Hiệu ứng nhà kính là gì? Các khí nhà kính đến từ đâu?

25 Tháng Một, 2021 0 Phạm Chinh

Hiệu ứng nhà kính là gì? Đây nguyên nhân chính gây ra tình trạng nóng lên của Trái Đất. Vấn đề này mang tính chất xã hội, cần có sự hiểu biết và hợp tác của toàn bộ cộng đồng. Đại dịch toàn cầu khiến toàn nền kinh tế thế giới chao đảo. Cùng với những ghi nhận thiên tai hàng loạt chưa từng có khiến cho biến đổi khí hậu phải được lật lại nhìn nhận, nghiêm túc, thẳng thắn và toàn diện hơn. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu cụ thể thế nào là hiệu ứng nhà kính, những nguyên nhân và hành vi tác động của con người đến nó.

Hiệu ứng nhà kính là gì

Hiện tượng nhà kính theo cách hiểu nôm na là tình trạng nóng lên bất thường của Trái Đất. Để hiểu rõ hơn bản chất và nguyên nhân của nó, bạn cần nắm bắt một số thuật ngữ liên quan đến hiện tượng nhà kính:

Một số khái niệm liên quan

Cực quang: Được sinh ra do sự tương tác của các hạt chứa điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển trên Trái Đất. Đặc điểm lớn nhất của cực quang là chúng SINH NHIỆT. Nguyên nhân là trong quá trình tạo ra các ánh sáng màu sắc, các hạt mang năng lượng đồng thời sẽ tạo ra nhiệt.

Tầng đối lưu: Là phần thấp nhất của lớp khí quyển trên hành tinh, phần lớn các hiện tượng thời tiết mà con người chứng kiến đều xảy ra ở đây. Đối lưu chỉ lưu động tương đối của những nhóm phân tử trong chất lưu như chất lỏng, khí hay chất khí lưu biến.

Nhà kính: Là dạng công trình được bao bọc hoàn toàn bằng kính hay vật liệu tương tự kính. Chúng chủ yếu được dùng để nuôi trồng rau quả, tránh những tác động thời tiết tiêu cực như mưa gió, bão,… Bức xạ mặt trời khi đi qua lớp kính trong suốt bị thảm thực vật bên trong hấp thụ nhiệt nên không khí bên trong sẽ nóng lên.

hiệu ứng nhà kính là gì

Giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Giải thích hiệu ứng nhà kính là gì

Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) xảy ra khi khí quyển hấp thụ nhiệt từ tia cực quang. Hơi nóng đi theo ánh sáng từ Trái Đất sẽ bị loại vật chất nào đó ở tầng đối lưu hấp thụ, tạo ra hiệu ứng nhà kính trên bề mặt các hành tinh hay vệ tinh nhân tạo. Chúng có cơ chế không khác nhiều với hiện tượng nóng lên trong các nhà kính nuôi trồng thực vật.

Hiệu ứng nhà kính có xấu không? Thực chất hiện tượng nóng lên này lại đóng vai trò rất quan trọng điều hòa sự sống trên Trái Đất. Trong khí quyển Trái Đất chứa CO2, chúng đóng vai trò như tấm kính bao phủ. Theo nghiên cứu của các nhà Khoa học, nhiệt độ trung bình ở bề mặt Địa cầu chỉ là -23 độ C.

Nhờ lớp “kính” tạo bằng CO2 này đã hấp thụ nhiệt, làm cho Trái Đất tăng nhiệt đến 38 độ, tức nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C. Tuy nhiên, lượng CO2 ngày càng nhiều khiến cho hiệu ứng nóng lên tăng cao bất thường. Theo các nhà khoa học ước tính, chỉ 50 năm nữa nhiệt độ Trái Đất có thể tăng đến 4.5 độ C.

Những loại khí gây hiệu ứng nhà kính

Các loại khí “giữ nhiệt” làm phát sinh hiệu ứng nóng lên trong khí quyển được gọi là khí nhà kính. Cụ thể, khí nhà kính là những chất có khả năng hấp thụ hồng ngoại (bức xạ sóng dài) đi từ mặt trời xuống Trái Đất. Các loại khí nhà kính chủ yếu trong khí quyển bao gồm:

  • H2O (thể khí của nước)
  • Co2
  • CH4
  • N2O
  • O3
  • Các khí CFC, CF6, HFCs và PFCs
hiệu ứng nhà kính là kết quả của

Hiệu ứng nhà kính là kết quả của việc các khí thải nhà kính vượt quá mức cân bằng

Xem thêm: Khối lượng của Trái Đất và những sự thật về nó có thể bạn chưa biết

Hiệu ứng nhà kính – nguyên nhân đến từ con người

Hiệu ứng nhà kính là kết quả của những hành vi can thiệp thô bạo của con người tới môi trường sống. Nhiều người cho rằng chỉ các tổ chức quy mô mới là nguyên nhân gây hiện tượng này. Trên thực tế, lượng CO2 thải ra từ các hoạt động sinh hoạt chiếm tỷ lệ không ít. Có thể những việc làm hàng ngày, trong vô thức của bạn đang trực tiếp tham gia quá trình làm nóng lên Trái Đất. Những hành động trực tiếp hay gián tiếp sản sinh khí nhà kính là nguyên nhân nóng lên toàn cầu:

– CO2 từ các khí thải công nghiệp (than, dầu khí). Sử dụng các công nghệ sản xuất lỗi thời sinh nhiều thải, không xây dựng hệ thống lọc thải.

– CO2 thải ra từ môi trường sinh hoạt: Sử dụng các sản phẩm không phân hủy được, các sản phẩm phân hủy sinh nhiều Carbon dioxide.

– CH4 sinh ra từ các bãi rác thải, thức ăn lên men, các hệ thống khí, dầu tự nhiên hoặc than đá khai thác.

– N2O sinh ra từ các phân bón và chất thải công nghiệp.

– HFCs, đặc biệt là khí HFC-23 là khí sản sinh từ điều hòa không khí và làm lạnh.

– PFCs thải ra từ quá trình sản xuất, gia công đồ nhôm.

SF6 sản sinh từ quá trình sản xuất magie tạo ra vật liệu cách điện.

hiệu ứng nhà kính nguyên nhân

Các nhà máy không xây dựng hệ thống xử lý thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây nên hiệu ứng nhà kính khiến người dân bức xúc

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Khan hiếm nước ngọt

Hiện tượng băng tan đe dọa cân bằng sinh học biển

Xem thêm: Mưa axit là gì? Những tác hại của mưa axit đối với con người

Mặt đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan chảy, điều này không chỉ dừng lại ở nguy cơ nước biển dâng và nhấn chìm vùng rìa lục địa thấp. Việc “ngập” mặn cũng là nguyên nhân khiến các ngành trồng trọt ven biển trở nên khó khăn. Lượng nước ngọt thì bị bốc hơi nghiêm trọng, gây nên hiện trạng khan hiếm nguồn nước trên nhiều khu vực. Đặc biệt tại các vùng lãnh thổ Châu Phi, vốn đã thiếu nước uống nghiêm trọng.

Ô nhiễm không khí

Băng tan còn làm lộ ra những tầng băng CO2 vĩnh cửu. Các chất hữu cơ đông lạnh trong đó sẽ bị phân hủy sinh ra lượng lớn CO2 và CH4 (metan). Theo số liệu nghiên cứu của Nasa, lượng khí thải carbon thoát ra đang gia tăng rất mạnh, từ 125% đến 190% so với hiện tượng băng tan tự nhiên các năm về trước. Lượng khí nhà kính này được phóng thích và lại tiếp tục tham gia quá trình làm nóng khí quyển. Khiến cho hiện tượng nhà kính ngày càng nhanh chóng, nghiêm trọng hơn.

Dịch bệnh khó kiểm soát

thế nào là hiệu ứng nhà kính

Chủng virus kính thước lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện tại vùng cực băng tan

Hơn một năm qua chúng ta đã phải chống chọi căng thẳng với đại dịch Covid 19. Không thể chối bỏ rằng sự nóng lên của Trái Đất khiến khí hậu biến đổi bất thường. Kéo theo đó là điều kiện sinh sôi của những mầm bệnh không thể lường trước.

Bàn bạc về hiệu ứng nhà kính là gì và tác hại của nó, Jean-Michel Claverie ở Đại học Aix-Marseille, Pháp – nhà sinh vật học tiến hóa nổi tiếng đã khẳng định: Những mầm bệnh như virus cổ đại trở lại từ những xác chết phân hủy ở tầng băng vĩnh cửu. Con người đã không tiếp xúc với chúng trong một thời gian dài. Hệ miễn dịch của chúng ta chưa sẵn sàng đối phó, và nó rất nguy hiểm.

Một nhóm khoa học thực hiện nghiên cứu trên một tảng băng ở Trung Á. Họ phát hiện hơn 30 chủng virus chưa từng xuất hiện trong các ghi nhận y học. Kết quả nghiên cứu các chủng vi sinh tồn tại sâu trong lớp băng, cho thấy chúng phát triển rất mạnh ở nhiệt độ thấp. Nếu băng tiếp tục tan chảy, phóng thích những chủng này. Chúng có thể dần thích nghi khí hậu nóng, cùng với khả năng chống chịu cực tốt trước đó. Đây có thể là những mầm bệnh khôn lường, khó kiểm soát trong tương lai.

Thiên tai triền miên

Ảnh chụp các cơn siêu bão từ vệ tinh

Hậu quả nghiêm trọng nhất hiệu ứng nhà kính là làm biến đổi khí hậu một cách trầm trọng. Các thảm họa thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán,… diễn ra ngày một nhiều. Tại Việt Nam, vào tháng 10 mùa bão cao điểm đã hứng chịu liên tục 4 cơn bão dữ. Khiến cho đồng bào Miền Trung chìm ngập trong cơn “tang lũ”, mất trắng mùa màng, của cải, đau lòng nhất là những tai nạn lũ cuốn trôi…

Hiệu ứng nhà kính còn kéo theo vô số hệ lụy. Mất cân bằng hệ sinh thái, nhiều sinh vật sống đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cháy rừng,… Không một hậu quả nào là nhẹ nhàng và dễ dàng giải quyết. Nếu không ngăn chặn được tình trạng tiếp tục nóng lên của Trái Đất, việc sự sống nhân loại bị đe dọa chỉ còn là vấn đề thời gian.

Những giải pháp ngăn chặn khí quyển nóng lên 

Bên cạnh hiệu ứng nhà kính là gì. Để ngăn chặn hiệu ứng nhà kính, cách duy nhất là hạn chế lượng khí thải nhà kính sản sinh ra môi trường, hoặc “cải tạo” không khí. Tuổi thọ trên tầng khí quyển của những loại khí này có thể kéo dài hàng trăm năm. Với sự tiếp tục gia tăng hàng năm, rất khó để kiểm soát được chúng trong tương lai. Bởi vậy, hạn chế khí nhà kính là công việc gấp rút, của bất kỳ ai.

Trồng cây xanh

“Vì lợi ích trăm năm trồng cây”, gây dựng nên các cánh rừng xanh giúp hấp thụ lượng CO2 dư thừa trong không khí. Từ đó, làm giảm đáng kể hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, việc trồng rừng, bảo vệ cây xanh còn góp phần hạn chế xói mòn, sạt lở. Đặc biệt tại các khu vực nhiều đồi núi, mùa lũ dài trong năm như Việt Nam.

Biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính đang tàn phá Trái Đất

Tiết kiệm điện, hạn chế dùng điều hòa

Điện năng sản sinh ra nhờ các hoạt động đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Quá trình đốt này sẽ phóng thích lượng lớn khí thải CO2, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, tiết kiệm năng lượng không chỉ mang lợi ích kinh tế. Đồng thời sẽ góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.

Sử dụng phương tiện duy chuyển không thải khí độc, dùng xăng sinh học

Phương tiện giao thông thải ra lượng lớn khí thải độc ra môi trường, gia tăng hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, người dân nên hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, thay bằng phương tiện công cộng. Hoặc sử dụng các loại xăng sinh học an toàn cho không khí, các loại xe chạy điện,…

Hạn chế rác thải sinh hoạt

Các tổ chức môi trường cùng nhiều quốc gia trên thế giới đã đau đầu vì các “bãi rác khổng lồ”. Chúng mất hàng trăm năm để có thể phân hủy được. Và lượng N2O, CO2 sản sinh ra là vô cùng lớn. Vì thế, bạn hãy cố gắng hạn chế thải rác trong sinh hoạt hàng ngày. Phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ, hạn chế dùng túi nilon,… Chính là hành động thiết thực bảo vệ môi trường sống của chính bạn và cộng đồng.

Trên đây là nội dung thông tin hiệu ứng nhà kính là gì? Các khí nhà kính gây hiện tượng Trái Đất nóng lên. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ hơn về bản chất, nguyên nhân hiện tượng này cũng như tính cấp thiết trong việc giảm lượng khí thải nhà kính, ngăn chặn khí hậu nóng lên của toàn cầu.

Bài viết liên quan