Ngôn ngữ gen Z là gì? Giải mã tất tần tật ngôn ngữ gen Z

2 Tháng Tám, 2022 0 tuyet12

Gen Z và những chủ đề liên quan dường như vẫn không hề hạ nhiệt trên các trang mạng xã hội trong thời gian gần đây. Một trong những chủ đề gây dậy sóng chính là ngôn ngữ gen Z. Vậy, ngôn ngữ gen Z là gì? Ngôn ngữ gen Z gồm những từ nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của kienthuctonghop.vn!

Ngôn ngữ gen Z là gì?

Nếu thế hệ 8x, 9x có teencode thì thế hệ 2k cũng có một loại ngôn ngữ của riêng mình. Trong kho tàng từ vựng,  bạn sẽ bắt gặp những từ khó hiểu đến mức “chằm zn” và “khum”. Và những từ này được hiểu là ngôn ngữ gen Z.

Ngôn ngữ gen Z không phải là một loại ngôn ngữ chính thức giống như Tiếng Việt. Đây chỉ đơn giản chỉ là một sáng tạo của các bạn trẻ thuộc thế hệ Z với mục đích để giải trí, giúp giao tiếp qua mạng nhanh gọn, hài hước.

ngôn ngữ gen z là gì

Ngôn ngữ gen Z là gì? 

Nguồn gốc của ngôn ngữ gen Z

Trường từ vựng ngôn ngữ Gen Z có thể bao gồm những từ được biến tấu từ tiếng Việt nguyên gốc hoặc từ rút gọn, nói lái. 

Bên cạnh đó, cũng có những từ bắt nguồn các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Tiktok. Một số từ ngữ hay câu nói của ai đó đều có thể trở nên “viral” và được thêm vào tử điển của gen Z.

Ví dụ, từ “không” được Gen Z biến thể thành “khum” – mang sắc thái đáng yêu, dễ thương hơn. 

Hay những câu nói hài hước của Tiktoker Triển Chill dạo gần đây đang trở thành trend và được rất nhiều gen Z sử dụng. Cụ thể, trong một video nói về sự khác biệt về cách tỏ tình của các thế hệ, thay vì e thẹn như thế hệ ông bà, Gen Z của sẽ mạnh dạn nói rằng: “Vì mình quá thích cậu rồi, phải làm sao phải làm sao? ”

từ điển ngôn ngữ gen z

Từ “không” được Gen Z biến thể thành “khum”

Từ điển ngôn ngữ gen Z gồm những từ nào?

Để tránh tình trạng “mới offline 5 phút đã trở thành người tối cổ”, hãy cùng Kiến thức tổng hợp xem Gen Z đang nói chuyện với nhau như thế nào nhé: 

Lemỏn

Lemỏn là một từ lóng được bắt nguồn từ Lemon trong tiếng anh (quả chanh). Sở dĩ gọi Lemon là Lemỏn bởi vì:

Lemon = chanh, khi thêm dấu hỏi vào thì có nghĩa là chảnh (Lẻmon = chảnh)

Theo đó, từ Lemỏn được gen Z sử dụng để nói về tính cách của một người chảnh, kiêu kỳ.

Ví dụ: Khi ta nhắn tin cho một người nào đó mà không nhận được phản hồi, bạn có thể nói: Bạn này lemỏn ghê.

Chằm Zn

Đây là một trong những ngôn ngữ gen Z được giới trẻ sử dụng rất nhiều. Chằm Zn được bắt nguồn từ ký hiệu hóa học trong ngôn ngữ của cộng đồng này, bạn có thể hiểu như sau:

Chằm Zn = Trầm Kẽm = Trầm Cảm

Tuy nhiên, từ này không những để chỉ một loại bệnh mà trong đặc điểm thế hệ Z thì Chằm Zn chủ yếu được gen Z dùng để miêu tả trạng thái mệt mỏi, buồn chán trong đời sống hàng ngày.

Ví dụ: Hôm nay đi làm sớm nhưng lại quên chấm công, muốn chằm Zn ghê!huhu

ngôn ngữ gen z

Chằm Zn chủ yếu được gen Z dùng để miêu tả trạng thái mệt mỏi, buồn chán

Trmúa hmề

Bạn có thể hiểu đơn giản Trmúa hmề chính là chúa hề. Đây là ngôn ngữ gen Z dùng để gọi những người có khiếu hài hước, vui tính (hoặc những người thường ảo tưởng mình rất hài hước nhưng thực tế lại rất nhạt nhẽo). Ngoài ra, bạn còn có thể dùng Trmúa hmề để đặt nickname cho một người bạn nào đó của mình.

Trmúa hmề = Chúa hề

Ví dụ: Nếu có một người nào đó trêu bạn cười, bạn có thể gọi họ là Trmúa hmề.

Phanh xích lô

Khi nhắc đến phanh xích lô, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến bộ phận của xe xích lô được dùng để giảm tốc độ di chuyển của xe. Bên cạnh đó, khi đạp phanh xe xích lô thì chúng sẽ phát ra âm thanh “kít kít”. Theo thế hệ gen Z, “kít kít” được phát âm tương tự như kiss (hôn) trong tiếng Anh. Chính vì vậy, phanh xích lô được sử dụng để chỉ hành động hôn.

Phanh xích lô kêu kít kít -> Kít = Kiss (hôn)

Xu cà na

Theo ngôn ngữ của thế hệ gen Z, xu cà na được hiểu là xui xẻo, đen đủi, gặp chuyện không như ý muốn.

Xu cà na = Xui xẻo

Ví dụ: Hôm nay đúng thật là xu cà na!

ngôn ngữ gen z

Xu cà na được hiểu là xui xẻo, đen đủi, gặp chuyện không như ý muốn

Chu pa pi mô nha nhố

Chu pa pi mô nha nhố là từ ngữ có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Khi người bản địa bày ra một trò đùa và bị phát hiện thì họ thường nói rằng “chu papi muñeño”, nhằm chữa ngượng với người bị trêu là tôi hoàn toàn không biết gì cả. Theo đó, ngôn ngữ của gen Z đã khéo léo được Việt hóa chu papi muñeño sang chu pa pi mô nha nhố.

Chu pa pi mô nha nhố = Tôi không biết gì cả!

Mlem mlem

Trong ngôn ngữ gen Z, mlem mlem được sử dụng để khen một điều gì đó, giúp việc biểu đạt ngắn gọn hơn.

Mlem mlem = Ngon!

Sin lũi

Trong ngôn ngữ gen Z lời xin lỗi đã được biến tấu thành “sin lũi” nhằm giúp câu xin lỗi trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn cho đôi bên.

Sin lũi = Xin lỗi!

Ví dụ: Mình sin lũi bạn!

Pha-ke

Pha-ke là phiên bản biến tấu hài hước từ chữ “Fake” trong tiếng anh, có nghĩa tiếng Việt là giả dối, không thật. Gen Z đã tách từ fa (pha) – ke (ke) để dễ sử dụng và nhớ lâu hơn. 

Gòy soq, chếc gồi 

Gòy soq là biến tấu của từ “rồi xong”, trong khi đó “chếc gồi” là biến tấu của từ “chết rồi”.

Ngoài ra, thế hệ Z còn nghĩ ra thêm một số từ có cách viết biến tấu nhằm để truyền tải thông điệp với thái độ đáng yêu, dễ thương như J z chòy (gì vậy trời), pít òy (biết rồi),…

ngôn ngữ gen z kenh14

“Chếc gồi” là biến tấu của từ “chết rồi”

Mãi mận 

Trong cụm từ mãi mận thì “mận” là cách nói lái của mặn trong mặn mà. Mãi mận vì thế có thể hiểu là mãi “mặn mà”, được sử dụng để mô tả về vẻ bề ngoài của ai đó hay trạng thái, tính chất của một sự vật hiện tượng. Đôi khi cũng được dùng tương tự như một lời cảm thán. 

Mãi mận = Mãi mặn mà

Nếu thường xuyên lướt mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp cụm từ này còn được sử dụng trong các trường hợp như “otp mãi mận”, “idol tôi mãi mận”. Đây là hai cách nói phổ biến về các cặp đôi và idol Kpop. 

Đôi khi cụm từ này còn được sử dụng để tán dương về thành tích, tài năng của một ai đó. 

Ví dụ, ca khúc Spring Day của BTS chưa từng rời khỏi bảng xếp hạng âm nhạc Melon của Hàn quốc trong suốt 5 năm qua, một bạn fan đã phát biểu: “Spring Day mãi mận <3”. 

Mãi mận trong ngôn ngữ Gen Z còn có những biến thể khác như mãi mận xoài cóc ổi mít, mãi mận mãi kem, v.v.

ngôn ngữ gen z kenh14

Mãi mận là cách nói lái của cụm từ mãi mặn mà

Gét gô là gì? 

Gét gô nghĩa là gì mà chúng ta thường nghe khi nhắc đến thử thách 6 ngày 6 đêm? 

Thức chất, “Gét gô” là cách phát âm sai của từ “let’s go” trong tiếng Anh, có nghĩa là đi nào, đi thôi, mau lên, làm thôi nào. 

Cách phát âm lái của từ tiếng Anh nhằm tạo nên các từ ngữ mới lạ của Gen Z không còn quá xa lạ. Vậy tại sao từ gét gô lại “hot hòn họt” dạo gần đây? 

Nguồn gốc của cụm từ này bắt nguồn từ một tài khoản Tiktok có tên là Tới Trời Thần (@toi69n1). Người đàn ông này thường đăng tải những clip với bổi cảnh đậm chất thôn quê kèm theo những thử thách vô cùng hài hước. Kết thúc mỗi câu thử thách là cụm từ “gét gô”. Nội dung trên kênh Tiktok này ngay lập tức trở nên viral và lan rộng khắp trên các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.

Cụ thể, một video anh đăng tải có tới hơn 6 triệu lượt xem với nội dung: “Thử thách 6 ngày 6 đêm ngủ dưới nước, vợ kêu không lên. Gét gô.”

Thực tế anh ấy đã nằm dưới nước, nhưng có nằm đến 6 ngày 6 đêm không thì chưa chắc. Việc đặt ra một loạt các thử thách “bất khả thi” chính là yếu tố hài hước khiến cách nói này ngày càng phổ biến.

từ điển ngôn ngữ gen z

Gét gô là cách phát âm của từ “let’s go”

U là trời là gì? 

Đây là một từ cảm thán, được biến thể từ nguyên mẫu của “úi trời”. Trong đó từ Úi được “Anh hoá” thành từ Uis, viết tách ra là U is (dịch nghĩa: U là). 

U là trời = U is trời = Úi trời

U là trời không những được sử dụng phổ biến trong các cuộc hội thoại mà còn là mở đầu cho tiêu đề của các bài báo hay video về gen Z. 

Fishu là gì?

Gen Z quả thực rất sáng tạo trong việc sử dụng kết hợp giữa tiếng Anh và tiếng Việt để tạo ra ngôn ngữ của riêng mình. 

Theo ngôn ngữ gen Z, fishu là từ được kết hợp bởi từ fish (cá) trong tiếng Anh và chữ u. 

Từ đó chúng ta có: 

Fishu = Fish + u = Cá + u = Cáu

Tương tự Fishu, Bigc cũng được tạo nên từ công thức trên, cụ thể:

Bigc = Big + c = Bự + c = Bực 

J z tr là gì? 

Đây là từ ngữ viết tắt và cũng là biến thể của cụm “gì vậy trời”. 

Cụm từ này được dùng để bày tỏ sự bất ngờ hoặc khó hiểu về một sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó. 

J z tr = Gì vậy trời

từ điển ngôn ngữ gen z

J z t là viết tắt, đồng thời là biến thể của từ “gì vậy trời”

Ét o ét là gì? 

Ét o ét cách phát âm của SOS – một từ được sử dụng để thông báo một tình huống khẩn cấp, cần cấp cứu. Nhưng khi được Gen Z sử dụng, nó còn mang hơi hướng hài hước, vui nhộn.

Ét o ét = SOS

Nguồn gốc của từ này bắt nguồn từ một “Tik Toker” có tên Bà Toạn Vlogs – một bác lớn tuổi và hay nói những câu thả thính, đạo lý trên mạng. Khi có một người bình luận “Cô bị ép đúng không, hãy ra kí hiệu đi”, bác ấy đã trả lời rằng: “Ét o ét”, tức là SOS. 

Ủa em?

“Ủa em: không phải là biến thể hay một dạng nói lái của từ nào. Từ “Ủa” được sử dụng rất rộng rãi trên mạng xã hội và trong lời nói hằng ngày của giới trẻ hiện nay chứ không riêng gì gen Z. 

Ngoài là một từ cảm thán rất “sinh động” ra. Giống như các cụ thường có “miếng trầu là đầu câu chuyện”, thì gen Z có “ủa là đầu câu chuyện”. 

Ủa có thể biểu đạt cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ về một chuyện gì đó. Và cũng có thể là cách bắt đầu một cuộc hội thoại rất tự nhiên. 

Bên cạnh đó, nếu tìm hiểu sâu về ngôn ngữ gen Z. Bạn sẽ thấy sự xuất hiện thường xuyên của cụm từ “ủa em?” – một trong những trend nổi khá nổi tiếng hiện nay. 

Bối cảnh sử dụng của cụm này có thể là: 

Khi Gen Z đi làm nộp deadline và bị sếp feedback: “Ủa em…”

ngôn ngữ gen z

“Ủa em” – trend khá phổ biến hiện nay

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về ngôn ngữ gen Z. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị khác. Các bạn đừng quên truy cập vào kienthuctonghop.vn mỗi ngày nhé!

Bài viết liên quan