Ngày nay có rất nhiều những cặp đôi lựa chọn tổ chức Hằng Thuận như một cách mong muốn được ban phát phước lành, cuộc sống hôn nhân êm ấm, hạnh phúc. Cùng tìm hiểu thêm về lễ Hằng Thuận thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Lễ Hằng Thuận là lễ cưới được tổ chức tại chùa
Nội dung bài viết
Lễ Hằng Thuận là gì và có nguồn gốc từ đâu?
Nếu bạn chưa biết thì Hằng Thuận là lễ gì thì đó chính là lễ kết hôn được tổ chức ở chùa. Đây là một nghi lễ được tổ chức rất nhiều ở các ngôi chùa thuộc Phật giáo Bắc Tông. Nghi lễ này được bắt nguồn ở thời điểm mà Đức Phật vẫn còn tại thế, ngài lúc đó về thăm kinh thành Ca Tỳ La Vệ đúng dịp vương tử Ma Ha NAm cưới vợ. Vì thế tất các kinh thành đã cung thỉnh ngài và tăng đoàn đến tham dự đám cưới của vương tử Ma Ha Nam.
Đức Phật đã đến tham dự và chứng mình cho buổi lễ. Ngài đã ban những lời dạy bảo cho vợ chồng vương tử Ma Ha Nam về những bổn phận của các thành viên trong gia đình. Hiện nay, việc các chư tăng đến dự đám cưới là rất ít. Vì việc ăn uống, nhậu nhẹt, hát ca mừng cưới không phù hợp với những người tu hành.
Ở Việt Nam, lễ Hằng Thuận đầu tiên được tổ chức bởi gia đình Phật tử bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám tổ chức cho con gái ở chùa Từ Đàm năm 1930 tại Huế. Ban đầu lễ Hằng Thuận không được gọi bằng cái tên này, mà đến tận năm 1971 hòa thượng Thích Thiện Hoà mới chính thức gọi nghi lễ kết hôn ở chùa là lễ Hằng Thuận, trong đó:
- Hằng là mãi mãi.
- Thuận trong hòa thuận
Hằng Thuận có nghĩa là mãi mãi êm ấm, thuận vợ thuận chồng, gia đình hạnh phúc. Hiện bạn bạn có thể thực hiện lễ Hằng Thuận ở Hà Nội, ở chùa Ba Vàng hoặc chùa Hoằng Pháp….
Bạn có thể đăng ký thực hiện nghi lễ này tại nhiều ngôi chùa ở Việt Nam
Các bước khi thực hiện lễ Hằng Thuận ở chùa
Thông thường nghi lễ Hằng Thuận sẽ diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ với các bước được dự kiến như sau.
Ổn định chỗ ngồi
Để có thể bắt đầu nghi lễ thì cô dâu chú rể và những vị quan khách sẽ cần phải ổn định chỗ ngồi. Nhà trai thường sẽ ngồi bên trái và nhà gái sẽ ngồi bên phải. Các nhà sư lúc này sẽ bắt đầu thắp và xông hương. Đồng thời vị sư chủ trì hôn lễ sẽ bước ra tiến hành việc chủ trì.
Thực hiện nghi lễ chính
Theo sự hướng dẫn của chủ trì, cô dâu cùng chú rể sẽ bắt đầu quỳ bái trước bàn dài hướng về Đức Phật. Nếu cả hai vợ chồng chưa được quy y thì sư thầy sẽ trực tiếp làm lễ quy y cho cả hai. Đôi vợ chồng sẽ cùng cầu nguyện, nhận sự chúc phúc và khuyên bảo đến từ chủ hôn. Sẽ có một sợi tơ hồng gắn trên tay cả hai như một lời hứa gắn bó suốt đời.
Khi thực hiện xong nghi lễ này, cả hai vợ chồng sẽ quỳ lạy hai bên gia đình. Ký vào giấy chứng nhận và trao nhẫn cưới cho nhau.
Thực hiện nghi lễ phụ trợ
Buổi lễ đến đây cũng đã kết thúc. Lúc này trà, bánh ngọt cùng các món ăn chay sẽ được dọn ra để mọi người có mặt trong nghi lễ có thể thưởng thức.
Ý nghĩa của lễ Hằng Thuận
Nói đến ý nghĩa của lễ Hằng Thuận, có lẽ việc tổ chức đám cưới tại một ngôi chùa. Mang trong mình sự linh thiêng là một dấu ấn vô cùng sinh động và ý nghĩa. Cho một trong những ngày quan trọng nhất của đời người.
Những đôi vợ chồng phát nguyện giữ gìn ngũ giới và tu hành thập thiện. Chăm lo cho cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc không chỉ tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của hai người. Mà còn lan tỏa sự tích cực đến những người xung quanh.
Lễ Hằng Thuận chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Lễ Hằng Thuận đem lại nguồn cảm hứng “sống đạo”, vợ cùng chồng sẽ có thể ý thức được tầm quan trọng của nền tảng đạo đức tâm linh trong cuộc sống gia đình. Và để thực hiện điều đó, cả hai vợ chồng phải hết lòng thương yêu và chung thuỷ với nhau. Luôn tôn trọng, biết cách tha thứ và hoà thuận cùng nhau. Đấy chính là những điều thánh thiện cao thượng trong cuộc sống như ý nghĩa của cụm từ Hằng Thuận.
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã có thêm thông tin hữu ích về lễ Hằng Thuận. Đây chính là một nghi lễ đặc biệt và tốt lành mà bạn cùng người ấy có thể xem xét và tổ chức cho ngày vui trọng đại của đời mình đấy!