần. Bột nếp và nước lọc tạo thành một hỗn hợp dẻo, mịn, trắng cùng những viên đường nâu ngọt thơm. Nhân bánh chay sẽ sử dụng đậu xanh xào nhuyễn thêm chút dừa sợi béo ngậy.

Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ Việt, từng viên bánh trôi bánh chay hiện ra tròn vo, đều đặn. Bánh trôi được vớt ra đĩa, rắc bên trên một chút vừng khi cắn sẽ cảm nhận miếng đường nâu tan chảy bên trong. Còn bánh chay, người ta thường đựng trong bát, chan thêm nước đường quấy cùng bột sắn dây/bột đao.

>>> Xem thêm: Thanh minh cúng gì? Mâm cúng Tết Thanh minh chuẩn nhất

Ý nghĩa của bánh trôi, bánh chay

Từng chiếc bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn” đang “ba chìm bảy nổi” trong nồi nước mang trong mình ý nghĩa đặc biệt. Nó gắn liền với truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay. Theo quan điểm Ngũ hành thì các món ăn tính hàn thuộc mệnh Kim. Những chiếc bánh trôi nước, bánh chay có màu trắng lại rất phù hợp với Tết hàn thực.

tết hàn thực có nghĩa là gì

Những chiếc bánh trôi, bánh chay được rắc vừng lên bên trên

Nhân bánh trôi được cắt thành hình vuông, bên ngoài vỏ bánh được tạo hình tròn. Điều này còn khiến chúng ta gợi nhớ đến sự tích mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Đó cũng là mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Hiện nay, có nhiều người thường chuẩn bị các loại bánh trôi, bánh chay nhiều màu sắc để cúng trong dịp 3/3 Hàn thực. Điều này có đúng không? Theo các chuyên gia văn hoá, bánh trôi bánh chay nhiều màu vô hình chung đã không còn đúng với nguyên gốc ban đầu trong Tết Hàn thực.

Bánh trôi, bánh chay màu trắng hình tròn thể hiện sự tốt đẹp, viên mãn và tinh khiết. Bên cạnh đó, trong ngày này, các gia đình không cần cố gắng chuẩn bị mâm cao cỗ đầy. Cái quan trọng trong ngày Tết hàn thực là gì? Đó chính là tấm lòng hiếu kính với tổ tiên, những người thân đã khuất. Theo đó, không cần bày vẽ các thủ tục tốn kém mà đôi khi chỉ cần thành tâm chuẩn bị bánh trôi, bánh chay.

ý nghĩa tết hàn thực

Bánh trôi tròn, bao bọc nhân đường vuông vắn thể hiện sự đùm bọc, che chở….

Văn khấn Tết Hàn thực là gì?

Bạn có thể chuẩn bị bánh trôi, bánh chay, trầu cau, hoa quả,… để dâng hương lên tổ tiên. Sau đó, có thể sử dụng bài văn khấn tết Hàn thực dưới đây:

“Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………..

Ngụ tại: ……………………..

Hôm nay là ngày ……………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ……………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!”

Văn khấn Tết Hàn thực (Theo Văn khấn nôm truyền thống – NXB Thanh Hóa)

Sau bài viết này, chắc hẳn quý vị đã có thể trả lời câu hỏi ý nghĩa tết hàn thực là gì? Kienthuctonghop.vn chúc quý vị có một ngày Tết Hàn thực đoàn viên, sum vầy ấm áp và hạnh phúc bên gia đình!

Bài viết liên quan