Phân tích những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa

2 Tháng Mười Hai, 2021 0 Thu Trà

Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu thế tất yếu của thế giới. Tuy nhiên, quá trình này sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức không hề nhỏ cho các quốc gia cùng các nước đang phát triển. Do đó, Kiến thức tổng hợp sẽ phân tích những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa để bạn đọc có được cái nhìn tổng quan nhất.

những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa

Phân tích những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa

Tác động tích cực của toàn cầu hóa 

Phát huy lợi thế để phát triển

Lợi thế so sánh của các nước luôn biến đổi và nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước. Nước nào mà có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế so sánh ngày càng suy giảm.

Đa số các nước đang phát triển chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như thị trường, tài nguyên, lao động rẻ,… Đây là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đem lại cho các nước đang phát triển những cơ hội lớn, nếu các nước biết vận dụng để sáng tạo và rút ngắn các mô hình phát triển.

Nâng cao trình độ công nghệ & kỹ thuật

Quá trình toàn cầu hóa sẽ giúp các nước có điều kiện tiếp cận với những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và hiện đại hàng đầu của thế giới. Qua đó, nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước đang phát triển.

những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá

Toàn cầu hóa giúp các nước được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất

Tăng nguồn vốn đầu tư

Kinh tế toàn cầu hóa, khu vực hóa biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều này tạo cơ hội cho các nước thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài nếu nước đó xây dựng cơ chế đầu tư thích hợp.

Thay đổi kinh tế theo hướng tích cực

Toàn cầu hóa đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước cần tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Bởi kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

Mở rộng kinh tế đối ngoại

Toàn cầu hóa làm cho quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu. Và nó diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

Toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ cao và càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa giúp mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước

Cơ sở hạ tầng được tăng cường

Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa tạo ra cơ hội để các nước phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, điện nước, bưu chính viễn thông,…. Đặc biệt là những nước đang phát triển thì mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp. Nên đây chính là cơ hội để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, tiện nghi hơn.

Học tập những phương thức quản lý tiên tiến

Những nước có nền kinh tế phát triển thường có phương thức và công cụ quản lý hiện đại. Thông qua những quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế với các nước đang phát triển có thể hợp tập cách quản lý tiên tiến này. Có thể học tập trực tiếp qua những dự án đầu tư qua các công ty liên doanh, xí nghiệp,… qua việc đàm phán, ký kết với các hợp đồng kinh tế.

Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa

thách thức và cơ hội của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ cho nền kinh tế

Kinh tế không bền vững, phụ thuộc vào xuất khẩu

Nền kinh tế các nước đang phát triển đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình này tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước lại phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu.

Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào giá cả quốc tế, sự ổn định của thị trường, lợi ích của nước nhập khẩu cũng như độ mở cửa thị trường của các nước đang phát triển. Vì vậy, nó chứa đựng rất nhiều yếu tố bất ổn và khó có thể lường trước được.

Lợi thế của nước đang phát triển bị yếu dần

Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ kinh tế công nghiệp sang tri thức. Do vậy những yếu tố được coi là lợi thế của nước đang phát triển như nguồn lao động dồi dào. tài nguyên và chi phí lao động thấp sẽ yếu dần đi và chỉ còn ưu thế về kỹ thuật và công nghệ cao, vốn lớn và sản phẩm trí tuệ của các nước phát triển.

Nợ nần tăng lên

Sau 1 thời gian tham gia toàn cầu hóa và khu vực hóa thì nợ nần của các nước đang phát triển ngày càng nhiều. Những khoản nợ quá lớn sẽ là gánh nặng đè lên nền kinh tế của các nước đang phát triển và nó chính là lực cản kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này.

cơ hội và thách thức toàn cầu hóa

Khoản nợ quá lớn sẽ là gánh nặng đè lên nền kinh tế của các nước đang phát triển

Sức cạnh tranh của các nền kinh tế yếu kém

Chính sự yếu kém về mặt vốn, công nghệ, kỹ thuật và kỹ năng tổ chức nền kinh tế của những nước đang phát triển sẽ làm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển ngày càng xa cách hơn.

Mức độ phân hóa giàu nghèo rõ rệt

Toàn cầu hóa cũng thúc đẩy sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt giữa 2 nhóm nước đang phát triển và đang phát triển.

Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao

Việc dịch chuyển các ngành đòi hỏi nhiều tài nguyên và hàm lượng lao động. Nhiều ngành công nghiệp đã gây ra những tác động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe của người dân.

Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

Quá trình toàn cầu hóa cũng tạo ra những cơ hội và thách thức không nhỏ cho các nước đang phát triển, cụ thể là:

Cơ hội toàn cầu hóa

những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển

  • Tự do hóa thương mại mở rộng và hàng rào thuế quan giữa các nước được bãi bỏ hoặc giảm xuống. Do đó, hàng hóa sẽ có điều kiện lưu thông rộng rãi.
  • Đón đầu xu hướng công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển xã hội – kinh tế.
  • Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học, công nghệ và về quản lý, tổ chức về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
  • Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế và chủ động khai thác của các nước khác.

Chẳng hạn: Kể từ khi gia nhập WTO thì Việt Nam đã mở rộng mối quan hệ buôn bán với hầu hết quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của nước ta đã không ngừng tăng lên.

Hoặc các nước đang phát triển vươn lên trở thành nước công nghiệp mới như Bra-xin, Xin-ga-po,… nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hóa.

Thách thức của toàn cầu hóa

những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

Toàn cầu hóa cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho các quốc gia

Bên cạnh mở ra nhiều cơ hội thì xu thế toàn cầu hóa cũng mở ra nhiều thách thức lớn cho các quốc gia. Chẳng hạn như:

  • Bị áp lực lớn trong việc cạnh tranh về chất lượng, giá cả các mặt hàng hóa.
  • Cần có vốn lớn, nguồn nhân lực kỹ thuật cao và có thể làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
  • Các siêu cường quốc kinh tế sẽ tìm cách áp đặt nền văn hóa và lối sống của mình với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỷ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
  • Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên và làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.

Chẳng hạn: Hàng hóa các nước đang phát triển bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng 1 số biện pháp do nước phát triển đặt ra. Chẳng hạn như luật chống bán phá giá, điều kiện sản xuất của các nước sở tại, khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,….

||Xem thêm: Chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

Đối sách của các nước đang phát triển khi toàn cầu hóa

Dưới đây là một số đối sách cho những thách thức trong quá trình quá trình toàn cầu hóa:

những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá

Đối sách của các nước đang phát triển khi thực hiện toàn cầu hóa

Chủ động hội nhập từng bước phát triển

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Do đó, đây là quá trình tất yếu mà các nước đang phát triển cần tham gia.

Tuy nhiên,quá trình mở cửa nền kinh tế cần phải chủ thận trọng, chủ động và từng bước vững chắc. Thực hiện sự tự do hóa nền kinh tế quá nhanh sẽ dẫn tới những hậu quả to lớn. Thay vào đó, cần phải phát huy cao độ nội lực của mình và thu hút đầu tư nước ngoài đúng mục đích cùng cơ cấu hợp lý.

Mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài cũng quan trọng, nhưng cũng cần phải lưu ý đúng mức tới thị trường trong nước. Bởi thị trường trong nước chính là cơ sở để giải quyết các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.

Liên kết để có tiếng nói chung

Toàn cầu hóa sẽ dẫn tới sự thống trị của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Vì thế, các nước đang phát triển cần liên kết lại với nhau để chống lại sự thống trị đó.

Chỉ cần các nước nhận rõ sự tồn tại cùng lợi ích chung căn bản, và tôn trọng chủ quyền các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ và cùng nhau liên kết tìm tiếng nói chung thì có thể giải quyết mọi vấn đề đáng lo ngại và từng bước nâng cao vị thế và đẩy mạnh việc xây dựng trật tự mới về kinh tế, chính trị công bằng, hợp lý.

Nếu những nước tư bản cứ tiếp tục phát triển và không tôn trọng các quy tắc chung đặt ra thì các nước đang phát triển cần hợp sức lại để xây dựng trật tự mới về kinh tế, chính trị thế giới hợp lý và công bằng.

những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá

Các nước đang phát triển cần liên kết với nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh để có tiếng nói chung

Vừa hợp tác, vừa đấu tranh

Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Bởi nó chủ yếu do các nước phát triển dẫn dắt và thúc đẩy và đưa ra những quy tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế hiện nay. Trong đó, tồn tại khá nhiều điều khoản bất hợp lý, kỳ thị, không bằng và gây tổn hại cho nước đang phát triển.

Do đó, các nước cần phải đấu tranh kiên quyết trên các vũ đài quốc tế như WTO, Liên hợp Quốc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong quan hệ quốc tế với nước phát triển. Chỉ có đấu tranh thì các nước mới không bị tư bản đè bẹp, đồng thời giữ được tính độc lập của quốc gia dân tộc mình. Có tiếng nói chung trên cơ sở nhận biết được lợi ích chung sẽ giành được thắng lợi ở nhiều mặt.

Khi có tiếng nói chung ngày càng mạnh mẽ, thể hiện sự hiệp lực, đồng tâm sẽ làm cho bản thân các nước đang phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ có biểu hiện và thái độ khác đi.

Lợi dụng các yếu tố thuận lợi

Toàn cầu hóa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển. Vì thế, các nước cần phải tích cực chủ động tham dự để đề ra đối sách tương ứng nhằm bù đắp những thiếu hụt về vốn trong nước.

Áp dụng quy trình quản lý tiên tiến cùng kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm phát huy tối đa ưu thế, khai thác thị trường quốc tế.

Trên đây là những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với các bạn. Và đừng quên ghé thăm website kienthuctonghop.vn để đón đọc những thông tin mới nhất nhé!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan