Quan hệ từ là gì? chức năng, Phân loại quan hệ từ & Ví dụ

12 Tháng Ba, 2022 0 Doãn Rần

Trong tiếng Việt, quan hệ từ có vai trò quan trọng trong kết nối các thành phần của câu cũng như các câu trong đoạn văn. Vậy quan hệ từ là gì? Phân loại và chức năng quan hệ từ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu đáp án chính xác trong nội dung của bài viết dưới đây.

Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ chính là từ nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu với nhau. Một số quan hệ từ xuất hiện thường xuyên là và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…

Quan hệ từ là gì

Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ biểu thị các mối quan hệ ngữ pháp gồm:

  • Mối quan hệ so sánh
  • Mối quan hệ sở hữu
  • Mối quan hệ nhân quả (Nguyên nhân – Kết quả)

Chức năng chính của quan hệ từ

Khi xét trong câu, quan hệ từ là thành phần nhỏ nhưng vô cùng cần thiết. Chúng có chức năng liên kết các từ, cụm từ và rộng hơn là liên kết các câu, đoạn văn,… với nhau. Do đó, quan hệ từ được gọi là từ nối hay kết từ.

Khi nói hoặc viết thì rất nhiều trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ, vì khi không sử dụng thì câu có thể bị đổi nghĩa hoặc nghĩa không rõ ràng. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp thì không bắt buộc phải có quan hệ từ.

Phân loại quan hệ từ

Thông thường, quan hệ từ được chia thành 2 dạng là:

  • Quan hệ từ: Là các quan hệ từ đơn lẻ, xuất hiện duy nhất trong câu với chức năng chính là nối vế.
  • Cặp quan hệ từ: Là các quan hệ từ thường đi cặp với nhau để biểu thị đầy đủ mối quan hệ của các đối tượng. Các kiểu quan hệ thường gặp đó là quan hệ đồng thời (cùng); quan hệ lựa chọn (hay, hoặc,…); quan hệ đối lập nhau (tuy, nhưng …).

Hiện nay, ở chương trình Tiểu học thì học sinh sẽ được mở rộng kiến thức với các cặp quan hệ từ: 

quan hệ từ là những từ nào

Tìm hiểu về các cặp quan hệ từ phổ biến

  • Cặp quan hệ từ biểu thị nguyên nhân – kết quả: Vì…nên…
  • Cặp quan hệ từ giả thiết – kết quả: Nếu…thì…
  • Cặp quan hệ từ tăng tiến: …càng; không những…mà còn…
  • Cặp quan hệ từ biểu thị sự tương phản: Tuy…nhưng…

Khi nào nên dùng quan hệ từ?

Cùng phân tích một vài ví dụ dưới đây để trả lời cho câu hỏi trên, cụ thể:

  • Ví dụ 1: “Chiếc xe đạp mà mẹ vừa mới mua”, trong câu này có thể lược bỏ quan hệ từ “mà” vì khi lược bỏ thì nghĩa của câu không bị thay đổi.
  • Ví dụ 2: “Chiếc váy đó là của chị tôi”, trong câu này không thể lược bỏ quan hệ từ “của” vì khi lược bỏ thì nghĩa của câu bị thay đổi và không rõ ràng.

Luyện tập các dạng bài tập về quan hệ từ 

Bài 1: Tìm quan hệ từ xuất hiện trong các câu sau:

  • Trên sân tập, một tổ tập chạy còn một nhóm tập thể dục.
  • Trời mưa to mà bạn Chi không có áo mưa.
  • Lớp em chăm học nên thầy rất hài lòng.

Gợi ý: Các quan hệ từ xuất hiện trong câu lần lượt là: Còn, mà, nên.

Bài 2: Cho các quan hệ từ sau: Tuy…nhưng; của; nhưng; vì…nên; bằng; để. Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào các câu sau:

  • Cái xe … tôi không còn mới … vẫn tốt.
  • Tôi vào Huế … máy bay … kịp cuộc họp chiều nay.
  • … trời mưa to … cây cối xanh tốt.

Gợi ý: Các quan hệ từ thích hợp trong mỗi câu lần lượt là:

  • Của … nhưng
  • Bằng … để
  • Vì … nên

Bài 3: Tìm rồi gạch dưới quan hệ từ và cho biết chúng thuộc quan hệ từ gì?

  • Bạn Quỳnh chẳng những học giỏi mà bạn ý còn ngoan ngoãn.
  • Vì không chịu học bài nên Đăng phải thi lại.
  • Tuy chúng ta đang tận tình giúp đỡ Minh nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.

Gợi ý: Các cặp quan hệ từ và mối quan hệ của chúng trong câu là:

  • Cặp quan hệ từ “Chẳng những … mà” biểu thị mối quan hệ của sự tăng tiến.
  • Cặp quan hệ từ “Vì … nên” biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
  • Cặp quan hệ từ “Tuy … nhưng” biểu thị mối quan hệ đối lập.

Bài 4: Đặt câu có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ bất kỳ

Gợi ý

  • Câu văn đơn giản: Gió thổi mạnh và mây đen bắt đầu kéo đến.
  • Câu văn hay: Từng trận gió rít ầm ầm qua khe cửa và mây đen bắt đầu kéo đến.

Nội dung bài viết này, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi quan hệ từ là gì và các vấn đề liên quan đến loại từ này. Truy cập các bài viết tiếp theo để khám phá các thông tin thú vị hơn nhé!

||Bài viết khác:

Bài viết liên quan