Nước ta may mắn được thiên nhiên ban tặng những thác nước với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ. Mỗi thác nước đều là một kiệt tác nghệ thuật của mẹ thiên nhiên. Cùng chúng tôi điểm danh những thác nước đẹp nhất Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Thác bản Giốc – Cao bằng
Địa chỉ và vẻ đẹp của Thác Bản Giốc
Thác bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Đông Nam Á đồng thời cũng là thác nước lớn thứ 4 trên thế giới. Cùng với đó, thác nước này là niềm tự hào của mỗi dân ở người Cao Bằng. Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 100 km và nằm cách thủ đô Hà Nội vào khoảng 400 km.
Giữ 4 bể núi rừng, mây trời thác Bản Giốc hiện ra như một dải lụa trắng vắt ngang qua bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Vẻ đẹp của thác Bản Giốc thay đổi theo 2 mùa trong năm. Mỗi mùa thác lại mang một nét đẹp riêng. Thác hiền hòa như dải lụa trắng mềm mại buông rủ từ trên cao xuống vào mùa khô. Thác trở nên oai phong và dữ dội khi vào mùa mưa.
Truyền thuyết về thác Bản Giốc
Bên cạnh đó thì thác Bản Giốc còn gắn với một sự tích buồn. Tương truyền rằng xưa kia có một cô gái người dân tộc Tày vô cùng xinh đẹp thùy mị nết na. Khi cô đến tuổi cập kê đã lọt vào mắt xanh của một vị hoàng tử nhưng cô đã dũng cảm nghe theo con tim bỏ trốn để được sống cùng người mình yêu. Cả hai chạy đến Bản Giốc họ đã kiệt sức, cả hai ôm chặt lấy nhau và chìm vào giấc ngủ ngàn thu. Sau đó, trời đã đổ mưa mấy tuần trời, về sau cả bản làng tìm nhưng không hề thấy xác hay dấu tích của đôi tình nhân. Kể từ đó người dân nơi đây đặt tên cho con thác là thác Bản Giốc.
Thác Bản Giốc chia làm 3 tầng, có 2 tầng ở sát nhau nhìn giống như tư thế tình nhân ôm nhau. Còn ngọn thác ở phía bên phải, từ chân thác nhìn lên luôn dữ dội là vị hoàng tử nọ. Hoàng tử vì tức giận và tiếc nuối người con gái mình thương nên cũng hóa thành thác.
>>Tham khảo thêm:
- Các địa điểm du lịch ở Hòa Bình thu hút khách du lịch
- Các địa điểm du lịch miền Tây đẹp, hấp dẫn nhất
Thác Tác Tình – Lai Châu
Địa chỉ và vẻ đẹp của thác Tác Tình
Thác Tác Tình ở Lai Châu còn được gọi là thác Tắc Tình hay gọi một cách ngắn gọn, thân thương là thác Tình. Con thác này nằm trên địa phận của Xã Bình Lư, Huyện Tam Đường, Lai Châu. Đây là một trong những con thác đẹp nhất cả nước, hàng năm thu hút rất nhiều khác du lịch đến đây.
Thác Tác Tình nằm giữa những ngọn núi trùng điệp. Nhìn từ xa thác nước như một dải lụa mềm mại thả mình trong không gian xanh ngát của núi rừng. Cuộc sống của những người dân tộc Dao nơi đây gắn bó mật thiết với con thác này. Ngọn thác này chưa bao giờ ngừng chảy, nó là nguồn nước cho con sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Truyền thuyết về thác Tác Tình
Thác tác tình mang vẻ đẹp tựa chốn bồng lại ấy mang trong mình một câu chuyện tình hết sức u buồn. Tương truyền rằng, xưa kia tại bản của người Dao nằm dưới chân thác có có một cô gái xinh đẹp tên là Lở Lan. Vẻ đẹp của cô được ví như hoa lan trong rừng. Người yêu của nàng là một chàng trai có tài thổi sáo. Hai người thương yêu nhau thắm thiết.
Nhưng vì vẻ đẹp của nàng được lan truyền đi khắp nơi nên có rất nhiều trai tráng đến cầu thân. Trong đó có một người vô cùng giàu có. Vì tham phú quý mà cha nàng Lở Lan đã nhận lễ vật của người đó. Dưới sự ngăn cấm tình yêu và ép gả đi của cha, để giữ đúng lời thề ước tình yêu của mình nàng đã trầm mình xuống dòng thác. Khi biết tin chàng trai đã đến ngọn thác để tìm nàng, trong vô vọng chàng cũng đã gieo mình xuống thác để 2 người có thể bên nhau mãi mãi. Cũng từ đó thác nước được gọi là Thác Tác Tình.
Thác Bạc – Sapa
Thác Bạc là con thác vô cùng nổi tiếng thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sapa. Thác cách thị trấn Sapa khoảng 12 km. Thác Bạc Sapa có độ cao là 200 m nước từ đỉnh thác đổ xuống đánh bọt trắng xóa như màu bạc. Chính vì điều này mà những người dân nơi đây đã gọi nó là Thác Bạc. Khi ánh mặt trời chiếu vào thác trở nên lấp lánh, mang vẻ đẹp rực rỡ tràn đầy sức sống.
Đến đây chúng ta sẽ được hòa mình vào với không gian tươi mát của thiên nhiên. Tiếng chim hót líu lo hòa cùng với tiếng thác nước tạo nên sự rộn ràng cho núi rừng. Chúng ta có thể ngắm thác Bạc một cách rõ nét nhất là khi ở trên đỉnh Hàm Rồng.
Thác Dải Yếm – Sơn La
Thác Dải Yếm ở Sơn La hay còn được gọi là thác Nàng hay thác Bản Vặt. Thác thuộc phường Minh La, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Thác Dải Yếm nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 5 km khi đi theo hướng hướng quốc lộ 43 đi cửa khẩu Lóng Sập.
Thác Dải Yếm có độ cao khoảng hơn 100 m. Thác được chia làm 2 phần rõ rệt. Phần thác nước phía trên rộng hơn 70 m và được chia làm 9 tầng (được ví như 9 bậc tình yêu được nói đến trong truyền thuyết). Phần thác phía dưới chỉ có 5 tầng. Ngăn cách giữa 2 phần thác Dải Yếm là một bãi đất bằng phẳng nên cực kỳ thuận tiện cho việc ngắm nhìn, thưởng thức vẻ đẹp của thác.
Thác Dải Yếm đẹp nhất là vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Vào khoảng thời gian này lưu lượng nước đổ về đây rất lớn. Khiến dòng thác trở nên hùng mạnh. Sẽ thật tuyệt vời khi được đứng dưới chân tháp vào mùa hè và tận hưởng sự trong lành, mát mẻ của không khí nơi đây. Vé thăm quan thác hiện nay là 10.000 đồng trên người.
Thác Háng Tề Chơ – Yên Bái
Thác Háng Tề Chơ thuộc địa bàn của bản Đề Chơ của xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Thác Háng Tề Chơ là ngọn thác được mệnh danh là hùng vĩ nhất của núi rừng Tây Bắc.
Đây cũng là một trong những con thác thuộc danh sách “tứ đại hiểm địa”. Chính vì vậy để đến được con thác này vô cùng gian nan. Nhưng mọi thứ đều được đền đáp xứng đáng. Khi được nhìn tận mắt vẻ đẹp và sự hùng vĩ của con thác này những nhọc nhằn, khó khăn đều tan biến hết.
Thác Háng Tề Chơ nhìn từ xa giống như một sợi chỉ bạc được thả từ trên đỉnh núi xuống. Bao quanh thác là màu xanh của núi non hùng vĩ, cỏ cây. Dưới chân thác là những tảng đá lớn với hình thù khác nhau, phủ đầy rêu xanh của thời gian.
Thác Mây – Thanh Hóa
Thác Mây là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam chúng ta nên đến đây ghé thăm ít nhất 1 lần trong đời. Thác thuộc địa phận của thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Thác Mây nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 100 km.
Thác Mây mang vẻ đẹp huyền ảo với chiều dài là 100m. Thác chảy quanh năm, chia thành tầng tầng lớp lớp. Thác được cấu thành bởi 9 bậc chính vì vậy thác Mây còn có tên gọi khác là thác 9 bậc tình yêu. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết 9 nàng tiên xuống tắm thác.
Tương truyền rằng, Thác Mây là một dòng thác êm với làn nước trong vắt. Xung quanh thác được bao bọc bởi những rừng cây cổ thụ. Vào một ngày nọ, có 9 nàng tiên bay qua đây đã bị vẻ đẹp của thác thu hút nên đã dừng lại để tắm. Khi các nàng đang vui đùa với dòng tháp thì được lệnh gọi về trời. Do đi vội càng các nàng đã để lại 9 dấu chân tạo nên 9 bậc nối tiếp nhau từ cao đến thấp.
Người dân nơi đây cho rằng đôi lứa cùng nhau đến đây tắm chung dưới thác tình yêu sẽ càng mặn nồng và nên vợ chồng với nhau. Thời điểm mà thác Mây đẹp nhất đó chính là vào tháng 7 đến tháng 10.
Thác Thủy Tiên – Đắk Lắk
Thác Thủy Tiên hay còn được gọi là thác 3 tầng, thuộc địa bàn xã Ea Puk, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một thác nước còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ. Thác nằm giữa núi rừng với những tảng đá lớn gối chồng lên nhau cùng với những rễ cây rừng đan lại tạo nên những hình thù lạ mắt.
Thác Thủy Tiên được cấu tạo bởi 3 tầng nước đổ. Tầng thứ nhất của thác nước là đẹp nhất, tầng này có độ dốc không lớn cùng với những bậc lên xuống. Tầng thứ 2 của thác nước có rất nhiều bậc đá. Tại đây cũng có rất nhiều hố nước cạn chúng ta có thể tắm được. Tầng thứ 3 của thác nước đổ từ trên cao xuống một mặt hồ rộng và sâu. Nước đổ xuống tung bọt trắng xóa sau đó hòa mình trở về dòng chảy hiền hòa.
Thác Thủy Tiên gắn liền với huyền thoại về nàng H’Năng. Tương truyền rằng, nơi đây đã có một khoảng thời gian rất dài không có mưa làm cho sông hồ cạn kiệt. Chồng của nhàng H’Năng đã cùng với trai tráng trong làng đi tìm vùng đất mới. Tuy nhiên, đã mấy mùa trăng mà không ai trở về. Nàng H’Năng chờ chồng trong mòn mỏi và chứng kiến cảnh người dân chết dần chết mòn vì bệnh tật và đói khát. Điều đó đã thôi thúc khiến nàng quyết tâm lên đường đi tìm chồng và tìm vùng đất mới.
Nàng đã đi mãi đến khi kiệt sức đã ngã xuống một dòng suối cạn. Chính điều này đã làm cho Giàng thương xót ban mưa xuống. Chẳng mấy chốc mà những con sông, con suối lại tràn đầy nước. Cả bản làng bừng lên sức sống nhưng nàng H’Năng không thể nào sống lại. Tóc của nàng chải theo con suối nhỏ và hóa thành một dòng thác.
||Xem thêm: Những đồ ăn vặt khi đi du lịch cực ngon
Thác Dray Nur – Đắk Lắk
Thác Dray Nur là con thác hùng vĩ nhất mà thiên nhiên ban tặng cho Đắk Lắk. Con thác này còn có một tên gọi khác là thác Vợ. Khi đến đây các bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn một ngọn thác hùng vĩ. Thác Dray Nur có dài hơn 250 m, chiều cao là 30m và trải rộng khoảng 150 m. Dòng nước chảy xuống tung bọt trắng xóa, hơi nước tỏa ra làm cho cảnh vật xung quanh trở nên thơ mộng.
Tuy nhiên việc hấp dẫn nhất khi đến thăm thác Dray Nur là khám phá thác, trải nghiệm cảm giác mạnh khi khám phá hang động phía sau thác. Chỉ những ai thật sự dũng cảm mới có thể băng mình qua dòng thác để đi vào bên trong hang động. Hoạt động đi xuyên qua dòng tháp này tương đối an toàn. Du khách khi trải nghiệm điều này sẽ được trang bị áo phao và luôn có đội cứu hộ được bố trí gần đó.
Thác Đray Sap – Đắk Nông
Địa chỉ và vẻ đẹp của thác Đray Sap
Thác Đray Sap hay còn được gọi là thác Chồng, nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 39 km khi đi theo đường hướng về Thành phố Hồ Chí Minh. Thác là điểm nối giữa tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk.
Chiều cao của thác Đray Sap rơi vào khoảng 20m. Chiều rộng tương đối ấn tượng khi lên đến gần 100m. Dòng nước đổ từ trên cao xuống vách đá tạo thành dải nước có màu tựa như màu khói. Cũng chính vì điều này mà Thác có tên gọi là Đray Sap (trong tiếng Ê đê, Đray Sap có nghĩa là khói). Vào năm 1993, dòng thác này đã được công nhận là một thắng cảnh cấp quốc gia.
Phải đến tận nơi, chúng ta mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của thác Đray Sap, và biết được tại sao thác lại nhận được danh hiệu thắng cảnh quốc gia. Thác nằm giữa không gian thiên nhiên với màu xanh của rừng núi. Dưới chân thác là những mỏm đá với những hình thù kỳ lạ. Khi đến đây chúng ta vừa cảm nhận được sự hoang dại của thiên nhiên vừa cảm nhận được cảm giác bình yên lạ thường.
Truyền thuyết gắn với thác
Thác Đray Sap còn gắn liền với một truyền thuyết về tình yêu buồn. Tương truyền rằng, xưa kia con sông Sê-rê-pok chỉ là một dòng nước nhỏ bình thường chảy quanh làng đồng thời ranh giới phân định của hai ngôi làng tại đây. Lúc bấy giờ có một đôi trai gái ở hai làng có tình cảm sâu đậm với nhau. Nhưng tình yêu của họ bị cách trở bởi địa lý và sự cấm đoán quyết liệt từ phía 2 gia đình. Vì không có cách nào thuyết phục được sự ngăn cản của gia đình 2 bên cặp đôi này đã gieo mình xuống sông Sê-rê-pok.
Kể từ lúc cặp đôi nhảy xuống lòng sông tự vẫn, nơi đây bỗng nổi lên những cơn thịnh nộ cùng với những cơn sóng to. Những con sóng đã tách dòng sông thành hai nhánh khác nhau. Một nhánh đã tạo nên ngọn thác Thác chồng (thác Dray Sap) hùng vĩ. Nhánh còn lại tạo nên thác Vợ.
Thác Pongour – Lâm Đồng
Thác Pongour là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam được rất nhiều du khách ưa thích. Thác nằm trên địa bàn của thôn Tân Nghĩa, Xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cách trung tâm của thành phố Đà Lạt khoảng 50 km.
Vẻ đẹp của thác thác Pongour
Thác Pongour hay còn có tên gọi Nam Thiên Đệ Nhất Thác. Tên gọi này dịch ra có nghĩa là “thác nước hùng vĩ nhất trời Nam”. Tên gọi Nam Thiên Đệ Nhất Thác này là được vua Bảo Đại đặt cho trong một lần đến đây tham quan thác vào thế kỷ trước.
Đường dẫn vào thăm quan thác Pongour vô cùng thơ mộng và lãng mạn. Nếu bạn đến tham quan thác vào tháng 10 thì sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bông hoa dã quỳ nở rộ hai bên đường. Khung cảnh hoang sơ của tháp vẫn được giữ nguyên. Thác được tạo thành bởi 7 tầng nước. Khi chiêm ngưỡng thác từ xa chúng ta sẽ thấy thác giống như mái tóc mềm mại, thướt tha của người con gái.
Những tảng đá lớn xếp thành các tầng làm cho nước tung bọt trắng xóa. Bên dưới thác là một mặt hồ rộng lớn, yên bình. Trong lòng hồ có rất nhiều những tảng đá lớn nhấp nhô.
Truyền thuyết về thác Pongour
Thác Pongour còn gắn liền với truyền thuyết hào hùng của những người đồng bào dân tộc K’ho. Truyện xưa kể, xưa kia vùng đất này do một vị nữ tù trưởng người K’ho xinh đẹp cai quản. Vị nữ tù trưởng này mang tên Kanai. Nàng rất có tài trong việc chinh phục thú dữ, bảo vệ làng. Nàng có bốn con tê giác to lớn khác thường luôn ở bên và nghe theo lệnh nàng. Chúng có khả năng dời non, ngăn suối, khai phá nương rẫy và bảo vệ dân làng.
Ngày nàng mất vào đúng ngày rằm tháng giêng, chính vì vậy nàng vô cùng linh thiêng đối với dân làng nơi đây. Khi nàng mất 4 con tê giác khổng lồ vẫn luôn bên nàng không rời. Vì đau buồn nên chúng không ăn cũng không uống cho đến khi chết. Nơi nàng Kanai yên nghỉ không lâu sau đã hóa thành một con thác tuyệt đẹp.
Dòng nước trắng xóa, trong xanh, mát là do tóc của nàng Kanai hóa thành. Còn những phiến đá xanh rêu phong to lớn làm nền cho thác đổ xuống chính là những con tê giác và những chiếc sừng của chúng hóa thành. Đây cũng chính là biểu tượng thể hiện cho sự đoàn kết và gắn bó vĩnh hằng của con người và thiên nhiên.
Thác Voi – Đà Lạt
Vẻ đẹp của Thác Voi
Thác Voi – Đà Lạt hay còn được biết đến với tên gọi khác là thác Liêng Rơwoa. Đây là một trong ba ngọn thác lớn nhất thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thác voi có độ cao lên đến 30 mét và có chiều rộng hơn 15 mét. Với nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ của mình, dòng thác đã thu hút rất nhiều khách tham quan đến đây.
Để có thể thưởng thức được hết vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của thác Voi chúng buộc phải chinh phục 145 bậc tam cấp vòng vèo. Khi đi đến dưới chân thác chúng ta sẽ thấy những tảng đá lớn với hình thù giống như những con voi. Những chú voi đá như đang đùa nghịch trong làn nước mát trắng xóa của của thác. Điều này đã khiến cho nơi đây được đặt tên là Thác Voi.
Phía sau chân dòng thác, nước tung trắng xóa là một hang động sâu bí ẩn. Đây chính là hang dơi, hang ăn sâu xuống lòng đất đến 50 m. Bên trong hang, trên vách đá có những hình thù lạ mắt với những màu sắc khác nhau.
Thác Yang Bay – Khánh Hòa
Thác Yang Bay thuộc địa phận của xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Thác cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 45km. Dòng thác này nằm ở độ cao trên 100m so với mực nước biển. Yang Bay là tên gọi theo tiếng địa phương khi dịch ra có nghĩa là “thác nước trời”.
Vẻ đẹp của thác Yang Bay
Truyền thuyết về thác
Tương truyền rằng, dãy núi Gia Khang có rất nhiều tảng đá nhẵn và bằng phẳng tựa như những bàn cờ. Chính vì vậy mà Ngọc Hoàng cùng các nàng tiên thường hay xuống đây để du ngoạn và mở tiệc.
Nàng tiên út của Ngọc Hoàng vì yêu mến cảnh non nước hữu tình của nơi đây nên đã thường xuyên cải trang thành thôn nữ đến đây dạo chơi. Về sau nàng đã phải lòng một chàng trai nghèo trong bản. Ngọc Hoàng biết chuyện không đồng ý với mối duyên này nên đã hóa chàng trai thành đá. Vì quá yêu chàng trai mà nàng đã nhất quyết ở lại bên cạnh canh giữ tảng đá. Điều này đã làm cho Ngọc Hoàng càng tức giận nên đã làm cho nơi đây hạn hán.
Hạn hán vạn vật đều không thể sống nổi, lúc này có 2 mẹ con nhà cóc vừa nhảy vừa kêu ai oán mong trời đổ mưa cho đến khi hơi tàn lực kiệt rồi chết. Cóc con chờ cóc mẹ mãi không về nên đã kêu khóc thảm thiết và cũng chết theo cóc mẹ. Khi biết được điều này Ngọc Hoàng đã vô cùng ân hận và ban nước xuống. Chỗ cóc mẹ mất hình thành thác nước lớn chính là thác Yang Bay hiện nay. Còn chỗ cóc con mất hoá thành thác nhỏ gọi là Thác Yang Khang.