Lạm phát là gì? Thông tin quan trọng cần biết khi lạm phát

1 Tháng Tám, 2022 0 tuyet12

Lạm phát là gì? Việt Nam được biết đến là một trong những đất nước có tỷ lệ lạm phát khá cao. Đây cũng chính là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư; hoặc đơn giản là người tiêu dùng cũng cần quan tâm đến bởi nó ảnh hưởng đến mọi mặt trong nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ kinh tế này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

Lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát

Trong vĩ mô, lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của các dịch vụ, hàng hóa theo thời gian và sự mất đi giá trị của một loại tiền tệ nào đó. 

Tức là, khi mức giá chung tăng, một đơn vị tiền tệ nào đó sẽ mua được ít hàng hóa, dịch vụ hơn so với trước đó. Vậy nên, lạm phát chính là phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. 

lạm phát là gì

Lạm phát là gì

Còn nếu so sánh với quốc gia khác thì làm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của nước này so với tiền tệ của nước khá. Theo nghĩa thứ nhất, người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ có sự tác động trực tiếp đến phạm vị nền kinh tế của một quốc gia. Còn theo nghĩa sau được hiểu lạm phát của một loại tiền tệ có sự tác động đến phạm vi của nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đấy. Đến nay, phạm vi ảnh hưởng hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi cho các nhà kinh tế học vĩ mô. 

Ví dụ: Năm tháng 1/ 2021 chúng ta mua một lít xăng với giá khoảng 16.000 đồng nhưng đến tháng 6/ 2022 cũng loại xăng đó nhưng một lít đã lên với giá 31.302 đồng. Đây chính là ví dụ của lạm phát, sự mất giá của đồng tiền. 

Một số khái niệm liên quan về lạm phát là gì?

Lạm phát tiếng Anh là gì?

Lạm phát tiếng Anh là inflation được phiên âm ɪnˈfleɪ.ʃən. Dưới đây là một số từ vựng về liên quan đến lạm phát bằng tiếng Anh: 

lạm phát tiếng anh

Lạm phát tiếng Anh là inflation

  • Inflation (N): Sự lạm phát.
  • Deflation (N): Sự giảm phát.
  • Stagflation (N): Lạm phát đình đốn.
  • Supply and Demand (N): Cung và Cầu.
  • Dumping (V): Bán phá giá.
  • Regulation (N): Điều tiết.
  • Fiscal Policy: Chính sách tài khóa
  • Monetary Policy: Chính sách tiền tệ.
  • Exchange Rate (N): Tỷ giá hối đoái.
  • Interest Rate (N): Lãi suất ngân hàng.
  • Regressive Tax (N): Thuế lũy thoái.
  • Foreign Currency (N): Ngoại tệ.

Lạm phát phi mã là gì?

Lạm phát phi mã là lạm phát ở mức tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế với tốc độ hai hay ba chữ số. Samuelson và đồng nghiệp cho rằng: “Lạm phát hai, ba con số, từ 20% đến 100% hay 200% mỗi năm gọi là lạm phát phi mã”.

Siêu lạm phát là gì?

Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát cao, tác động phá hoại nghiêm trọng đến nền kinh tế nghiêm trọng. Thông thường, khi tốc độ tăng giá chung mức 3 chữ số hàng năm thì gọi là siêu lạm phát. Khi xảy ra siêu lạm phát, tiền mất giá nghiêm trọng, lượng cầu về tiền tệ cũng bị giảm đi một cách đáng kể. 

Tình trạng siêu lạm phát được đánh giá là khá hiếm gặp với các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, lịch sử các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Đức, Hungary và Argentina đều đã từng ghi nhận rất nhiều giai đoạn siêu lạm phát đã xảy ra. 

Hiện tượng lạm phát là gì xảy ra khi nào?

Dưới đây là các nguyên nhân xuất hiện tình trạng lạm phát:

hiện tượng lạm phát xảy ra khi

Lạm phát xảy ra bởi nhiều nguyên nhân

Lạm phát do cầu kéo

Tình trạng lạm phát này xảy ra khi tổng cầu tăng mạnh mẽ tại mức sản lượng đạt hoặc đã vượt quá sản lượng tiềm năng. Bản chất của lạm phá cầu kéo là do vấn đề chi tiêu quá nhiều tiền mua sắm về một lượng cung hạn chế về số lượng hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện về thị trường lao động đã đạt đến trạng thái cân bằng.

Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi có những cơn sốc về giá thị trường đầu vào, nhất là là các vật tư cơ bản, các vật tư dùng trong ngành sản xuất như điện, nước, xăng, dầu… Đây được cho nguyên nhân chính đẩy chi phí lên cao. Vậy nên dù tổng cầu không thay đổi nhưng giá đã tăng lên và giảm sản lượng xuống. 

Lạm phát tăng này cực kỳ nghiêm trọng bởi tình trạng vừa lạm phát, vừa đình đốn gọi là “đình lạm”. Để khắc phục được tình trạng này, Chính phủ cần quản lý giá cả đối ngay từ giai đoạn đầu vào. 

Lạm phát ì

Loại lạm phát này xảy ra ở mức vừa phải, có xu hướng tiếp tục giữ được mức lịch sử. Tổng cầu và tổng cung dịch chuyển lên trên cùng tốc độ, tăng giá đều với một tỉ lệ tương đối ổn định và sản lượng giữ nguyên. 

Tỷ lệ phạm phát dự kiến đã hình thành thì nó dần trở nên ổn định, duy trì được trong một thời gian. Những cú sốc mới trong nền kinh tế thị trường, có thể từ nước ngoài hoặc trong nước sẽ đẩy được lạm phát ra khỏi tình trạng ì. 

Nên đầu tư gì khi lạm phát? 

Lạm phát thì nên đầu tư gì? Nhiều chuyên gia tài chính cho biết, các loại tài sản như vàng, kim cương, bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán có thể giúp bảo vệ được tài sản trong lạm phát. 

Hậu quả của lạm phát là gì

rủi ro lạm phát

Hậu quả của lạm phát làm giảm giá trị của đồng tiền

Khi lạm phát xảy ra, giá cả tăng lên không đều nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi về giá cả, gây biến động dạng cơ cấu việc làm và sản xuất trong xã hội. Từ đó, gây xáo trộn trật tự kinh tế. Điển hình, những ngành tăng giá sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Những ngành giảm giá thì ít được các nhà đầu tư quan tâm hơn.

Bên cạnh đó, rủi ro lạm phát xảy ra sẽ có sự phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các tập đoàn, cá nhân và giữa các giai tầng cấp trung xã hội. Nhất là những cá nhân giữ nhiều tài sản mang giá trị danh nghĩa cố định ví dụ như tiền mặt, những người làm công ăn lương. 

Mối quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ rất chặt chẽ. Khi ngân hàng nhà nước nới lỏng tiền tệ, tức là cắt giảm lãi suất cơ bản kéo theo lãi suất trên các khoản vay cũng giảm theo. 

lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ

Điều này thu hút sự quan tâm của nhiều người dân đến khoản vay. Mức tiêu dùng và lượng tiền lưu thông tăng lên theo đó. Cung tiền với giá rẻ làm giảm đi giá trị đồng của quốc gia so với các loại ngoại tệ khác bị giảm đi. Đồng nghĩa, tỷ lệ lạm phát có thể tăng lên. 

Ngược lại, khi ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Tăng lãi suất cơ bản thì các ngân hàng thương mại cũng tăng lãi suất vay. Đương nhiên, điều này sẽ làm nhu cầu về tiền giảm xuống. 

Thay vì vay tiêu dùng, người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao. Nhu cầu tiêu dùng cũng thấp đi, giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Và lãi suất tăng cao sẽ làm giảm đi lượng tiền lưu thông bên ngoài thị trường. Từ đó, có sự ảnh hưởng tích cực đến đồng tiền quốc gia đó và lạm phát sẽ thấp đi. 

Như vậy, theo quy luật kinh tế thị trường ta sẽ nhận thấy mối quan hệ lạm phát và lãi suất rất chặt chẽ, có sự tác động qua lại. Đồng thời vừa là nguyên nhân và cũng là hệ quả của nhau. 

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất kép thì khác hàng toàn. Sở dĩ, lãi suất kép phát sinh do phần lãi vừa đạt được thêm vào phần vốn ban đầu. Đây chính là một hình thức gia tăng nguồn tiền đầu tư. 

Mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp

Mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp được biểu thị thông qua đường Phillips. Đây  Đường Phillips được nhà kinh tế học người Anh phát hiện vào năm 1958. Khi đó, nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng khi tỷ lệ người thất nghiệp giảm, lương người dân tăng lên sẽ khiến tiêu dùng nhảy vọt. Bởi vậy, giá hàng hóa và lạm phát cũng sẽ tăng lên., Tương tự, khi xảy ra tình trạng tỷ lệ thất nghiệp tăng, chi tiêu giảm đi thì giá và lạm phát cũng giảm theo. 

lạm phát và thất nghiệp

Lạm phát và thất nghiệp có quan hệ tỉ lệ nghịch

Trong ngắn hạn, đường cong Phillips cho thấy được tỷ lệ lạm phát cao hơn thì tỷ lệ thất nghiệp ít hơn và ngược lại. Từ đó, ta sẽ kết luận được lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. 

Trong dài hạn sẽ không có sự đánh đổi giữa tỷ lệ thất nghiệp với lạm phát. Sở dĩ, lúc này, đường Phillips là đường thẳng đứng cắt đường trục hoành tại điểm thất nghiệp tự nhiên. Điều này nghĩa là nền kinh tế quay trở lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên dù lạm phát bao nhiêu. Mặt khác, trong thời gian dài hạn thì lạm phát luôn có xu hướng tăng lên. Với sự thay đổi của dòng tiền, cung và cầu lao động trên thị trường sẽ trở về trạng thái cân bằng. Điều này tức là mức sản lượng cung ứng trên thị trường sẽ bằng với mức sản lượng tiềm năng. 

Tình hình lạm phát ở Việt Nam

Tình hình lạm phát của Việt Nam qua các năm

Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 có sự thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Từ lạm phát năm 2011 hai con số và sau đó xuống đến lạm phát năm 2020 một con số, giữ được mức ổn định 4% trong giai đoạn 2016 đến năm 2020. 

Dưới đây là bảng thống kê về chỉ số giá tiêu dùng CPI Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2020.

Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản bình quân năm.

(Năm trước = 100, Đơn vị tính: %)

lạm phát việt nam qua các năm

Biểu Đồ tình hình lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 -2020

Dự báo lạm phát Việt Nam 2022

Căn cứ từ các yếu tố tác động lạm phát từ chuỗi cung ứng, thiếu hụt về nguồn cung tổng cầu tăng mạnh; thiếu hụt người lao động và dự kiến tăng lương tối thiểu vùng; giá điện, giá xăng dầu dự báo tăng; căng thẳng tình hình chính trị trên thế giới… giới chuyên môn đã có dự báo lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 sẽ dao động trong khoảng 4 đến 4,5 %. 

Top 10 đất nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới đã được Kiến Thức Tổng Hợp cập nhật mới nhất.

Venezuela

Venezuela là đất nước nằm ở phía bắc Nam Mỹ, có vị trí tiếp giáp với biển Caribbean theo phía bắc. Với đường bờ biển dài, Venezuela chịu ảnh hưởng rất lớn từ khí hậu nên nền kinh tế không quá phát triển. Dù không quá giàu có nhưng tỷ lệ lạm phát ở Venezuela đứng đầu trên thế giới. 

lạm phát ở venezuela

Venezuela- Nước lạm phát nhất thế giới

Tỷ lệ lạm phát Venezuela trung bình là 3776,40 % từ năm 1973 đến 2021, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 344509,50 % vào tháng 2/ 2019 và mức thấp kỷ lục 3,22 % vào tháng 2/1973.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng lạm phát ở Venezuela do sự kiểm soát giá từ Chính phủ và giá dầu giảm mạnh, các công ty dầu khí Nhà nước bị phá sản. Để đối phó, chính phủ đã in tiền mới, dẫn đến giá cả tăng nhanh chóng, gia tăng tình trạng thất nghiệp. Tổng sản phẩm quốc nội GDP sụp đổ. Đồng nội tệ Venezuela không còn giá trị và người dân chủ yếu sử dụng đồng USD.

Sudan

Sudan là đất nước rộng thứ 4 của khu vực Châu Phi, nằm ở phía Đông Phi, phía Bắc là Ai Cập. 

Do nằm trong vùng khí hậu khô cằn, sa mạc nên hoạt động kinh tế Sudan gặp rất nhiều khó khăn, người dân thiếu thốn. Hiện tỷ lệ lạm phát của nước này đang đứng thứ 2 trên thế giới. 

Lạm phát của Sudan bắt nguồn từ nhiều năm trước, đến năm 2019 thì bắt đầu cao hơn vì giá thực phẩm, lương thực tăng gấp 3, 4 lần. Theo đó, đồng bảng của Sudan cũng vì thế mà bị mất giá. Thêm đó, dịch bệnh Covid nặng nề khiến chi phí y tế tăng lên 90%. Một bức tranh ảm đạm cho nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng. 

Lebanon

Lebanon hay còn được gọi với tên khác là Liban, có tên đầy đủ là Cộng hòa Lebanon. Là một quốc gia nằm cạnh bờ biển Đông của Địa Trung Hải và có diện tích nhỏ thứ hai ở Trung Đông. 

Lạm phát tháng 4/2022 tại Liban đã ở mức 206% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng ba chữa số thứ 22 liên tiếp của chỉ số giá tiêu dùng.

Nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề vào năm 1970. Từ những chính sách, sai lầm không đúng đắn của Chính phủ về tỷ lệ nợ công, lạm phát phi mã, đồng nội tệ của Liban trượt giá sâu. Dẫn đến nhiều khủng hoảng khác, gây kiệt quệ cho nền kinh tế, dẫn đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng như hiện nay. 

Suriname

Suriname là đất nước nằm trong khu vực Nam Mỹ, có phía Nam giáp với Brazil, còn ranh giới phía Bắc là bờ biển Đại Tây Dương. Nền kinh tế đất nước này chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Nền kinh tế khủng hoảng, cuộc sống người dân nơi đây rất cực khổ. Tỷ lệ lạm phát tăng cao. 

Nguyên nhân chính xảy ra lạm phát ở Suriname đến từ các cuộc chiến tranh. Nội chiến tại Syria dẫn đến sự thay đổi nền kinh tế theo chiều hướng tiêu cực. 

Tỷ giá hối đoái đồng bảng Syria tăng vọt lên so với mức ước tính là 4,250 SYP đối với đồng đô la Mỹ; tăng hơn 80 lần so với tỷ giá trước chiến tranh 50 SYP so với đồng đô la Mỹ. 

Argentina

Từng được biết đến là quốc gia năm trong top 10 nước giàu nhất thế giới bởi sự phát triển rất mạnh mẽ về kinh tế. Cuộc sống người dân đủ đầy. Tuy nhiên, điều này không duy trì được lâu. Khi Argentina xảy ra tình trạng suy thoái nặng nề trong những năm 1970, 1980. Siêu lạm phát Argentina xảy ra năm 1989 – 1990 . Và khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào năm 2001.

Zimbabwe

lạm phát zimbabwe

Siêu lạm phát ở Zimbabwe

Quá trình lạm phát phi mã kéo dài và liên tục trong nhiều năm. Sự mất giá đồng nội tệ khiến đất nước này rơi vào tình trạng siêu lạm phát Zimbabwe. Đặc biệt, giai đoạn năm 2020, 2021 chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19. Càng khiến tình trạng hàng hóa tăng giá. Chi phí của tất cả ngành của Zimbabwe đều tăng không kiểm soát.

Iran

Sự tăng giá mất kiểm soát của hơn 50% các loại mặt hàng thiết yếu. Kèm theo là các các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ gần đây. Đều liên quan đến thỏa thuận về vũ khí hạt nhân, ngân hàng và vấn đề xuất khẩu dầu đối với Iran. Điều này dẫn đến tình trạng lạm phát của Iran ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Ethiopia

Theo báo cáo từ Cơ quan Thống kê Trung ương Ethiopia về tỷ lệ lạm phát chung hàng năm. Dẫn đến tháng 5/ 2021 đã tăng vọt lên 19,9% so với mức cùng kỳ một năm trước.  So với thời điểm tháng 5/2020, lạm phát về lương thực đã tăng lên 23,7%

Hiện nay, theo tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin cho rằng. Hơn ¼ số dân của quốc gia này phải sống với cuộc sống dưới mức đói nghèo, tỷ lệ đói kém tăng rõ rệt. 

Angola

Nguyên nhân xảy ra lạm phát ở Angola do đồng nội tệ kwanza chịu áp lực nặng nề. Trong bối cảnh đại dịch covid 19, giá tiêu dùng tăng lên 2,1% so với cùng kỳ tháng trước. Áp lực chủ yếu từ giá thực phẩm, đồ uống, quần áo và sức khỏe. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến lạm phát là gì? Mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hiện nay, Venezuela là quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới. Hy vọng bài viết mang đến thông tin bổ ích, thú vị cho bạn đọc. Truy cập, Kiến Thức Tổng Hợp thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết hữu ích nhé!

 

Bài viết liên quan