Lễ Phật Đản là gì? Lễ Phật Đản 2021 ngày nào? Cúng gì?

25 Tháng Năm, 2021 0 Hằng Đáng yêu

Lễ Phật Đản hay đại lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ quan trọng đối với các phật tử. Sự kiện này được tổ chức hằng năm tại các quốc gia theo đạo Phật như một nghi lễ kỷ niệm ngày đức Phật ra đời. Đại lễ Phật Đản ngày nào? Có những hoạt động nào thường được tổ chức vào ngày Phật Đản? Lễ Phật Đản là gì? Để hiểu rõ hơn về ngày lễ đặc biệt này, cùng tìm hiểu rõ hơn qua những chia sẻ tại bài viết dưới đây!

Lễ Phật Đản là gì

Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ quan trọng của các Phật tử

I. Làm rõ nguồn gốc, ý nghĩa lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là một ngày lễ lớn của Phật giáo, nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Phật Đản đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của độc giả. Sự kiện này ra đời từ khi nào? Ý nghĩa lễ Phật Đản là gì?

Tương truyền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có xuất thân hoàng tộc với tước vị là Thái tử Tất Đạt Đa của Cổ Đàm tại vương tộc Thích Ca. Theo lý giải của phái Nam tông, Ngài được sinh ra vào ngày rằm tháng 4 âm lịch tức 15/4 năm 624 trước Tây Lịch. Tuy nhiên theo các phái Bắc tông, ngày sinh của Ngài được ấn định vào ngày 8/4 âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni. Đây là khu vực nằm giữa Devadaha và Ca Tỳ La Vệ thuộc Nepal. 

Cứ như vậy, lễ Phật Đản dần trở thành sự kiện được tổ chức hằng năm tại các quốc gia theo đạo Phật. Đại lễ được diễn ra nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. 

ý nghĩa Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản có ý nghĩa gì?

II. Lễ Phật Đản ngày nào? Thông tin về ngày lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản, Vu Lan và Thành Đạo là ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật. Đây là một dịp kỷ niệm đặc biệt, được tổ chức hằng năm với nhiều hoạt động, nghi thức cúng lễ. Vậy lễ Phật Đản ngày nào trong năm

1. Một số thông tin về lễ Phật Đản trên thế giới

Từ trước năm 1959, ngày lễ Phật Đản thường được tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch tại các nước Đông Nam Á. Đây cũng là ngày nghỉ lễ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó bao gồm: Sri Lanka, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Singapore,…

Theo tục lệ, trong ngày đại lễ, các phật tử không được phép sát sinh mà chỉ ăn chay đồng thời thực hiện các công việc thiện nguyện, phóng sinh. 

2. Lễ Phật Đản ngày mấy? 

Thông thường lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày rằm tháng tư mỗi năm. Bắt đầu từ năm 1999, Liên Hợp Quốc đã thông qua quyết định công nhận ngày Phật Đản 15/4 âm lịch là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. 

Như vậy ngày đại lễ Phật Đản 2021 sẽ được diễn ra vào thứ Tư ngày 26/5/2021

lễ phật đản ngày nào

Lễ Phật Đản 2021 diễn ra vào ngày bao nhiêu?

III. Lễ Phật Đản nên làm gì? Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức? 

Vào ngày này, các hoạt động vinh danh Tam Bảo gồm Phật, Pháp và Tăng thường được tổ chức trang trọng, quy mô hơn. Bao gồm: Dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết giảng, ăn chay, giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm,… Bên cạnh đó là các hoạt động từ thiện, tặng quà hoặc tiền cho người già, yếu, kém may mắn trong đồng. 

Do khác biệt về bản sắc văn hóa, cách thức tổ chức lễ Phật Đản cũng như các hoạt động trong đại lễ cũng sẽ có đôi chút khác biệt. Cụ thể như sau:

1. Lễ Phật Đản tại một số quốc gia

Tại một số quốc gia đặc biệt là Sri Lanka, trong ngày lễ các hoạt động giết thịt, bán rượu sẽ bị cấm hoàn toàn. Cùng với đó các loài thú vật, chim và côn trùng cũng được phóng sanh với biểu tượng của sự giải thoát, tự do.

Là một nước có nền Phật giáo hưng thịnh, các hoạt động kỷ niệm lễ Phật Đản tại Ấn Độ được thực hiện đặc biệt trang trọng. Trong đại lễ, người dân thường mặc quần áo trắng, thực hiện ăn chay tại các tịnh thất. 

Ngoài ra tại các quốc gia châu Á, bên cạnh các nghi thức tụng lễ, từng đoàn xe hoa được diễu hành trên khắp các cung đường cực kỳ quy mô. Lễ Phật Đản tại Hàn Quốc được tổ chức với lễ hội đèn hoa sen 연등회 hay Yeon Deung Hoe hoành tráng.

lễ Phật Đản ngày nào

Hình ảnh lễ Phật Đản tại một số quốc gia trên thế giới

2. Lễ Phật Đản tại Việt Nam

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nghi lễ kỷ niệm ngày Phật Đản tương đối hoành tráng. Cụ thể đại lễ Phật Đản tại Việt Nam luôn được tổ chức trang trọng vào ngày rằm tháng tư âm lịch. Vào ngày này các đoàn xe, nghi thức diễu hành, lễ nghi được tổ chức tại nhiều Giáo hội trên cả nước. 

Ngoài ra các Phật tử cũng có thể tham gia thả hoa đăng, các buổi giảng dạy về đạo Phật, văn nghệ, đèn lồng,… Trong thời gian đại lễ, mọi người đều ăn chay, tuyệt đối không sát sinh. Thực hiện lau dọn nhà cửa, trang trí bàn thờ tại gia hoặc phụ giúp công quả tại chùa để bản thân được thanh tịnh.

Thường tất cả các nghi lễ, hoạt động trong ngày Phật Đản đều hướng tới lòng thành cũng như đạo lý nhà Phật. Vì vậy, các hoạt động kỷ niệm thường được tổ chức với mức chi phí không quá lớn, không phung phí.

IV. Lễ tắm Phật là gì? Ý nghĩa – Nghi thức làm lễ tắm Phật

Tắm Phật là một trong những nghi lễ chính trong đại lễ Phật Đản. Bạn đã nắm được ý nghĩa lễ tắm Phật là gì chưa? Nghi thức, bài chú tắm Phật được thực hiện như thế nào? 

Lễ tắm Phật là gì

Lễ tắm Phật là gì? Lễ tắm phật diễn ra như thế nào?

1. Nguồn gốc lễ tắm Phật

Theo truyền thuyết, nghi lễ tắm Phật bắt đầu được thực hiện từ sự kiện Đản sanh của Thái tử tất Đạt Đa. Ngay khi hoàng hậu Ma-da Đản vừa hạ sinh thái tử tại vườn Lâm Tỳ Ni. Từ trên không trung có hai dòng nước một ấm, một mát rưới xuống để tắm cho hoàng tử và hoàng hậu. Đây cũng chính là nguồn gốc của nghi lễ tắm Phật tại đại lễ Phật Đản hằng năm. 

2. Ý nghĩa lễ tắm Phật

Nghi lễ tắm Phật là một cách để chúng ta có thể thể hiện sự tôn kính với Đức Phật. Đây cũng là cơ hội để củng cố, trau dồi lòng khiêm cung cùng tấm lòng thành về đức Phật trí tuệ, đức hạnh. 

Trong nghi lễ, mọi người sẽ sử dụng nước tắm lên tượng Phật. Là biểu tượng của sự tẩy rửa, việc sử dụng nước biến từ dơ thành sạch, từ ô uế thành thanh khiết, trong sáng. Đây cũng là một trong những cách giúp thanh lọc phiền não, ô uế trong tâm của mỗi người. 

3. Nghi thức tắm Phật 

Nghi thức tắm Phật được bắt nguồn từ truyền thuyết về Long Vương cùng 2 hai dòng nước nóng và mát trong ngày sinh của thái tử Tất Đạt Đa. Dựa theo đó nghi thức làm lễ tắm Phật cũng được thực hiện với hai gáo nước. Cụ thể như sau:

nghi lễ tắm Phật 

Tuần tự các bước thực hiện nghi thức thực hiện lễ tắm Phật

  • Gáo nước đầu tiên được tắm bên vai phải của tượng Phật. Gáo nước này thể hiện cho tâm nguyện: Dù có gặp phải việc vừa ý, thuận cảnh thì tâm mỗi người vẫn bình tĩnh, thản nhiên đón nhận.
  • Gáo nước thứ hai tắm bên vai trái của tượng Phật với mong muốn: Khi mặt phải việc trái ý hay nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn thản nhiên, bình tĩnh đón nhận, xử lý. 

4. Bài chú tắm Phật

Trong quá trình thực hiện nghi lễ, các Phật tử cần niệm chú tắm Phật. Cụ thể như sau: 

“Ngã kim quán mộc chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu

Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân

Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh

Sa La thọ gian vị tằng diệt

Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm

Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết

Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát

Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt

Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai

Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát

Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha.”

Văn khấn lễ tắm Phật chuẩn cho Phật tử 

V. Tất tần tật những thông tin về nghi lễ, cúng lễ Phật Đản

Bên cạnh các nghi thức, hoạt động, mâm cơm cúng cũng như văn khấn lễ Phật Đản tại nhà cũng được nhiều người quan tâm. Vậy mâm cơm cúng Phật Đản gồm những gì? Bài văn khấn lễ tại nhà như thế nào? 

1. Lễ Phật Đản cúng gì? Hướng dẫn sắp mâm cúng lễ tại nhà

Mâm cỗ cúng lễ Phật Đản thường là cỗ chay, hoa quả và trầu cau. Việc chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất chính là một trong những cách thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Vậy một mâm cỗ cúng Phật Đản hoàn chỉnh gồm những gì?

    • Hoa: Gia chủ nên sử dụng hoa hồng hoặc hoa cúc để cúng.
    • Hương: Tương tự như các nghi lễ thờ cúng khác, đại lễ cúng Phật Đản cần chuẩn bị 3 nén hương. 
    • Trầu cau: Cần rửa sạch, để ráo và lau khô trước khi dâng cúng. 
    • Nước sạch: Làm sạch chén thờ trên ban thờ, lau khô và rót một chén nước sạch. Lưu ý không nên rót quá đầy tránh làm tràn nước ra ngoài. 
    • Mâm ngũ quả: Gia chủ có thể chuẩn bị tùy vào từng mùa cũng như tùy vào điều kiện của gia đình. Lưu ý nên chọn quả đa dạng với nhiều màu sắc, đại diện cho ngũ hành để dâng cúng lên tổ tiên.
    • Cỗ chay: Tùy vào điều kiện cùng khả năng, cỗ cúng có thể tự làm hoặc đặt làm tại các đơn vị chuyên về cỗ chay.
Mâm cúng lễ Phật Đản gồm những gì?

Mâm cúng lễ Phật Đản gồm những gì?

2. Văn khấn lễ Phật Đản tại nhà

Khấn lễ Phật Đản tại nhà như thế nào? Gia chủ nên khấn lễ tại gia chuẩn ra sao? Dưới đây là thông tin giải đáp cho bạn:

2.1 Khấn lễ Phật Đản tại nhà với ban thờ Phật

“Kính lạy Đức Thế Tôn: Đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trịnh trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại. Đã đến lúc tiếng chuông từ bi phải được lắng nghe một cách tha thiết để mọi trái tim cùng nhịp đập yêu thương, xây dựng tình người để thế giới mãi xanh màu hạnh phúc.

Kính lạy Đức Thế Tôn: Sức mạnh mà Ngài đã khơi dậy trong chúng con thật có hiệu lực và hiệu lực mãi trước một thế giới quá nhiều bạo động và mâu thuẫn. Từ trong đại bi tâm Ngài xuất hiện như một sứ giả hòa bình, mang thông điệp tình thương đến cho cuộc đời thông qua con đường hóa giải. Sức mạnh nội tâm đã giúp chúng con vượt qua mọi thử thách để tự chủ. Những lời dạy của Ngài thật thiết thực và hữu ích đã có giá trị suốt 2641 năm và sẽ còn giá trị mãi mãi.

Kính lạy Đức Thế Tôn: Nhân mùa đản sanh của Ngài, chúng con thành kính hái đóa vô ưu thanh khiết dâng lên cúng dường dường bậc vô thượng giác Đấng Thiên Nhơn Sư như là tặng phẩm cao quý nhất xin dâng tặng cho cuộc đời với cầu nguyện chân thành tha thiết: “Mong cho cuộc đời mãi mãi được an vui, hạnh phúc. Người người gặp nhau nhìn nhau với tất cả tấm lòng thương yêu trọn vẹn.”

Xin cho khói trầm thơm, kết thành mây năm sắc, dâng lên khắp mười phương, cúng dường vô lượng Phật, vô lượng chư Bồ Tát, cùng các thánh hiền tăng, trên pháp giới dung thông, kết đài sen rực rỡ, nguyện làm kẻ đồng hành, trên con đường giác ngộ, xin mọi loài chúng sanh, từ bỏ cõi lãng quên, theo đường giới định tuệ, quay về trong tỉnh thức.”

Nguồn: Phathocdoisong.com

văn khấn lễ phật đản tại nhà

Khấn lễ Phật Đản tại gia như thế nào?

2.2 Khấn lễ Phật Đản tại nhà với ban thờ gia tiên

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:… 

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Lễ Phật Đản sanh gặp tiết rằm tháng 4, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa ,trà, quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).”

Nguồn: Phathocdoisong.com

VI. Lời chúc ngày lễ Phật Đản rằm tháng 4 ý nghĩa nhất

Trong ngày lễ Phật Đản, những lời nhắn gửi, chúc mừng cũng được các Phật tử gửi gắm, dành tặng sư thầy, người theo đạo. Đây là một cách thể hiện sự quan tâm, quý mến đối với những người theo đạo Phật. Nếu cũng đang tìm kiếm một lời chúc ý nghĩa, quý vị có thể tham khảo một số những gợi ý dưới đây!

Lời chúc ngày lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản chúc gì hay, ý nghĩa?

Lời chúc số 1

“Tâm hài hòa, mỉm cười trước sóng gió.

Tâm minh tuệ, ứng phó biến thời gian. 

Tâm siêu nhiên, đối mặt với sinh, lão, bệnh, tử.

Lễ Phật Đản, chúc bạn bình an!”

Lời chúc số 2

“Hôm nay là ngày đại lễ Phật Đản, Phúc Quang giáng thế thắm sáng nhân gian. Chúc bạn:

Phúc lộc cho lộc an lành. 

Phúc Tinh ban sự nghiệp hanh thông.

Lộc Tinh nâng đỡ tiền tài vượng phát.

Thọ Tinh phù hộ sức khỏe, bình an. 

Mong rằng Phúc Tinh, Lộc Tinh, Thọ Tinh sẽ luôn đến với bạn!’

Lời chúc số 3

“Nhất hoa nhất thế giới

Nhất sa nhất cực lạc

Nhất phương nhất tịnh thổ

Nhất tiếu nhất trần duyên

Nhất niệm nhất thanh tĩnh.

Mong bạn an nhiên, miệng mỉm cười!”

lễ phật đản ngày mấy

Gợi ý lời chúc ý nghĩa, may mắn ngày lễ Phật Đản

Lời chúc số 4

Bồ Tát dạy rằng: “Đừng tự tức giận cũng đừng tự làm mình phiền não. Khoan dung độ lượng giúp chúng ta sống tốt trên đời. Nên nhớ mỗi ngày mỗi ngày càng phải cố gắng hơn.” Chúc bạn luôn gặp được may mắn an lành!

Lời chúc số 5

“Một con người, một pháp thân thường tại

Vầng hào quang ngời rạng đấng Thế Tôn

Ngài hạ sanh khơi nguồn siêu chân lý

Nước từ bi rửa sạch mọi đau buồn.

Mừng mùa lễ Phật Đản an lành!”

Lời chúc số 6

“Bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc

Đón mừng Bồ Tát xuống trần gian

Vườn Lâm chợt thấy hoa đàm nở

Muôn vạn niềm vui trỗi nhịp đàn.

Thành tâm mong mùa lễ Phật Đản nhiều pháp lạc!’

Lời chúc số 7

“Phật ân vi diệu bóng hào quang

Tỏa chiếu muôn phương ánh đạo vàng

Tỏa đức từ bi tan khổ lụy

Cho đời thân thiện sống hòa vang

Nguyện cầu mùa lễ thật nhiều an lành!”

Lễ phật đản ngày nào

Ngày lễ Phật Đản, chúc mọi người an yên!

Lời chúc số 8

“Nhân đại lễ Phật Đản, gia đình chúng con xin kính chúc Quý sư thầy cùng tăng ni phật tử luôn khỏe mạnh, anh nhiên thường lạc, tiến tú trên con đường giác ngộ giải thoát. A di đà phật!!!”

Lời chúc số 9 

“Hôm nay là ngày Phật Đản, chúng con thành tâm khấn nguyện, chúc quý sư thầy, sư cô cùng các vị đạo hữu luôn tràn đầy an lạc, tiến tu, vạn sự kiết tường.”

Lời chúc số 10

“Nhân mùa Phật Đản, chúng con xin kính chúc chư tôn thượng tọa, hòa thượng cùng các đại đức tăng, phật tử có một mùa Phật Đản an lành, hạnh phúc.”

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu chi tiết về: Đại lễ Phật Đản là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cũng như mâm cùng cùng bài khấn chuẩn lễ Phật Đản tại nhà. Hy vọng những chia sẻ được tổng hợp tại bài viết có thể giúp ích cho quý vị độc giả trong quá trình tìm đọc, tham khảo thông tin. Cuối cùng chúc quý vị có một mùa Phật Đản bình an, may mắn!

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan