Tết Đoan Ngọ là gì? Ăn gì, cúng gì ngày Tết Đoan Ngọ 5/5

12 Tháng Sáu, 2021 0 Hằng Đáng yêu

Sự tích, nguồn gốc cũng như các tập tục trong những ngày Tết tại Việt Nam luôn là một trong những chủ đề thú vị được nhiều người quan tâm. Một trong số đó là Tết Đoan Ngọ. Vậy Tết Đoan ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì? Nên cúng gì, ăn gì Tết Đoan Ngọ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm cho mình những thông tin hữu ích bạn nhé!

Tết Đoan Ngọ là gì

Tết Đoan Ngọ là một trong những dịp lễ quan trọng của bà con nông dân

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ ngày nào? 

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương hay ngày diệt sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ lớn trong năm được bà con nông dân đặc biệt chú trọng.

Tết Đoan Ngọ là ngày bao nhiêu? 

Mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ” là câu nói lưu truyền trong dân gian về ngày Tết Đoan Dương. Đây như một lời nhắc nhở về ngày lễ đặc biệt này. Cụ thể Tết Đoan Dương thường được tổ chức vào mùa hè, sau vụ lúa Chiêm, đầu vụ mùa của bà con nông dân. Đây được xem là một trong những nghi thức cảm tạ trời đất, gia tiên và ăn mừng một vụ mùa bội thu. 

Vậy Tết Đoan Ngọ 2021 là ngày nào? Dựa vào lịch âm dương năm 2021, mùng 5 tháng 5 âm lịch trùng vào thứ 2 ngày 14/6/2021 dương lịch. 

Tết Đoan Ngọ 2021

Mùng 5/5 âm lịch 2021 trùng vào thứ 2 ngày 14/06

Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì? 

Trong tiếng Anh, Tết Đoan Dương được hiểu là Mid-year Festival – 5/5. Không chỉ riêng Việt Nam, hầu hết các nước châu Á đều có truyền thống mừng Tết Đoan Ngọ.

Vậy Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là gì? Trong tiếng Trung, Tết Đoan Ngọ được biết đến là 端午节 với phiên âm: Duānwǔ jié. Đây cũng được xem là một trong những ngày lễ lớn trong năm của người Hoa. 

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ 

Tại Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn được biết đến với nhiều tên gọi. Trong đó phổ biến nhất là Ngày diệt sâu bọ. Vậy tại sao lại có Tết Đoan Ngọ? Bạn đã hiểu hết về ý nghĩa ngày Tết 5/5 chưa? 

Nguồn gốc tết 5/5

Tương truyền, vào một ngày sau khi thu hoạch, dân làng tụ họp ăn mừng sau một vụ mùa bội thu. Đó cũng chính là thời điểm phát triển mạnh mẽ của sâu bọ. Chúng lũ lượt kéo đến, ăn mất toàn bộ nông phẩm mà người dân đã thu hoạch trước đó. 

Nguồn gốc ngày diệt sâu bọ

Tết Đoan Ngọ Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?

Lần đầu tiên gặp phải sự kiện này, dân chúng không biết phải làm sao để giải quyết nạn sâu bọ trong vụ mùa. Trong lúc này, một ông lão từ xa xuất hiện và tự xưng là Đôi Truân. Ông từng bước chỉ cho dân làng cách lập đàn cúng bái diệt trừ sâu bọ. Dưới sự hướng dẫn của ông, chỉ một lúc sau, lũ sâu bọ bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngay sau đó, Đôi Truân cũng dần biến mất. Đây cũng chính là nguồn gốc tên gọi “Ngày diệt sâu bọ” mà mọi người vẫn thường dùng. 

Ý nghĩa của ngày diệt sâu bọ

Theo lời ông lão, ngày 5/5 âm lịch hằng năm, dân làng luôn tổ chức nghi thức cúng lễ trang trọng với ước mong về một vụ mùa bội thu. Cũng từ đó, vấn nạn sâu bọ trong các vụ mùa cùng dần được cải thiện. 

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào? 

Lễ cúng 5/5 được chia làm 2 phần là cúng ngoài trời và cúng gia tiên. Mâm cỗ cúng có thể là cỗ chay hoặc mặn, tùy vào điều kiện kinh tế của gia chủ. Lễ cúng nên được thực hiện vào khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ. Cụ thể như sau: 

Lễ cúng tết đoan ngọ 5/5 ngoài trời 

Đàn lễ nên được đặt về hướng Nam. Cỗ cúng Tết Đoan Ngọ nên cúng gì?

Mâm cúng tết 5/5

  • – Trải một tấm vải đỏ rộng trên bàn lễ. 
  • – Chuẩn bị bánh chay, một mâm xôi.
  • – Mâm hoa quả ngũ sắc.
tết đoan ngọ cúng gì

Mâm ngũ quả cúng ngày diệt sâu bọ hàng năm

  • – Cài 9 bông hoa đồng tiền đỏ lên mâm hoa quả.
  • – 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, đen, vàng, xanh. Rượu nên pha một chút hùng hoàng.
  • – 5 chén nước trà có năm hương vị khác nhau.
  • – Vàng thuyền, vàng lá và vàng thỏi.
  • – Lọng đỏ có viền vàng.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ ngoài trời

“Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mùng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!”

Nguồn: Văn khấn cổ truyền Việt Nam

văn khấn tết đoan ngọ

Nghi thức cúng lễ Tết 5/5 ngoài trời

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Lễ cúng tại gia mùng 5/5

Thủ tục cúng Tết 5/5 âm lịch tại gia cũng được nhiều gia chủ quan tâm. Cụ thể quý vị có thể tham khảo mâm cỗ cùng cùng văn khẩn như sau: 

Cỗ cúng 5/5 âm lịch trong nhà

  • – Cỗ cúng chay hoặc mặn.
  • – Chuẩn bị một số loại bánh, xôi chay.
  • – Mâm quả ngũ sắc.
  • – 9 bông hoa đồng tiền đỏ.
  • – Ba chén rượu ba màu trắng, vàng, đỏ. Trong rượu có thể pha thêm một chút hùng hoàng
  • – Ba chén nước trà có ba hương vị khác nhau.
  • – Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá, có thể mua thêm tiền âm.
cúng tết đoan ngọ gồm những gì

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Mâm cơm chuẩn cúng lễ 5/5

Văn khấn lễ tết đoan ngọ 5/5 trong nhà

“Con nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ năm (thời gian hiện tại) vào giờ nhâm ngọ thanh long hoàng đạo là giờ cát tường, chúng con với tấm lòng thành kính hiếu nghĩa xin sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Kính lạy cha mẹ ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ con cung thỉnh kính mời gia tiên nội ngoại trợ duyên cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được mát mẻ ở nơi thiên giới, chúng con thỉnh cầu cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, Cầu tài tài đến. Cầu phúc phúc lai. Cầu đức đức thịnh. Cầu lộc lộc tồn. Hanh thông sự nghiệp vạn sự cát tường như ý.

Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh lên gia tiên nội ngoại cầu xin gia tiên chứng lễ.

Chúng con xin đa tạ (3 lần).”

Nguồn: Văn khấn cổ truyền

Tết Đoan Ngọ nên ăn gì? Những món ăn không thể thiếu ngày Tết 5/5

Tết cổ truyền có bánh chưng, bánh dày, Tết Trung thu có bánh trung thu, chè trôi nước. Vậy Tết Đoan Ngọ ăn gì để giết sâu bọ? Theo phong tục được lưu truyền từ bao đời này, dưới đây là một số những món ngon không thể thiếu ngày 5/5 âm lịch mỗi năm. Cùng khám phá nhé!

tết đoan ngọ ăn gì

Khám phá món ăn không thể thiếu ngày Tết 5/5 tại Việt Nam

Bánh Tro hay bánh ú tro

Đây là một trong những loại bánh truyền thống tại Việt Nam. Bánh được làm bằng gạo nếp được ngâm cùng nước tro. Nước tro là được tạo thành từ tro đốt của các loại cây khô. Đây chính là lý do tạo nên một mùi hương rất đặc biệt cho loại bánh này.

Bánh có hình tam giác được bọc gói trong lá tre hoặc lá chuối. Phần nhân bánh là sự kết hợp dịu dàng của đậu xanh bùi béo cực hấp dẫn. Bánh tro thường được ăn kèm với mật mía với vị ngọt ngào, dịu dàng khó quên. 

Cơm rượu nếp độc lạ với mùi vị cực ấn tượng

Cơm rượu nếp là món ăn sáng đặc biệt trong ngày 5/5. Người dân quan niệm rằng, vị chua, chát của rượu trong món cơm có thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn có trong dạ dày của chúng ta.

tết đoan ngọ nên ăn gì

Món cơm rượu nếp với vị chua ngọt siêu độc đáo

Theo đó trước ngày 5/5, người dân sẽ sử dụng gạo nếp ngon đồ thành xôi. Xôi sau khi làm chín sẽ được phủ một lớp men ủ trong 3 ngày. Hỗn hợp trên sẽ được ủ trên một chiếc chậu để hứng được nước rượu. Khi ăn chúng ta cần trộn rượu thu được với phần xôi sau khi ủ. Với vị ngọt thanh, chua nhẹ cực “cuốn”, đây cũng chính là món ăn khoái khẩu của nhiều người.

Thịt Vịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng

Thịt Vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn vịt?

Vịt có tính hàn cao, do đó nó đặc biệt tốt cho cơ thể trong những ngày hè oi bức. Bên cạnh khả năng giải nhiệt, đây cũng là thời điểm phát triển tốt nhất của vịt. Vì vậy phần thịt vịt cũng béo, thơm và chắc hơn. 

Cùng với đó, các món ăn được chế biến từ thịt vịt cũng khá đa dạng, hấp dẫn. Quý vị có thể tham khảo món vịt quay với lớp da vàng rụm thơm ngon, cháo vịt đậm vị, mềm dai hấp dẫn. Hoặc vịt om sấu, bún măng vịt,…

tại sao tết đoan ngọ lại ăn vịt

Vịt quay thơm ngon không thể bỏ qua ngày Tết Đoan Dương 5/5

Chè trôi nước – Món ăn tráng miệng khoái khẩu ngày hè

Nhắc đến Tết 5/5 không thể không nhắc đến món chè trôi nước – Dư vị của tuổi thơ. Những viên chè tròn đều với nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt cũng chính là món chè tráng miệng cực “đắt khách” trong mỗi mùa hè. 

Trái cây

Không chỉ là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ cúng, mùa hè cũng là thời điểm vàng của nhiều loại trái cây. Có thể kể đến như: Mận, xoài, chôm chôm, vải hay dưa hấu,… Với mong muốn mầm bệnh sẽ được đẩy lùi, cây trái, mùa vụ bội thu, tươi tốt.

tết đoan ngọ ăn gì để giết sâu bọ

Trái cây thơm ngon, thanh mát ngày diệt sâu bọ toàn dân

Tết Đoan Ngọ nên làm gì để may mắn?

Các hoạt động đón may mắn ngày Tết cũng là một trong những chủ đề được mọi người đặc biệt quan tâm. Tết Đoan Ngọ làm gì tốt? Bạn đã nắm được những điều cần kiêng kị trong ngày này chưa? Tham khảo ngay một số chia sẻ cực hữu ích dưới đây nhé!

 Làm gì để đón may mắn dịp Tết Đoan Ngọ?

  • Đem theo một nắm hương bên mình

Hương trầm được xem là một trong những nguyên liệu hộ thân đặc biệt an toàn. Nó vừa có tác dụng trừ tà, vừa giúp phòng, hạn chế bệnh tật. 

  • Treo cành xương rồng lên cửa

Ngải cứu hoặc xương rồng là 2 loại cây có tác dụng trừ tà, loại bỏ tà khí. Do đó người ta thường treo chúng trên cửa nhà với mong muốn đẩy lùi xúi quẩy, đón đầu may mắn. 

tết đoan ngọ làm gì

Treo xương rồng trước cửa phòng nhằm xua đuổi tà khí, xúi quẩy

  • Tắm mát bằng thảo mộc

Trong ngày này, mọi người thường sử dụng hoa cỏ thiên nhiên làm nước tắm. Đây là nghi thức mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, giúp cơ thể, tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn. Những loại thảo mộc thường được sử dụng: Mùi già, cỏ mần trầu, hương nhu hay bông mã đề,…

  • Phóng sinh, làm điều thiện

Đây cũng là thời điểm để phóng sinh, làm việc thiện. Không chỉ mang ý nghĩa nhân đạo, nó cũng giúp quảng kết thiện duyên, loại bỏ u buồn cùng đau khổ của mỗi người. 

tết đoan ngọ nên làm gì

Phóng sinh, hướng thiện ngày Tết Đoan Ngọ hằng năm

  • Vệ sinh nhà cửa

Nhằm thu hút may mắn cùng tài lộc gõ cửa, các hoạt động vệ sinh nhà cửa, khu vực làm việc cũng được chú trọng trước và sau Tết Đoan Ngọ. Bên cạnh các ý nghĩa tâm linh, nó cũng giúp tạo môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ cho gia chủ. 

Tết Đoan Ngọ kiêng gì?

  • Tránh dừng chân tại nơi âm u

Nếu buộc phải xuất hành trong ngày 5/5 âm lịch, gia chủ cần hạn chế tới nơi có âm khí lớn. Ví dụ: Bệnh viện, đám ma,… Bởi âm khí quá nặng có thể dễ sinh bệnh tật, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cùng tâm trạng gia chủ.

  • Không để giày dép lộn xộn

Trong tiếng Hán, giày dép đồng nghĩa với tà trong tà ma, tà khí. Do đó trong ngày này, mọi người thường hạn chế để giày dép lộn xộn trong nhà. Việc này có thể dễ dàng chiêu dụ tà khí đến với gia đình. 

Tết Đoan Ngọ kiêng gì

Xếp gọn giày dép trước nhà để tránh thu hút những điều không may mắn

  • Tránh làm rơi tiền trong ngày 5/5

Việc đánh rơi tiền bạc trong ngày 5/5 không khác gì việc đánh rơi tài lộc, may mắn. Người ta quan niệm rằng, việc này có thể khiến tài vận của gia chủ đi xuống. 

  • Không chọn phòng ở vị trí đầu tiên hoặc cuối cùng

Theo phong thủy học, đây đều là hai vị trí dễ hút năng lượng tiêu cực cho tài vận cùng sức khỏe của gia chủ. 

  • Hạn chế mua đồ vật có hình thù kỳ quái

Bạn nên hạn chế mua về những vật phẩm có hình thù kỳ quái hoặc không rõ nguồn gốc. Bởi chúng ta không thể biết rằng nó sẽ đem lại may mắn hay xui xẻo cho gia đình.

tết đoan ngọ nên làm gì để may mắn

Tuyệt đối không mua đồ không rõ nguồn gốc, hình thù kỳ quái về nhà

Tết Đoan Ngọ chúc gì hay, ý nghĩa?

Những lời chúc ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ cũng là một trong những cách để trao gửi yêu thương cũng như sự quan tâm với gia đình, bạn bè, người thân. Bạn đã có ý tưởng nào cho lời chúc Tết Đoan Ngọ chưa? Hãy để chúng tôi gỡ rối cho bạn qua một vài chia sẻ dưới đây!

  1. Chúc bố mẹ một ngày Tết Đoan Ngọ thật vui vẻ! Mong rằng mùa sắp tới của gia đình mình thật bội thu. Chúng con luôn mong rằng bố mẹ hãy thật khỏe mạnh, hạnh phúc bên chúng con. Con yêu bố mẹ, yêu gia đình mình!
  2. Nhân dịp ngày diệt sâu bọ 5/5, mong mọi người luôn dồi dào sức khỏe cùng một mùa vụ bội thu.
tết đoan ngọ chúc gì

Lời chúc tết Đoan Ngọ may mắn, hạnh phúc dành tặng người thân

  1. Hôm nay là Tết Đoan Ngọ, chúc mọi người có một ngày lễ vui vẻ, may mắn, lúc nào cũng trẻ khỏe! Nhanh dậy ăn bánh ú, cơm rượu và diệt sâu bọ thôi nào!
  2. Mừng Tết Đoan Ngọ, chúc mọi người có thật nhiều niềm vui, an lành, khỏe mạnh. Chúc cho những phút giây sum vầy bên gia đình thật hạnh phúc, đủ đầy!
  3. Chúc bạn cùng gia đình có một ngày Tết Đoan Ngọ ý nghĩa, hạnh phúc. Mong rằng mọi điều may mắn, tài lộc sẽ nhanh chóng gõ cửa ghé thăm gia đình bạn. 

Khám phá những hình ảnh đẹp ngày Tết Đoan Ngọ

Bên cạnh những lời chúc, món ăn đặc sắc ngày Tết Đoan Ngọ, hãy cùng chúng tôi điểm nhanh một số hình ảnh độc đáo trong ngày này nhé!

hình ảnh tết đoan ngọ

Mâm cơm cúng đặc sắc ngày Tết 5/5

mùng 5 tháng 5 tết đoan ngọ

Bánh trôi nước – Món bánh không thể thiếu trong ngày diệt sâu bọ

Cơm rượu tết Đoan Ngọ

Thưởng thức cơm nếp rượu và cơm nếp cẩm rượu độc lạ

Bánh tro Tết Đoan Ngọ

Bánh tro ăn cùng mật ngọt với hương vị đậm đà, ngọt ngào

Hoa quả Tết Đoan Ngọ

Mận, xoài cùng các loại trái cây có vị chua thường được dùng cho tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Những thông tin thú vị về Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu chi tiết về: Tết Đoan Ngọ là gì? Mâm cúng, nghi lễ tổ chức Tết Đoan Ngọ. Cùng với đó là các món ăn, hoạt động nên làm trong ngày lễ này. Hy vọng những thông tin được chia sẻ tại bài viết trên đây có thể giúp ích cho quý vị trong việc tham khảo, tìm hiểu về văn hóa, phong tục lễ tết cổ truyền tại Việt Nam.

Tham khảo thêm bài viết:

Bài viết liên quan