Phép so sánh là gì? Cấu tạo, tác dụng và kết quả

29 Tháng Bảy, 2022 0 dohiep

So sánh là một phép tu từ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày và trong chương trình môn Ngữ văn các cấp học. Vậy phép so sánh là gì? Kết quả của phép so sánh là gì và tác dụng của phép so sánh là gì? Tất cả sẽ được làm rõ trong nội dung bài viết hôm nay!

phép so sánh là gì

Tìm hiểu các kiến thức về phép tu từ so sánh

Phép so sánh là gì? Cách nhận biết phép so sánh

  • So sánh chính là việc đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác. Có nét tương đồng nhau để làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • Dấu hiệu để nhận biết phép so sánh là trong câu có sử dụng các từ: như, là, giống như,… Và đồng thời nội dung ở trong câu đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung được so sánh với nhau. 
  • Lưu ý, ở trong một số trường hợp đặc biệt thì từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

phép so sánh là gì

So sánh là gì? 

Ví dụ 1: 

“ Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Trong câu ca dao này thì “công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn”; “nghĩa mẹ” được so sánh với “nước trong nguồn”. Phép so sánh trong câu ca dao này đã giúp chúng ta thấy được tình cha, nghĩa mẹ là vô bờ bến. Từ đó cần trân trọng và biết ơn công lao của cha mẹ. 

Ví dụ 2: 

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

Tương tự ví dụ trên thì ở vị dụ này “mồ hôi” được ví như “mưa ruộng cày” nhấn mạnh nỗi vất vả, chịu thương, chịu khó của người nông dân.

Tác dụng của phép so sánh như thế nào?

Như ví dụ bên trên, chúng ta có thể thấy phép so sánh mang lại nhiều kết quả. Cụ thể là:

kết quả của phép so sánh là gì

Các tác dụng của phép so sánh là gì? 

  • Làm nổi bật lên một khía cạnh của sự vật, sự việc bất kỳ trong từng trường hợp khác nhau. 
  • Giúp cho hình ảnh hay sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn.
  • So sánh sẽ thường lấy cái cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừu tượng giúp người đọc người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc được nhắc tới. 
  • Phép so sánh giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng nên nó được các nhà văn, nhà thơ sử dụng rất nhiều.

Cấu tạo cơ bản của một phép so sánh là gì

Về hình thức, so sánh gồm 2 vế. Cụ thể:

kết quả của phép so sánh là gì

Vế A: Sự việc được so sánh

  • Phương tiện so sánh: Là những nét tương đồng giống nhau giữa vế A và vế B.
  • Từ ngữ so sánh: Như, hơn, là,… 

Vế B: Sự vật dùng để so sánh 

  • Phương diện so sánh, từ ngữ so sánh có thể được lược bỏ.
  • Vế B đôi khi được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. 

Phân loại phép so sánh là gì

Trong chương trình Ngữ Văn các cấp học, phép so sánh được phân thành 2 loại cơ bản là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. Đặc điểm chính của 2 loại này như sau:

1. So sánh ngang bằng 

  • Chính là kiểu so sánh sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Theo đó, ngoài mục đích là để tìm điểm giống nhau thì còn để hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật sự việc. Điều này giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn. 
  • Các từ so sánh ngang bằng thường sử dụng: Như, tựa như, y như, giống như, là, giống,… hoặc dùng cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu…

tác dụng của phép so sánh là gì

Ví dụ cụ thể về phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng

2. So sánh không ngang bằng 

  • Còn gọi là so sánh hơn kém; là loại so sánh đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém nhằm làm nổi bật cái còn lại. 
  • Các từ ngữ so sánh không ngang bằng: Hơn, kém, hơn là, kém gì, kém hơn, giỏi hơn,…

Lưu ý: Để chuyển đổi từ so sánh ngang bằng sang so sánh không ngang bằng thì chỉ cần thêm vào trong câu những tử phủ định như “không, chưa, chẳng,…” và làm ngược lại để chuyển so sánh không ngang bằng sang so sánh ngang bằng 

Các kiểu so sánh khác thường sử dụng 

Ngoài so sánh ngang bằng và không ngang bằng, trong chương trình Ngữ văn lớp 6 còn có các kiểu so sánh thường gặp như: 

  • So sánh sự vật này với những sự vật khác: Đây là kiểu so sánh phổ biến, tức là đối chiếu một sự vật này với các sự vật khác dựa trên những nét tương đồng.
  • So sánh sự vật với con người và ngược lại: Cách so sánh này dựa vào những nét tương đồng về 1 đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người. Tác dụng là làm nổi bật lên phẩm chất con người.

tác dụng của phép so sánh là gì

Ví dụ về các kiểu so sánh khác thường sử dụng 

  • So sánh âm thanh với âm thanh: Kiểu so sánh này dựa vào sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với đặc điểm của âm thanh kia. Tác dụng chính là làm nổi bật sự vật cần được so sánh.
  • So sánh hoạt động với những hoạt động khác: Đây là cách so sánh được dùng với mục đích cường điệu hóa sự vật, hiện tượng nên thường được dùng trong ca dao, tục ngữ. 

Toàn bộ nội dung của bài viết hôm nay, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc phép so sánh là gì. Cấu tạo cũng như kết quả – tác dụng của phép so sánh. Chúng tôi hy vọng là đã giúp không chỉ các bạn học sinh mà tất cả chúng ta phân tích và thực hành tốt biện pháp tu từ này. 

 

Bài viết liên quan