[Giải đáp] Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

15 Tháng Một, 2022 0 Doãn Rần

Trong bộ môn Sinh học lớp 12, câu hỏi “Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?” khiến nhiều bạn học sinh đau đầu. Dưới đây là câu trả lời chính xác nhất cũng như một số lý thuyết giải thích vận dụng. Mời các bạn theo dõi!

  1. Tập hợp các cây trọ trên một đồi cọ ở Lạng Sơn
  2. Tập hợp ốc bươu vàng trong một thửa ruộng
  3. Tập hợp cá chép vàng trong một cái ao
  4. Tập hợp cá trong một dòng sông

⇒ Đáp án D: Tập hợp cá trong một dòng sông không phải là quần thể; vì trong dòng sông có rất nhiều loài cá và không phải tập hợp các cá thể cùng loài.

Quần thể là gì? 

Quần thể sinh vật là một tập thể các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong khoảng không gian xác định; cùng sống ở một thời gian nhất định và có khả năng sinh sản để tạo ra các thế hệ mới.

Quần thể là gì

Quần thể là gì?

Quá trình hình thành một quần thể sinh vật sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản sau:

  • Đầu tiên, một số cá thể cùng loài sẽ phát tán đến một môi trường sống mới.
  • Tiếp theo, những cá thể này không thể thích nghi được với điều kiện sống của môi trường mới nên sẽ bị tiêu diệt hoặc buộc phải di cư sang nơi khác.
  • Còn đối với các cá thể còn sót lại thì chúng sẽ thích nghi dần với điều kiện sống rồi gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái để dần hình thành quần thể ổn định, đảm bảo thích nghi với điều kiện sống. 

Quan hệ trong quần thể sinh vật được hiểu là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Cụ thể, quan hệ hỗ trợ sẽ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường nhằm làm tăng khả năng sống sót cũng như sinh sản của các cá thể. Còn quan hệ cạnh tranh sẽ giúp số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả quần thể. 

Đặc tính của quần thể là gì?

Dưới đây là các đặc tính cơ bản của một quần thể sinh vật:

1. Kích thước quần thể sinh vật

Kích thước quần thể chính là số lượng – cá thể, khối lượng – cân nặng, năng lượng tuyệt đối,… phù hợp với nguồn sống và không gian mà quần thể đang chiếm giữ. Kích thước của một quần thể trong một không gian và thời gian xác định được ước lượng theo công thức: 

Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể

Kích thước của một quần thể chim

Nt = N0 + (B – D) + (I – E)

Trong đó:

  • Nt là số lượng các cá thể ở một thời điểm t
  • N0 là số lượng các cá thể ở thời điểm t0
  • B là số lượng cá thể do quần thể sinh sản ra trong khoảng thời gian từ t0 đến t
  • D là số lượng cá thể trong quần thể bị chết trong khoảng thời gian từ t0 đến t
  • I là số lượng cá thể vào quần thể nhập cư trong khoảng thời gian từ t0 đến t
  • E là số lượng cá thể trong quần thể di cư khỏi quần thể trong khoảng thời gian từ t0 đến t

Kích thước quần thể có sự ảnh trực tiếp từ mật độ quần thể, tức là số lượng cá thể hay khối lượng, năng lượng trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích của môi trường mà quần thể sinh sống. Mật độ quần thể mang một ý nghĩa sinh học lớn, thể hiện tiềm năng sinh sản cũng như sức tải của môi trường.

2. Sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật

Các cá thể trong quần thể phân bố trong không gian theo 3 cách như sau:

  • Phân bố đều – Khi môi trường đồng nhất và tính lãnh thổ của các cá thể cao.
  • Phân bố ngẫu nhiên – Khi môi trường đồng nhất và tính lãnh thổ của các cá thể không cao.
  • Phân bố theo nhóm – Khi môi trường không đồng nhất và cá thể có xu hướng tập chung lại với nhau.

3. Thành phần nhóm tuổi 

Cấu trúc tuổi của quần thể sẽ phản ánh trực tiếp tỷ lệ giữa các nhóm tuổi trong quần thể. Do đó, cấu trúc tuổi của các quần thể khác nhau giữa loài và các loài sẽ khác nhau, có thể là phức tạp hoặc đơn giản.

Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể

Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật có sự khác nhau

Trong Sinh thái học, đời sống của cá thể được chia thành 3 giai đoạn gồm: Trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản nên trong một quần thể sẽ hình thành nên 3 nhóm tuổi tương ứng. Khi thực hiện chồng các nhóm tuổi lên nhau thì ta sẽ có được tháp tuổi và thông qua hình dạng tháp thì có thể đánh giá được xu thế phát triển số lượng của một quần thể.

4. Cấu trúc giới tính

Tỷ lệ giới tính được hiểu là tỷ lệ số lượng giữa cá thể cái và cá thể đực. Theo đó, trong tự nhiên thì tỷ lệ này thường là 1:1 nhưng tỷ lệ thực tế có thể khác nhau ở từng loài và ở từng giai đoạn. Đồng thời, tỷ lệ giới tính còn chịu sự chi phối của môi trường.

5. Sự tăng trưởng quần thể

  • Tăng trưởng trong điều kiện môi trường sẽ không bị giới hạn: Quần thể có tiềm năng sinh học cao sẽ tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, gọi là đường cong tăng trưởng hình chữ J.
  • Tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn: Quần thể tăng trưởng giảm, gọi đường cong tăng trưởng hình chữ S.

6. Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể

Thông thường, số lượng cá thể của một quần thể sẽ không ổn định mà có sự thay đổi theo mùa và theo năm. Nó phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của quần thể cũng như các yếu tố môi trường. Có 2 dạng biến động cơ bản là:

  • Biến động về số lượng cá thể theo chu kỳ (ngày – đêm, mùa, năm,… ).
  • Biến động về số lượng cá thể không theo chu kỳ (do thiên tai, ô nhiễm môi trường, xâm nhập ngoại lai,…). 

Nội dung của bài viết trên chúng tôi đã đưa ra giải đáp về câu hỏi tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể cũng như một số kiến thức cơ bản về quần thể. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức sinh vật thú vị, bạn đọc hãy ghé thăm website Kienthuctonghop.vn mỗi ngày nhé!

Bài viết liên quan