Liên Hợp Quốc Có Bao Nhiêu Thành Viên, Cơ cấu tổ chức LHQ

22 Tháng Ba, 2021 0 Phạm Chinh

Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên và thành lập để làm gì? Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên Hợp Quốc? Quốc gia nào tham gia tổ chức LHQ gần đây nhất? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp tất cả các thông tin quan trọng, cần thiết về tổ chức. Đồng thời giúp bạn giải đáp toàn bộ các thắc mắc kể trên.

Bài viết nổi bật:

Thông tin chung về tổ chức Liên Hợp Quốc

Liên Hợp Quốc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Liên Hiệp Quốc (LHQ), United Nations (UN). Đây là một tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới, “nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung”

  • Ngày thành lập LHQ: 24 tháng 10, 1945, tại San Francisco, California, Hoa Kỳ
  • Trụ sở chính LHQ: Thành phố New York, tiểu bang New York, Hoa Kỳ

Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên? Bản hiến chương LHQ được phê chuẩn bởi các quốc gia Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cùng với sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên tham gia ký kết trước đó.

Liên Hợp Quốc ra đời ngay sau chiến tranh thứ hai với mục đích giữ vững hòa bình thế giới. Ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 nổ ra, đảm bảo thế cân bằng mới.

Tiền thân của Liên Hiệp Quốc là Hội Quốc Liên, tuy nhiên trong thời gian dài nó tỏ ra kém hiệu quả. Vì thế, sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc là kịp thời và cần thiết.

Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên

Sự ra đời của tổ chức đa phương Liên Hợp Quốc

Liên Hợp Quốc là tổ chức như thế nào, chức năng là gì?

United Nations được thành lập với 4 mục đích chính:

  • Mục đích tối cao là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
  • Nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Với cơ sở là tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc dân tộc tự quyết và quyền giữa các dân tộc.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế, thông qua giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu. Liên quan đến mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và tính nhân đạo. Thực hiện các hành động trên nguyên tắc tôn trọng quyền con người và quyền tự do.
  • Xây dựng tổ chức LHQ – United Nations làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế, vì mục tiêu chung.

Các nguyên tắc chủ đạo của LHQ:

  • Bình đẳng về chủ quyền mỗi quốc gia
  • Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị đất nước
  • Cấm đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đối với quan hệ quốc tế
  • Không được can thiệp vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia
  • Tôn trọng nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế
  • Tôn chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp hòa bình
cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc

Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc

Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc

  • Đại hội đồng: gồm có tất cả các thành viên trong LHQ. Phái đoàn đại diện mỗi quốc gia tối thiểu có 5 đại diện và 5 phó đại diện, cùng hệ cố vấn viên, chuyên viên khác. Đại hội đồng tổ chức họp định kỳ thường niên mỗi năm một lần. Tại đây sẽ diễn ra các cuộc thảo luận về vấn đề trong hiến chương quy định. 
  • Hội đồng bảo an LHQ: là cơ quan chính trị đầu não của tổ chức này. Bộ phận này cũng đảm nhiệm mục đích cao nhất của tổ chức là chịu trách nhiệm việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Chủ tịch hội đồng luân phiên, mỗi tháng 1 nhiệm kỳ theo bảng chữ cái tên tiếng Anh.
  • Ban thư ký: Đây là cơ quan hành chính của United Nations, dẫn đầu là Tổng thư ký, do đại hội đồng bầu ra, dưới sự giới thiệu của Hội đồng bảo an. Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm một lần.
  • Hội đồng kinh tế – xã hội ECOSOC: Tổ chức thúc đẩy hợp tác quốc tế về mặt kinh tế – xã hội.
  • Tòa án công lý quốc tế: Chức năng chính là giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
  • Các cơ quan chuyên môn:
    (IAEA) Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
    (FAO) Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
    ̣(UNESCO) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
    (WB) Ngân hàng Thế giới
    (WHO) Tổ chức Y tế Thế giới
    Và các cơ quan phụ trợ khác

6 ủy ban Liên Hiệp Quốc

  • Ủy ban số 1: Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế
  • Ủy ban số 2: Kinh tế – Tài chính
  • Ủy ban số 3: Văn hoá – Xã hội – Nhân đạo
  • Ủy ban số 4: Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hoá
  • Ủy ban số 5: Hành chính – Ngân sách Liên Hợp Quốc
  • Ủy ban số 6: Luật pháp quốc tế
 Liên Hiệp Quốc có bao nhiêu thành viên

Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc

Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên?

Liên Hiệp Quốc có bao nhiêu thành viên? Vào thời điểm sáng lập, LHQ được sự đồng thuận và nhất chí tham gia của 51 quốc gia thành viên.

Hiện nay Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên? Tổ chức đã bao gồm 193 nước tham gia và trở thành một hệ thống toàn diện. Bao gồm 6 cơ quan chính và nhiều cơ quan phụ trợ hoạt động khác. Sở hữu 20 tổ chức chuyên môn, 5 ủy ban kinh tế – xã hội phân bố ở các khu vực. Với đa dạng các hoạt động quỹ và chương trình nhằm thúc đẩy quyền con người, giải quyết các vấn nạn xã hội.

Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên?

HĐBA Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên thường trực? HĐBA gồm có 15 quốc gia thành viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực. Bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và Nga.

HĐBA là cơ quan quan trọng nhất của LHQ – United Nations. Tất cả các nghị quyết được thông qua bởi Hội Đồng Bảo An thì tất cả các quốc gia thành viên phải tuân thủ.

Một nghị quyết được coi là thông qua bắt buộc phải có sự nhất chí của cả 5 thành viên thường trực. 

HĐBA Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên không thường trực? Ngoài 5 thành viên thường trực thì HĐBA còn có 10 thành viên không thường trực. Danh sách này bao gồm 10 đại diện, do ĐHĐ Liên Hiệp Quốc bầu ra và nhiệm kỳ hoạt động 2 năm. 

10 ghế thành viên đại diện không thường trực phân theo khu vực địa lý. Với 5 đại diện đến từ Châu Phi và Châu Á, 1 đại diện từ Đông Âu, 2 đại đại diện vùng Mỹ Latinh và Caribe, 2 ghế cho Tây Âu và các nước khác.

 Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên Hợp Quốc

Việt Nam là ủy viên không thường trực của HĐBA Liên Hợp Quốc

Hội đồng kinh tế – xã hội Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên?

Hội đồng kinh tế – xã hội ECOSOC (Economic and Social Council) là một trong 6 cơ quan quan trọng của LHQ.

  • Số thành viên ban đầu của tổ chức là 18 (khi mới thành lập).
  • Đến tháng 8/1965, tăng lên 27 thành viên
  • Từ tháng 10/1973 đến nay, tổng có 54 thành viên

Danh sách thành viên do Đại Hội Đồng bầu và cũng tuân theo phân chia về địa lý:

  • 14 nước đến từ Châu Phi
  • 11 quốc gia thuộc khu vực Châu Á
  • 6 nước Đông Âu
  • 7 đại diện Mỹ La tinh và Caribe
  • 13 ghế cho Tây Âu và các quốc gia khác

Định kỳ hàng năm, ĐHĐ LHQ sẽ tài bầu lại 1/3 số thành viên ECOSOC (tương đương 18 nước). Nhiệm kỳ hoạt động mỗi đợt bầu cử kéo dài 3 năm.

||Xem thêm: Asean là gì? Asean có bao nhiêu thành viên (Nước) tham gia

Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc năm nào?

Bên cạnh Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên thì Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc năm nào? Vào năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bắt đầu đệ đơn gia nhập LHQ và các ủy ban đặc biệt của tổ chức. 

Đến 20/9/1977, Việt Nam chính thức được công nhận là một thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc.

14/10/1977, trong đại hội lần thứ 32 của ĐHĐ Liên Hợp Quốc. Tổ chức đã thông qua nghị quyết 32/3 nhằm kêu gọi các quốc gia hỗ trợ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh.

Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên Hợp Quốc? Tại thời điểm tham gia, Việt Nam là thành viên thứ 149 của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới UN.

 Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc năm nào

Thời gian Việt Nam đệ đơn và chính thức được công nhận là thành viên LHQ

Quá trình gắn bó của Việt Nam từ khi gia nhập LHQ

Thể hiện được năng lực và trách nhiệm, nước ta đã được tín nhiệm vào nhiều vị trí. Từng tham gia và đảm nhiệm các chức vụ quan trọng của tổ chức. Như dấu ấn tại HĐBA LHQ, Hội đồng nhân quyền LHQ và Hội đồng kinh tế – xã hội LHQ (ECOSOC).

  • Giai đoạn 1977-1986: Sau khi chính thức gia nhập tổ chức, Việt Nam nhận được các viện trợ và giúp đỡ theo lời kêu gọi theo nghị quyết 32/2. Với mức tổng viện trợ tới hơn 500 triệu USD từ nhiều tổ chức: UNDP, WFP, UNICEF, UNICEF, UNFPA, UNHCR, WHO,…
  • Giai đoạn 1986-1996: Chính là thời kỳ chuyển mình của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam từ bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. LHQ từng đóng góp hơn 60% tổng số viện trợ ngoài nguồn ngoại trừ từ các nước XHCN.
  • Giai đoạn 1997-2001: Việt Nam tích cực tham gia và nhận hỗ trợ từ các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống. 
  • Giai đoạn 2001 – 2005: Ưu tiên và thúc đẩy hơn nữa 3 mục tiêu cải cách, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
  • Giai đoạn 2006 – 2011: Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đồng thời Việt Nam cũng nhận được tổng hỗ trợ giai đoạn này đến 400 triệu USD.
  • Giai đoạn 2011 – 2016: Việt Nam và LHQ tích cực phối hợp thực hiện kế hoạch chung, phù hợp các dự thảo SEDP, SEDS.
  • Giai đoạn 2017 – 2021: Hỗ trợ chương trình phát triển KT – XH tại Việt Nam và mục tiêu SDGs. Tích cực tham gia phòng chống đại dịch toàn cầu.

Biểu tượng của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc

 biểu tượng của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc

Biểu tượng của Việt Nam tại LHQ là chiếc trống đồng Ngọc Lũ

Thời điểm lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh được treo lên tại trụ sở LHQ. Đại diện cho một thời kỳ tương lai mà chúng ta luôn tôn trọng hòa bình. Đồng thời nhận được sự ghi nhận, bảo vệ quyền lợi dân tộc bởi tổ chức hòa bình hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, tại Liên Hợp Quốc, mỗi nước thành viên sẽ có một vật biểu tượng dân tộc. Việt Nam đã trưng bày phiên bản của chiếc trống đồng ngọc lũ tại đây. Lấy trống đồng là biểu tượng của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc

Trên đây là tổng hợp thông tin Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên – Cơ cấu tổ chức LHQ. Các thông tin lịch sử và cập nhật mới nhất về Liên Hiệp Quốc đến năm 2021 đã được trình bày. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu này. Cũng như thấy được tầm quan trọng, vị trí và mối gắn bó mật thiết giữa Việt Nam và Liên Hiệp Quốc.

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan